Hướng dẫn sử dụng thuốc xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên, loại thảo dược có nguồn gốc từ Ấn độ, đã được ứng dụng rất nhiều trong dân gian để chữa các bệnh như viêm họng, sốt, nhiễm trùng, tiêu chảy… Đặc biệt, loài cây này còn nổi tiếng về hoạt tính kháng sinh của nó. Trong thời kỳ chiến tranh, khi miền Nam khan hiếm các loại thuốc tây thì Xuyên tâm liên được sử dụng rất phổ biến. Vậy thực hư về công dụng của vị thuốc này như thế nào, xuyên tâm liên trị bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Cây Xuyên tâm liên là gì?

Xuyên tâm liên tên khoa học là Andrographis paniculata [Burm.f.] Nees, thuộc họ Ô rô [Acanthaceae]. Cây có tên gọi khác là cây Công cộng, Lãm hạch liên, Hùng húc, Khổ đảm thảo. 

Thân nhỏ, mọc thẳng đứng cao khoảng 1 mét. Thân vuông, phân nhánh nhiều cành. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình mác; hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm đen. 

Hoa nhỏ mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành. Hoa màu trắng, điểm những đốm hồng tím, có 5 răng nhỏ, đều có lông. Cây có quả nang dài, hơi có lông mịn, hạt hình tròn, màu nâu nhạt. 

Đặc điểm sinh trưởng, thu hái, bộ phận dùng của Xuyên tâm liên   

Việt Nam cùng Trung Quốc, Ấn độ là khu vực được trồng nhiều nhất. Cây mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 hoặc đầu tháng 5, sinh trưởng nhanh trong mùa xuân – hè. Khi cây sắp ra hoa, lá nhỏ dần và rụng sớm. 

Thu hoạch khi cây bắt đầu ra hoa. Chú ý khi thu quả để lấy hạt giống cần tiến hành khi cây bắt đầu vàng úa [lá chuyển sang màu đỏ – vàng], nếu thu hái chậm, quả khô dễ bị tách rơi ra mặt đất.

Hình ảnh cây xuyên tâm liên và hoa của nó

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái từng đoạn nhỏ. Dùng tươi là tốt nhất. Phơi khô thì nên dùng trong vòng 1 tháng để giữ được hoạt chất tốt nhất. 

Thực hư về tác dụng của cây Xuyên tâm liên

Hoạt chất chính trong cây thuốc Xuyên tâm liên là Diterpen lacton và Flavonoid. Diterpen lacton gồm andrograpolid, neoandrographlid và các dẫn xuất, đã được chứng minh có tác dụng trong điều trị các bệnh sau đây:

Kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, kháng khuẩn 

  • Cao nước hãm từ lá được tiến hành thí nghiệm trên chuột cống trắng cho thấy tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt cao.
  • Ngoài ra, hợp chất noandrographolic từ Xuyên tâm liên cho thấy tác dụng chống sốt rét có ý nghĩa đối với Plasmodium berghei trên chuột nhắt trắng. 
  • Xuyên tâm liên có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: Staphyllococcus aureus, Shigela shigae và Mycobacterum tuberculosis. 

>> Xem thêm: Hoàng Cầm một câu chuyện buồn và kháng sinh Đông y

Viêm họng, Viêm xoang, Viêm phế quản cấp và mạn, Lao phổi

Thử nghiệm lâm sàng trên 50 bệnh nhân, Cao từ cây thuốc Xuyên tâm liên được dùng để kiểm chứng về tác dụng điều trị cảm sốt và viêm xoang. Bệnh nhân được cho uống mỗi lần 340mg cao, ngày 3 lần. Sau 5 ngày điều trị các triệu chứng và thời gian có các triệu chứng giảm đáng kể so với nhóm sử dụng placebo thay thế. 

Đối với viêm phế quản mạn [đa số là ở người lớn], kết quả tốt ở gần 80% trường hợp, ho và khối lượng đờm giảm, số ngày ho khạc trong mỗi đợt ít đi, khoảng cách giữa các đợt điều trị xa hơn. Ở viêm phế quản cấp [chủ yếu là ở trẻ em], thời gian bệnh rút ngắn hơn. Đối với trẻ thường có nhiều đợt tiến triển trong năm, nếu dùng thuốc dự phòng [uống 10 ngày/ tháng], các đợt viêm cấp cũng trở nên thưa hơn. 

Trong điều trị Lao phổi, so sánh công thức IPS [INH, pyrazinamid và streptomycin trong 3 tháng] với công thức IPP, ISP. Trong đó viên Panilin chiết suất từ cây thuốc Xuyên tâm liên được thay thế lần lượt cho Streptromycin và Pyrazinamid, áp dụng điều trị cho bệnh nhân Lao phổi đã cho kết quả tương tự. 

Xuyên tâm liên phơi sấy khô thường được dùng để bào chế thuốc

Cao Xuyên liên tâm có hoạt tính chống tiêu chảy. Hoạt chất Diterpen lactone phân lập từ cao cồn có hoạt tính kháng mạnh với Escherichia Coli. Andrographolid [liều 100 – 300 mg/kg] có tác dụng chống loét dạ dày ở chuột cống trắng. Cơ chế có thể do hoạt tính chống tiết và tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày của Andrographolid. 

Thử nghiệm trên chuột nhắt trắng [liều 100 mg/kg], hoạt chất chiết suất từ cây có tác dụng chống sự nhiễm độc gan gây bởi CCl4, Galactosamin và Paracetamol. Andrographolid có tác dụng mạnh hơn Silymarin, một thuốc bảo vệ gan đã được biết rõ. 

Lợi tiểu 

Cao chiết từ loại dược liệu này với Cloform, cho chuột cống trắng uống [8 mg/kg] có tác dụng lợi tiểu tương đương với Furosemid [25mg/kg].

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bảo vệ tim mạch.  

Chuột được sử dụng cao nước cho thấy tác dụng giảm đáng kể huyết áp. Cơ chế tác dụng có thể là do giảm nồng độ men chuyển angiotensin lưu hành và giảm một số gốc tự do trong thận. Đồng thời, tiêm tĩnh mạch cao chiết flavon từ rễ cây cho chó, cho thấy có tác dụng dự phòng tạo thành huyết khối, nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim. 

Hỗ trợ điều trị ung thư 

Hoạt chất chiết từ cây Xuyên tâm liên, cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan ở mức độ vừa phải. 

Điều trị rắn cắn

Nghiên cứu chỉ ra rằng, cao thảo dược này chỉ kéo dài thời gian sống trên chuột nhắt bị tiêm nọc rắn mà không có tác dụng bảo vệ. 

Các bài thuốc sử dụng Xuyên tâm liên 

Trị ho, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản cấp mạn

Xuyên tâm liên, Sài đất, Huyền sâm mỗi vị 12 g; Trần bì, Cam thảo mỗi vị 4 g. Sắc với 600ml nước, còn 200 ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Trị viêm họng dùng vài lá nhai và ngậm. 

Trị tiêu chảy, lỵ, viêm dạ dày 

Xuyên tâm liên 15g, Kim ngân hoa, Sài đất mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

Trị Viêm gan 

Xuyên tâm liên, Sài đất, Diệp hạ châu mỗi vị 15g. Sắc với 600ml nước, còn 200 ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý, kiêng kỵ

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không dùng.
  • Người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
  • Sử dụng cây xuyên tâm liên dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy.
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng một số trường hợp cần lưu ý khi dùng loại dược liệu này

Như vậy, Xuyên tâm liên vốn là thảo dược được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm đau. Nay đã được làm rõ hơn dưới góc nhìn khoa học về công dụng của nó. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về liều lượng, thời gian sử dụng và tương tác với các loại thuốc khác của vị thuốc này. Vì vậy, Quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế xung quanh vấn đề này.

Xuyên tâm liên có  phòng được COVID-19?

Phóng viên: Mới đây Bộ Y tế đã chính thức công bố đưa xuyên tâm liên vào hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 khiến nhiều người đặt hy vọng lớn vào thuốc xuyên tâm liên. Tiến sĩ nghĩ sao về việc này?

TS. Trần Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

TS. Trần Minh Ngọc: Việc sử dụng xuyên tâm liên trong hỗ trợ điều trị COVID-19 đã được hướng dẫn sử dụng trong công văn số 1306/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền ngày 17/3/2020 của Bộ Y tế. Như vậy đã hơn một năm nay Bộ Y tế đưa vị thuốc này vào hỗ trợ điều trị bệnh COVID-19. 

Tuy nhiên gần đây do có thông tin nêu Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc này trong hỗ trợ điều trị COVID-19 làm dấy lên làn sóng tìm mua và sử dụng xuyên tâm liên trong một bộ phận người dân với hy vọng thuốc sẽ giúp họ trong việc phòng chống COVID-19. 

Tuy nhiên, xuyên tâm liên không phải là “thần dược” để điều trị COVID-19. Trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 do Bộ Y tế đưa ra, còn rất nhiều dược liệu khác sẵn có ở Việt Nam như thanh cao hoa vàng, diếp cá, vàng đắng, núc nác, nghệ, gừng... cũng như các vị thuốc khác, các bài thuốc khác, không chỉ riêng một vị thuốc xuyên tâm liên.

Phóng viên: Việc người dân đua nhau đi tìm mua thuốc xuyên tâm liên như một “phao cứu sinh” trong tình hình dịch bệnh đang phức tạp như hiện nay có nên không, thưa tiến sĩ?

Vị thuốc xuyên tâm liên.

TS. Trần Minh Ngọc: Việc đi tìm mua thuốc xuyên tâm liên khiến thị trường thuốc này tăng giá là không nên. Tác dụng diệt virus SARS-CoV-2 của xuyên tâm liên mới được chứng minh trong phòng thí nghiệm, và đang trong các bước thử nghiệm trên lâm sàng đánh giá khả năng điều trị COVID-19, đến nay chưa có đầy đủ kết quả để khẳng định tác dụng điều trị COVID-19 của xuyên tâm liên. Như trên tôi đã nói, để hỗ trợ điều trị COVID-19 có thể sử dụng rất nhiều vị thuốc khác, nhiều bài thuốc khác như Ngân kiều tán, Ngọc bình phong tán, Ma Hạnh Thạch Cam thang… cũng như khuyến cáo các biện pháp phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế.

TS. Trần Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế.

Thuốc xuyên tâm liên cũng như bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có những chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, liều dùng, tương tác thuốc… Nếu người dân cứ tự ý mua về, tự ý sử dụng, sử dụng không đúng cách dẫn tới không phòng chống được bệnh do COVID-19, mà còn có thể gây tổn hại tới sức khỏe cho người sử dụng.

Mới đây, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền [Bộ Y tế] đã có công văn số 741/YDCT-QLD gửi các đơn vị liên quan yêu cầu bình ổn giá thuốc cổ truyền, dược liệu trong điều trị COVID-19; thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về quản lý giá thuốc, nguyên liệu làm thuốc; không được lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để đầu cơ, tích trữ và đẩy giá thuốc, nguyên liệu làm thuốc tăng cao, đặc biệt là các thuốc, các sản phẩm có thành phần từ xuyên tâm liên.

Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cổ truyền, dược liệu thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước đảm bảo nguồn cung cấp thuốc cổ truyền, dược liệu cho các cơ sở khám chữa bệnh. Trường hợp giá nguyên liệu đầu vào có sự gia tăng, đề nghị công ty nghiên cứu xem xét điều chỉnh các chi phí khác [chi phí bán hàng, chi phí quản lý…] để thực hiện việc bình ổn giá trong thời gian dịch bệnh COVID-19. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền tạo điều kiện ưu tiên giải quyết nhanh thủ tục hành chính trong cấp giấy phép đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu; cấp phép nhập khẩu dược liệu phục vụ công tác phòng, chống COVID-19.

Cây thuốc xuyên tâm liên.

Sử dụng xuyên tâm liên cần lưu ý gì?

Phóng viên: Tiến sĩ có lời khuyên gì cho người dân trong việc sử dụng thuốc xuyên tâm liên?

TS. Trần Minh Ngọc: Để sử dụng thuốc xuyên tâm liên đúng, người dân không nên tự ý mua về sử dụng, nhất là với mục đích phòng ngừa COVID-19 mà cần thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế. Chỉ sử dụng thuốc xuyên tâm liên theo chỉ dẫn của các thầy thuốc. Xuyên tâm liên có thể gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi… Khi dùng liều cao có thể gây sưng các tuyến bạch huyết, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tăng men gan. 

Những người đang dùng thuốc chữa tăng huyết áp, chống đông máu warfarin và aspirin giảm đau, thận trọng khi dùng phối hợp xuyên tâm liên. Những người suy thận, suy gan không nên dùng thuốc xuyên tâm liên. Khi gặp các phản ứng không mong muốn người dùng cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn tiến sĩ!

Mai Hương [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề