Hướng dẫn cách chữa bệnh rút gân tay năm 2024

Không phải chỉ có bệnh lý mới làm bàn tay đau, ngón tay co rút. Có những công việc sử dụng đôi tay lặp đi lặp lại cũng gây ra điều này.

Hướng dẫn cách chữa bệnh rút gân tay năm 2024

Viêm đa khớp dạng thấp. Ảnh: everydayhealth.com

Đôi bàn tay và ngón tay của con người rất quan trọng và cần thiết trong đời sống của mỗi cá nhân từ lúc mới chào đời cho đến mãi về già. Để giữ cho bàn tay mãi mãi thực hiện tốt các chức năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt, học tập, lao động và làm đẹp thì mọi người cần biết cách giữ gìn, làm tăng sức mạnh cho đôi bàn tay của mình.

Quá trình phát triển của bàn tay chúng ta cũng lắm phức tạp. Khi mới chào đời với phản xạ bình thường, đôi bàn tay của trẻ thường nắm chặt, và thường giữ nguyên như vậy cả tháng đầu. Sau đó bàn tay bắt đầu mở rộng ra như chào đón một thế giới mới. Dần dần tăng các hoạt động tinh vi với đôi bàn tay bé nhỏ. Như sờ mặt mẹ, với đến đồ chơi, tập vỗ tay... Tháng thứ 3 hay thứ 4 của bé rất quan trọng của lẫy sấp, ngửa cũng cần đến hoạt động của đôi tay, mà bàn tay là điểm tỳ và cố định để tạo lực xoay người sang một bên, chuyển từ nằm ngửa sang nằm sấp và nằm ngửa trở lại. Bàn tay giúp nâng người lên và vươn đến vị trí mới trong tư thế trườn, bò. Nó cũng là điểm tỳ quan trọng để đứa trẻ khi ngồi dậy và đứng lên. Đôi tay cũng là một thanh công cụ rất uyển chuyển để giữ thăng bằng cho người khi ngồi, đứng và đi. Nếu tay bị cứng khớp, bị yếu một bên, bị mất đi thì thăng bằng cũng sẽ giảm theo, có khi lại mất hẳn.

Lớn lên đôi tay chúng ta cũng cần học tập, rèn luyện. Bắt đầu bằng việc đơn giản với các đồ chơi và dụng cụ xung quanh. Rồi đến cầm bút, tập viết, cầm và mở vở, mở sách, sử dụng các đồ dùng học tập, hội họa, vẽ tranh ảnh, soạn nhạc, thao tác cho các thí nghiệm sinh vật, hóa học và vật lý... Đôi tay đóng góp rất lớn vào quá trình thực tập, rèn luyện để có các kỹ năng và các thao tác chính xác cho học tập, sinh hoạt, lao động về sau. Nghề nào, công việc nào, dù ở vị trí nào thì đôi tay cũng có hữu ích, có tham gia giúp cho đời và đôi tay quý báu biết là bao.

Nhưng các bạn đã gặp những người bệnh bị đau và cứng ở đôi tay chưa? Hãy hình dung đầu tiên mà ta hay gặp đau cả đôi tay là viêm đa khớp dạng thấp. Đôi tay xiêu xiêu, nghiêng nghiêng theo chiều gió. Các khớp như là một khối dính liền. Nỗi ám ảnh của bệnh nhân nhiều nhất là khi mỗi sáng thức dậy với hai bàn tay đau nhức và cứng đờ. Còn đến mùa đông thì cảm giác lại tăng thêm lên. Chỉ chừng đó thôi đã ảnh hưởng biết bao đến sinh hoạt, lao động hàng ngày.

Không phải chỉ có bệnh lý mới làm bàn tay đau, ngón tay co rút. Có những công việc hằng ngày, lặp đi lặp lại khi sử dụng đôi tay cũng gây ra điều này. Bạn làm rất tốt ở văn phòng, nhất là sử dụng máy vi tính linh hoạt, điêu luyện. Gần như đã đi làm thì đa số có sử dụng máy vi tính hằng ngày. Bạn là người lao động hay xách vật nặng? Bạn là dân thể thao? Ai thực hiện công việc hằng ngày, lặp đi lặp lại với cổ tay, bàn tay và ngón tay cũng có thể bị đau, co rút cổ tay, bàn tay và ngón tay. Nhưng khi đã đau và co rút thì điều trị rất khó và tốn kém.

Do đó để phòng ngừa cho điều trên, ngoài việc chúng ta cần đặt tư thế, hay giữ tư thế làm việc tốt thì chúng ta cũng phải luyện tập cho đôi tay. Các bài tập sau có thể phòng ngừa được một phần nào đó bệnh đau và co rút bàn ngón tay:

SKĐS - Đau co rút bàn tay xảy ra với tất cả mọi người. Chúng có thể xuất hiện thường xuyên hơn khi càng lớn tuổi, hoặc nếu có một công việc đòi hỏi cử động tay và cổ tay lặp đi lặp lại như viết, sử dụng bàn phím máy tính nhiều... Hầu hết các cơn đau co rút bàn tay đều có thể điều trị tại nhà, hoặc điều trị y tế khi cần, tùy thuộc vào nguyên nhân.

Hãy để tay nghỉ ngơi khi có hiện tượng co rút

Đau co rút bàn tay thường xảy ra do sử dụng quá mức. Tạm ngừng công việc hoặc tránh các hoạt động đòi hỏi chuyển động tay nhiều hoặc nắm lấy một vật lâu. Thường đau đột ngột, chỉ kéo dài một vài phút. Nếu đau nặng hơn, cần nghỉ ngơi 1 hoặc 2 ngày, đến bác sĩ khám khi bị đau kéo dài.

Cho tay nghỉ ngơi bằng cách ngừng các hoạt động gây đau co rút bàn tay như viết, gõ máy tính, bấm phím đàn, chơi game trên điện thoại thông minh, gập cổ tay quá mức, duỗi các ngón tay, nâng cao khuỷu tay trong một thời gian dài.

Nếu đau co rút bàn tay kéo dài hơn vài giờ đến nhiều ngày, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đề nghị điều trị thuốc hoặc thay đổi lối sống.

Có nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân thường gặp là viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp gây đau co rút bàn tay kéo dài, nặng dần theo thời gian. Hội chứng ống cổ tay - do thần kinh giữa nằm ở cổ tay bị chèn ép. Trong một số trường hợp có thể gây đau co rút bàn tay hay ngứa ran, tê và yếu ở cả hai tay và cẳng tay.

Hội chứng cứng bàn tay do tiểu đường - nếu bị bệnh tiểu đường, dễ có nguy cơ bị hội chứng này. Có thể gây đau tay, các ngón tay khó cử động và khép lại. Cách tốt nhất để điều trị hoặc ngăn chặn là giữ lượng đường trong máu ổn định bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng. Tập các bài tập cho bàn tay.

Hướng dẫn cách chữa bệnh rút gân tay năm 2024

Nếu đau co rút bàn tay kéo dài, nên đi khám để tìm nguyên nhân.

Cần làm gì?

Ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể khắc phục tình trạng đau theo các cách sau:

Tập duỗi bàn tay: Dùng bàn tay này đẩy bàn tay kia lên, hoặc đặt tay lên một bề mặt phẳng. Nhấn nhẹ nhàng, duỗi thẳng các ngón tay. Giữ trong 30-60 giây, sau đó thả ra. Cũng có thể nắm tay lại, sau 30-60 giây, mở bung tay và duỗi các ngón tay ra.

Xoa bóp lòng bàn tay: Nhẹ nhàng chà xát lòng bàn tay theo chiều kim đồng hồ, đặc biệt vùng đau nhiều. Có thể dùng dầu xoa bóp.

Tập sức cơ bàn tay và cánh tay: Tập duỗi bàn tay hoặc bóp bóng ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 cái cho cả 2 tay.

Chườm nóng hay lạnh: Cả nóng và lạnh đều có thể giúp giảm đau. Nóng tốt hơn để làm dịu cơn đau và giảm co rút cơ, trong khi lạnh sẽ làm giảm sưng. Bọc túi nóng - lạnh trong một cái khăn để bảo vệ da.

Bổ sung dinh dưỡng: Đau co rút bàn tay xảy ra khi thiếu một số chất dinh dưỡng, như natri, canxi, magiê hoặc kali, vitamin nhóm B. Thường xảy ra trên nhóm người là vận động viên hoặc bị bệnh thận, đang mang thai, bị rối loạn ăn uống hay đang điều trị bệnh ung thư.

Nên ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bao gồm sữa, phomai, bơ, rau xanh, cá hồi, đảm bảo sẽ có đủ các loại canxi, magiê, kali và vitamin nhóm B. Uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày. Nếu tập thể dục nhiều hoặc làm việc ở nhiệt độ cao thì nên ăn uống nhiều hơn. Cần đến bác sĩ tư vấn trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào.

Chọn đồ vật đúng kích cỡ: Cầm các đồ vật quá lớn hoặc quá nhỏ có thể gây khó chịu và co rút cơ. Hãy tìm các loại bút viết, dụng cụ nấu ăn, thiết bị tập luyện và đồ gia dụng phù hợp với kích thước bàn tay. Ngoài ra, đối với người làm văn phòng khi sử dụng máy tính nhiều thì cần tìm chuột máy tính phù hợp vì chuột máy tính có thể góp phần gây đau co rút bàn tay nếu dùng quá lâu.