Hướng dẫn cấp thẻ bhyt năm 2019

Từ năm 2019, sẽ có một số thay đổi quan trọng liên quan đến thẻ Bảo hiểm y tế [BHYT] mà người dân cần biết như: không in mới, không đổi thẻ BHYT; cấp lại thẻ BHYT chỉ trong 24 giờ... Theo BHXH Việt Nam, thẻ BHYT đã cấp cho người tham gia trong năm 2017, 2018 vẫn tiếp tục được sử dụng, mà không in, đổi thẻ đồng loạt cho các chủ thẻ nếu không có thay đổi mới về mã quyền lợi hoặc đơn vi sử dụng lao động.

BHXH Việt Nam cho biết với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thẻ BHYT, từ năm 2019, hệ thống sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu người tham gia, không cần đổi thẻ sau mỗi năm như trước đây.

Từ năm 2019, không in mới, không đổi thẻ BHYT.

Ngoài ra, trên thẻ mới chỉ ghi giá trị sử dụng từ ngày nào, bỏ quy định ghi giá trị sử dụng đến ngày nào. Vì vậy, người tham gia sẽ sử dụng thẻ BHYT lâu dài, không phải đổi lại hàng năm. Việc cấp thẻ BHYT chỉ thực hiện với các trường hợp như: mất, hỏng, có thay đổi thông tin quản lý in trên thẻ [họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, loại đối tượng, mã hưởng, thay đổi nơi khám chữa bệnh, thời gian đủ 5 năm liên tục].Thực tế, từ ngày 1/8/2017, thẻ BHYT mới không ghi thời hạn sử dụng [từ ngày... đến ngày...] như trước đây, mà chỉ ghi giá trị sử dụng từ ngày...Để biết giá trị sử dụng thẻ, người tham gia có thể chủ động tra cứu trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam theo mã số ghi trên thẻ; danh sách cấp thẻ lưu tại đơn vị quản lý đối tượng... hoặc có thể gọi điện thoại trực tiếp đến tổng đài theo số 1900 96.96.68 để được giải đáp. Trên cơ sở minh bạch thông tin tra cứu thẻ BHYT, người tham gia BHYT có thể chủ động được thời gian, địa điểm để quyết định đăng ký tiếp tục tham gia BHYT cho phù hợp.Cấp lại thẻ BHYT trong 24 giờ

Cũng từ năm 2019, thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT sẽ rút từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Khi cấp lại, đổi thẻ BHYT, nếu không thay đổi thông tin, thời gian giải quyết không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

 Từ năm 2019, cấp lại thẻ BHYT chỉ trong 24 giờ

Theo BHXH Việt Nam, từ ngày 1/1/2019, thời gian giải quyết cấp thẻ BHYT sẽ được thực hiện trong ngày [24 giờ].Cũng theo lộ trình trên, trường hợp thay đổi thông tin sổ BHXH, thẻ BHYT sẽ được BHXH Việt Nam xử lý không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, việc thực hiện trong ngày. Việc cấp lại, đổi thẻ được thực hiện tại cơ quan BHXH quản lý thu và cấp thẻ BHYT trước đó.Lộ trình đổi thẻ BHYT trong ngày từ 1/1/2019 được hiểu là trong những trường hợp chủ thẻ làm rách nát, mất thẻ BHYT hiện có. Khi đó, cơ quan BHXH sẽ thực hiện việc cấp lại ngay trong ngày nếu thông tin trong thẻ BHYT đó không có gì thay đổi.Hiện nay, hệ thống dữ liệu thu và cấp thẻ BHYT được cơ quan BHXH cập nhật, quản lý theo mã số BHXH để xác định thời điểm thẻ có giá trị, thời điểm người tham gia đủ 5 năm liên tục.Được biết, BHXH Việt Nam đang nghiên cứu cấp thẻ BHYT điện tử cho người dân tham gia BHYT tại một số địa phương, thay thế thẻ BHYT giấy hiện nay. Việc cấp thẻ BHYT điện tử giúp tiết kiệm chi phí cho ngành BHXH thuận lợi trong khám, chữa bệnh và cơ sở y tế kiểm soát được quá trình khám, chữa bệnh của người bệnh.Hà Nội hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT năm 2019

Ngày 27/11/2018, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn 5147/BHXH-QLT về việc phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung về thu bảo hiểm xã hội [BHXH], bảo hiểm y tế [BHYT], bảo hiểm thất nghiệp [BHTN], bảo hiểm tai nạn lao động [BHTNLĐ], bệnh nghề nghiệp [BNN] và cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Người tham gia BHYT có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay cho thẻ BHYT giấy.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam [BHXH] Việt Nam vừa có Công văn số 2701/BHXH-TST hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế [BHYT] không thay đổi thông tin.

Theo đó, để tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng thời tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT, BHXH Việt Nam hướng dẫn như sau:

Thứ nhất, người dân tham gia BHYT khi đi công tác, học tập, du lịch… ở địa phương khác bị mất thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT bị rách, nát, hỏng… có nhu cầu cấp lại, đổi thẻ BHYT [không thay đổi thông tin] để khám chữa bệnh [KCB], BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị di động thông minh cài đặt ứng dụng “VssID - BHXH số” và sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng này để KCB BHYT, không thực hiện cấp đổi thẻ BHYT giấy.

Thứ hai, trường hợp người dân tham gia BHYT không sử dụng thiết bị di động thông minh, BHXH cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc cấp lại, đổi thẻ BHYT giấy theo mẫu thẻ BHYT ban hành tại Quyết định số 1666/QĐ-BHXH ngày 3/12/2020 của BHXH Việt Nam [mẫu thẻ BHYT mới]. Thời hạn giải quyết trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trước đó, BHXH Việt Nam quy định: BHXH huyện, tỉnh nào thì có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ BHYT đối với thẻ không thay đổi thông tin ở huyện, tỉnh đó. Nay, theo Quyết định số 811/QĐ-BHXH ngày 16/8/2021, BHXH đã sửa đổi, bổ sung Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp [BHTN], bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ, theo đó: BHXH huyện, tỉnh có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ BHYT [mà không thay đổi thông tin] theo mẫu thẻ BHYT mới cho người tham gia BHYT ở các huyện, tỉnh khác.

Như vậy, hiện nay, người tham gia BHYT có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay cho thẻ BHYT giấy để đi KCB ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào mà không phải lo trì hoãn việc KCB khi không may thẻ BHYT bị hỏng hoặc mất như thẻ giấy trước đây. Trong trường hợp nếu mất, hỏng thẻ BHYT giấy mà không sử dụng điện thoại thông minh, người tham gia BHYT có thể đến cơ quan BHXH nơi gần nhất để làm thủ tục đổi lại thẻ [không thay đổi thông tin], không phân biệt địa bàn.

Với các thủ tục hành chính được cải cách này, BHXH Việt Nam đã tiếp tục bám sát mục tiêu lấy người dân làm trung tâm phục vụ, giúp người tham gia BHYT được thuận lợi hơn trong việc KCB BHYT, hạn chế đi lại và giao dịch trực tiếp với cơ quan BHXH. Đây là giải pháp thực sự có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương như hiện nay.

Thu Cúc


Từ năm 2019, không in mới, đổi thẻ bảo hiểm y tế

Suckhoedoisong.vn - Bảo hiểm xã hội [BHXH] Việt Nam cho biết, người tham gia bảo hiểm y tế [BHYT] đã được cấp thẻ theo mã số BHXH trong năm 2017 và 2018, khi tiếp tục tham gia vẫn được sử dụng thẻ BHYT mà không in đổi thẻ BHYT mới.

Không cấp, phát thẻ BHYT theo từng năm như hiện nay nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, đồng thời hạn chế tình trạng người bệnh phải chờ đổi thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh...

Ông Nguyễn Hoàng Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin [BHXH Việt Nam] cho biết, từ ngày 1/8/2017, thẻ BHYT mới không ghi thời hạn sử dụng [từ ngày... đến ngày...] như trước đây mà chỉ ghi giá trị sử dụng từ ngày... Hệ thống sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu người tham gia, không cần phải đổi thẻ sau mỗi năm như trước đây. Sang năm tiếp theo, nếu tiếp tục tham gia, cơ quan BHXH sẽ chỉ cấp nối tiếp giá trị sử dụng thẻ trong dữ liệu và in danh sách cấp thẻ gửi đơn vị quản lý đối tượng thông tin về giá trị sử dụng mới của thẻ BHYT, thẻ đã cấp cho người tham gia trong năm 2017, 2018 vẫn tiếp tục được sử dụng mà không in, đổi thẻ mới.

“Để biết giá trị sử dụng thẻ, người tham gia có thể chủ động tra cứu trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam theo mã số BHXH ghi trên thẻ; danh sách cấp thẻ lưu tại đơn vị quản lý đối tượng; thuận lợi của việc sử dụng thẻ BHYT, được đồng bộ với hệ thống dữ liệu hộ gia đình mà BHXH Việt Nam đã xây dựng”, ông Nguyễn Hoàng Phương cho biết.

Người dân và đơn vị có thể tra cứu trực tuyến các thông tin: Mã số BHXH; Cơ quan BHXH; Quá trình tham gia; Giá trị sử dụng thẻ; Đơn vị tham gia BHXH; Các điểm thu, đại lý thu trên Cổng thông tin điện tử ngành BHXH tại địa chỉ //baohiemxahoi.gov.vn hoặc có thể gọi điện thoại trực tiếp đến tổng đài theo số 1900 96.96.68 để được nhân viên tổng đài tra cứu, giải đáp. Trên cơ sở minh bạch thông tin tra cứu thẻ BHYT, người tham gia BHYT có thể chủ động được thời gian, địa điểm để quyết định đăng kí tiếp tục tham gia BHYT cho phù hợp...

Hiện nay, hệ thống dữ liệu thu và cấp thẻ BHYT được cơ quan BHXH cập nhật, quản lý theo mã số BHXH để xác định thời điểm thẻ có giá trị, thời điểm người tham gia đủ 5 năm liên tục.

Từ ngày 1/1/2019, thời hạn cấp thẻ BHYT chỉ trong 24 giờ

Về thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT,  ông Nguyễn Hoàng Phương thông tin, hiện thời hạn từ 7 ngày cũng được rút ngắn còn 5 ngày. Khi cấp lại, đổi thẻ BHYT, nếu không thay đổi thông tin, thời gian giải quyết không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 1/1/2019, thời gian giải quyết trong ngày. Cũng theo lộ trình trên, trường hợp thay đổi thông tin sổ BHXH, thẻ BHYT sẽ được BHXH Việt Nam xử lý không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, việc thực hiện trong ngày.

Giải thích thêm, bà Mai Hạnh - Phó trưởng Ban Sổ thẻ -BHXH Việt Nam cho biết, lộ trình đổi thẻ BHYT trong ngày từ 1/1/2019 được hiểu là trong những trường hợp chủ thẻ làm rách nát, mất thẻ BHYT hiện có. Khi đó, cơ quan BHXH sẽ thực hiện việc cấp lại ngay trong ngày nếu thông tin trong thẻ BHYT đó không có gì thay đổi.

Cải cách lớn trong quy trình khám chữa bệnh BHYT

Từ tháng 6/2016, BHXH Việt Nam đã triển khai quyết liệt hệ thống giám định BHYT ban hành kèm theo Quyết định 917/QĐ-BHXH về việc ban hành Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin Giám định BHYT; kết nối, liên thông dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh ở 4 tuyến từ cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong quá trình tiếp nhận thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh.

Hỗ trợ cơ sở khám, chữa bệnh trong việc tra cứu tự động giá trị sử dụng thẻ BHYT, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 366/BHXH-CNTT ngày 31/01/2018 về bổ sung hàm tra cứu trên Hệ thống thông tin giám định BHYT. Các cơ sở khám chữa bệnh có thể sử dụng phối hợp với phần mềm đón tiếp của bệnh viện khi tiếp nhận người tham gia BHYT nhằm giảm thời gian kiểm tra thủ tục thông tin thẻ BHYT.

BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các danh mục dùng chung, tiêu chuẩn đầu ra dữ liệu để thống nhất việc trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm quản lý bệnh viện với hệ thống cổng tiếp nhận thanh toán BHYT, thu thập được đầy đủ thông tin phục vụ công tác quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Từ ngày 15/3/2018, BHXH Việt Nam thống nhất áp dụng danh mục [Quyết định số 6061/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế].

Đến nay, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã kết nối, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT trên phạm vi cả nước đến hệ thống giám định BHYT của cơ quan BHXH để thực hiện giám định tự động trên phần mềm. Đây là một cải cách lớn trong quy trình khám chữa bệnh BHYT.

Theo BHXH Việt Nam, đến cuối tháng 5/2018, cả nước đã có 81,3 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 86,6% dân số. Lũy kế đến hết tháng 5/2018, ước chi khám chữa bệnh BHYT 38.272 tỷ đồng.

Nguyễn Hoàng

Video liên quan

Chủ Đề