Tại sao người đi học trước hết phải học đạo đức

Tôn trọng sự khác biệt

“Người thầy không chỉ đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức mà còn là người cha, người mẹ thứ 2, người bạn thân thiết, người thân của học trò. Lớp học như một gia đình lớn. Lúc đó, mọi mối quan hệ đều được giải quyết trên cơ sở “Hương vị tình thân” sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả, đạt đến chiều sâu nhân văn, lớp học sẽ trở nên hạnh phúc và thầy – trò sẽ hạnh phúc" -  cô Bùi Thị Ngọc Lan.

Chia sẻ câu chuyện đã qua, cô giáo Phương Diệp – Trường THPT Trần Hưng Đạo [Hà Nội] kể, trong một lớp cô chủ nhiệm có học sinh nữ với nhiều biểu hiện đặc biệt. Học sinh này có nhiều hành động “sàm sỡ” với các bạn cùng giới trong lớp. Tìm hiểu mới hay, nữ sinh này đồng tính.

Cô Diệp bắt đầu hành trình thuyết phục nữ sinh bằng chính những hiểu biết và sự cảm thông của mình. “Tôi thương em và tôi tôn trọng sự khác biệt của em nên cô – trò dần hiểu nhau. Sau này, nữ sinh đó đã không còn những hành động “khó coi” với những bạn cùng giới nữa” - cô Diệp cho hay.

Theo cô Bùi Thị Ngọc Lan – giáo viên Trường THPT Hoàng Cầu [Hà Nội], việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, trước hết nhà giáo phải là tấm gương và hết lòng vì học sinh.

Ngoài ra, giáo viên cũng cần tôn trọng sự khác biệt và cá tính của học sinh [tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh gia đình, diễn biễn tâm lí của học sinh ở từng giai đoạn].

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, cô Lan trao đổi: ngoài việc nêu cao tinh thần gương mẫu, làm gương cho học trò qua những việc làm, hành động hằng ngày; giáo viên cần khéo léo khuyến khích các con phát huy tính tự lập, tự giác  và “Học thầy không tày học bạn”.

Tuy nhiên khi “thả” các con tự “bơi”, thì gia đình và thầy cô cần quản lý, giám sát chặt; để tránh tính tùy tiện, tự phụ, ngạo mạn, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên của các em.

Người thầy không chỉ đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức mà còn là người cha, người mẹ thứ 2, người bạn thân thiết, người thân của  học sinh. Ảnh minh hoạ/internet

Giáo dục bằng cả tình cảm và sự mến yêu

Nhắc lại câu nói, “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”; TS Nguyễn Thị Thanh Nga  - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trao đổi: giai đoạn lứa tuổi THCS là giai đoạn khủng hoảng với nhiều biến động trong sự phát triển tâm sinh lý.

Tò mò, đam mê khám phá, mong muốn thể hiện mình, bốc đồng, thiếu kiểm soát, thường hành động trước khi suy nghĩ chín chắn… là những biểu hiện thường thấy của học sinh ở giai đoạn này.

Vì thế, trước tiên chúng ta cần nhìn nhận những hành vi này là đặc điểm lứa tuổi, tránh dán nhãn cho học sinh là “láo, vô đạo đức, mất dạy…”. Việc báo cáo với nhà trường và gia đình là cần thiết trong việc phối hợp giáo dục nhưng cần tránh phối hợp trong việc “phạt, hoặc bêu gương”.

Theo TS Nguyễn Thị Thanh Nga , giáo viên nhất thiết phải nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em. Giáo dục học sinh “cá biệt” cần xuất phát từ mong muốn phát triển nhân cách của học sinh chứ không phải vì thành tích của lớp. Vì khi chúng ta nhìn vào thành tích, chúng ta thường nôn nóng, sốt ruột và thiếu đi tình cảm.

Đối với học sinh cá biệt, giáo viên đừng đóng vai là “người phán xử” hay “cảnh sát, công an”, hãy tìm cách trở thành bạn của các em. Khi đó, chúng ta mới có thể nói chuyện, tìm hiểu nguyên nhân, tâm tư và đưa ra những lời khuyên hợp lý.

“Thay đổi hành vi của một con người, uốn nắn một nhân cách, ngoài việc áp dụng các phương pháp còn cần gửi vào đó cả tình cảm và sự mến yêu” - TS Nguyễn Thị Thanh Nga  nói, đồng thời kể lại câu chuyện dạy toán phát triển năng lực: trong bài giảng tính % trong môn Toán, cô giáo chiếu hình ảnh hoặc video đi siêu thị. Trong đó, có những quầy hàng giảm giá 20, 30, 40%.

Sau khi yêu cầu học sinh làm các bài toán về phần trăm, giáo viên đặt các câu hỏi mở rộng: Tại sao lại giảm giá? Giảm giá như vậy, nhà sản xuất có lãi không?  Liệu giảm giá nhiều như vậy có câu chuyện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn không? Quan điểm của em về vấn đề này như nào?...

“Như vậy, giáo dục đạo đức không phụ thuộc vào việc học oniline hay offline mà phụ thuộc vào việc giáo viên tư duy, thiết kế chương trình và phương pháp giáo dục như nào mà thôi” - TS Nguyễn Thị Thanh Nga  nhấn mạnh.

Cần giáo dục thật tốt các giá trị sống cho học sinh. Ảnh minh hoạ/internet

Giáo dục thật tốt các giá trị sống

Liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường, TS Nguyễn Thị Thanh Nga cho rằng, để phòng và trị tận gốc thì giáo dục không chỉ hướng đến kỹ năng sống mà cần phát triển kỹ năng sống cho các em như: các kỹ năng ứng phó bạo lực học đường, kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp học đường. Tuy nhiên, đó chỉ là phần ngọn; nếu giáo dục chỉ tập trung cắt hành vi thì tình trạng bạo lực học đường vẫn còn diễn ra.

“Vậy giáo dục tập trung vào gốc là ở đâu? Theo tôi, đó là giáo dục thật tốt các giá trị sống” - TS Nguyễn Thị Thanh Nga  đặt vấn đề, đồng thời viện dẫn: UNESCO đưa ra 12 giá trị sống như: Hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, trách nhiệm, hạnh phúc, giản dị, tự do, đoàn kết.

Đây là những giá trị sống nhất thiết phải được đưa vào giáo dục cùng với các kỹ năng sống. Những nội dung giá trị sống này cần được “cài cắm” vào tất cả các nội dung môn học. Tránh giáo dục một cách giáo điều, hình thức và “tẻ nhạt”, hô khẩu hiệu… Làm được như vậy, sẽ xây dựng cho các em có “cái gốc” để tránh xa bạo lực học đường.

Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là việc diễn ra trong suốt cuộc đời và không phụ thuộc vào việc học online hay offline. Hiện nay, chúng ta nói nhiều đến “dạy học phát triển năng lực”.

Như vậy, kiến thức chỉ là một phần, điều quan trọng là từ kiến thức đó, bạn hình thành ở học sinh những năng lực thực tiễn gì? Chính vì vậy, dù là môn Toán, Hóa, Lý, hay môn Sinh… là giáo viên bạn nên tư duy để cài cắm vào đó các bài học đạo đức một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu.

“Nhà trường muốn thay đổi, đầu tiên phải bắt đầu từ đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là hiệu trưởng. Người lãnh đạo cần xác định giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Từ đó, thay đổi các hình thức giáo dục. Giáo dục đạo đức mà diễn ra bằng các hình thức khô cứng, hình thức hoặc chỉ là hô hào khẩu hiệu sẽ không thu lại kết quả như mong muốn. Giáo dục đạo đức cần hướng vào các hành động thực tiễn chứ không nặng tính học thuật” - TS Nguyễn Thị Thanh Nga.

Hồ Chí Minh, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc, không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng to lớn mà còn để lại toàn Đảng, toàn dân ta một di sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong di sản ấy, tư tưởng về đạo đức luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi tới thắng lợi, trước đây, hiện nay cũng như sau này.

Trong bất cứ một lĩnh vực nào của đời sống xã hội, bất cứ một hoạt động nào của tổ chức hay cá nhân một người, đạo đức con người cũng thể hiện vai trò quan trọng của nó. Khi đạo đức suy thoái, xã hội không thể phát triển bền vững. Trên các chặng đường cách mạng vừa qua, đặc biệt là trong thời kỳ tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã có sự đổi mới trong tư duy, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, bản lĩnh chính trị, trí tuệ để đủ sức tiếp tục gánh vác trọng trách là Đảng cầm quyền. Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang quan tâm đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, những phẩm chất mà mỗi cán bộ, đảng viên cần đặc biệt quan tâm học tập là:

 Một là, thực hiện “trung với nước, hiếu với dân”, mỗi cán bộ, đảng viên phải trung thành vô hạn với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, tham gia tích cực vào việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ quyết tâm “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “sánh vai với cường quốc năm châu”. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:

– Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước ngày nay là trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước.

– Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên, quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, thực hiện bằng được mong ước của Bác Hồ kính yêu: “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

– Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh chống lại mưu đồ chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân của các thế lực thù địch. Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị là trái với tinh thần yêu nước chân chính.

– Trung với nước hiếu với dân là phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; quyết tâm phấn đấu để thành đạt và cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Phải phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài của ông cha ta; vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

– Trung với nước, hiếu với dân yêu cầu mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân – gia đình – tập thể – xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất nước, vì nhân dân, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, không tham lam, vụ lợi, vun vén cá nhân…

Hai là, thực hiện đúng lời dạy:“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ “đối với mình”, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Sức thuyết phục mạnh mẽ của đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ ở trí tuệ, tư tưởng mà còn là ở tấm gương trong sáng, mẫu mực về đạo đức trong đời sống hàng ngày của Người. Đó là tấm gương của một lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, làm theo. Học tập và làm theo tấm gương của Người về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là phải:

– Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, chất lượng, hiệu quả; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức.

– Thực hiện chí công vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải loại bỏ thói chạy theo danh vọng, địa vị, vì tranh quyền đoạt lợi mà tham nhũng, lãng phí, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công, thu vén cá nhân, khiến nhân dân bất bình và giảm sút lòng tin… Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm…

– Thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” phải kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi. Không làm dối, làm ẩu, bòn rút của công. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội.

Ba là, nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao dân chủ, kỷ luật và chính Người là một mẫu mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê phán “óc lãnh tụ”, phê phán thói “quan cách mạng”, phê phán những biểu hiện quan liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân.

– Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Mọi biểu hiện dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ để “kéo bè, kéo cánh” làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán…làm cho nhân dân bất bình cần phải lên án và loại bỏ.

– Học tập đạo đức Hồ Chí Minh tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách nhiệm của mình trước cộng đồng, không chỉ sẻ chia và đồng cam cộng khổ với nhân dân mà còn phải biết phát huy sức mạnh của dân, tổ chức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói nghèo.

– Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình. Tự phê bình phải được coi trọng, được đặt lên hàng đầu, mỗi người “phải nghiêm khắc với chính mình”. Phê bình phải có mục đích là xây dựng tổ chức, xây dựng con người, xây dựng đời sống tình cảm và quan hệ đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ.

Bốn là, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu thương vô hạn đối với con người, nhân loại. Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nhờ đó mà nhân dân thế giới kính yêu Người, trao tặng Người danh hiệu nhà văn hóa kiệt xuất trên thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế cao cả, Người đã xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp phần quan trọng vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách mạng thế giới.

– Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết quốc tế, hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển.

– Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Việc cán bộ, đảng viên học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là tự trang bị cho mình một năng lực nhận thức khoa học và hành động cách mạng đúng đắn, qua đó tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu cho lý tưởng, tất cả vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Mỗi chúng ta cũng đều mong muốn biến các giá trị cao đẹp về đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh thành hành động cụ thể để góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, khao khát cống hiến sức trẻ vì một xã hội dồi dào cơ sở vật chất, ấm áp tình người, không có chiến tranh, bạo lực, chia rẽ, hận thù, một xã hội mà trong đó mọi người đều được tôn trọng và có quyền bình đẳng thực sự.

Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định học tập theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là quá trình học tập suốt đời chứ không phải là một lúc, một nơi; luôn tự nhủ phải cố gắng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân theo hướng:

Thứ nhất, không ngừng trau dồi lý tưởng cách mạng

Mỗi cán bộ, đảng viên luôn tự khẳng định con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã chọn hoàn toàn đúng đắn, việc thường xuyên trau dồi lý tưởng cách mạng, nâng cao trình độ chính trị giúp mỗi cán bộ, đảng viên hiểu sâu sắc hơn và bảo vệ vững chắc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; khẳng định giá trị đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minh, chống lại các luận điểm phủ nhận, xuyên tạc vô căn cứ và âm mưu “diễn biến hoà bình” làm lung lay ý chí mỗi người.

Thứ hai, phát huy lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, cần, kiệm

Đạo đức cách mạng đối với tuổi trẻ càng quan trọng để nuôi dưỡng hoài bão, nghị lực đấu tranh cho chân lý, tình thương, lẽ phải. Mỗi cán bộ, đảng viên trẻ cần phải phát huy lối sống lành mạnh, cần kiệm, tôn trọng pháp luật, nếp sống có trật tự, kỷ luật; trung thực trong công việc, hoà đồng, nhân ái trong cuộc sống. Không ngừng trau dồi nâng cao hiểu biết, tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hoá lành mạnh, biết cách phòng ngừa và phê phán những yếu tố phản văn hóa, các tệ nạn xã hội, bài trừ lối sống thực dụng, ích kỷ…

Thứ ba, xác định lẽ sống và trách nhiệm với cộng đồng

Giá trị thực sự của mỗi con người là ở chỗ người đó làm được gì cho cộng đồng, cho đất nước, cho nhân loại. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức mình phải sống, làm việc vì tập thể; quan tâm, giúp đỡ mọi người; tình nguyện tham gia các phong trào vì lợi ích của xã hội…

Thứ tư, phát huy tinh thần học tập và lao động, trách nhiệm, kỷ luật, năng động, sáng tạo và hiệu quả

Vận hội mới của đất nước đòi hỏi những người cán bộ trẻ không chỉ tinh thông về nghề nghiệp, nắm vững tri thức khoa học hiện đại mà còn phải có tác phong lao động công nghiệp, chủ động và sáng tạo.

Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự là ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho mỗi trái tim người Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh có sức vẫy gọi mọi tấm lòng người Việt Nam bởi lẽ nó gần gũi với mỗi người, ai cũng có thể tìm thấy phần mình trong những lời dạy của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa, góp phần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đối với mỗi người, nhất là với “lớp người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp sức cho nghị lực của mỗi người để xây dựng cuộc sống của mình và góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước./.

M.V-UBKT Đảng uỷ

Video liên quan

Chủ Đề