Khái niệm kết quả là gì


Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



khẩu là với chi phí xuất khẩu nhất định có thể thu được lợi nhuận lớn nhất. Chính mục

đích đó nảy sinh vấn đề phải xem lựa chọn cách nào để đạt được kết quả lớn nhất.

Từ cách nhìn nhận trên ta thấy các chỉ tiêu lượng hàng hoá xuất khẩu, tổng trị

giá hàng hoá xuất khẩu chỉ là những chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt động xuất khẩu

chứ không thể coi là hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu được, nó chưa thể hiện

kết quả đó được tạo ra với chi phí nào

Hiệu quả kinh tế = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào

Nếu chỉ dừng lại ở đó thì còn rất trìu tượng và chưa chính xác. Điều cốt lõi là chi

phí cái gì, bao nhiêu và kết quả được thể hiện như thế nào. Trong hoạt động xuất khẩu,



tế

H

uế



kết quả đầu ra thể hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu đem lại và chi phí đầu

vào là toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng có liên quan đến hoạt động xuất

khẩu bao gồm chi phí mua hoặc chi phí sản xuất gia công hàng xuất khẩu, chi phí vận

chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí sơ chế, tái chế hàng xuất khẩu và những chi phí trực



ại

họ

cK

in

h



tiếp hoặc gián tiếp khác gắn với hợp đồng xuất khẩu.



Từ những nhận xét trên ta có công thức tính hiệu quả xuất khẩu như sau:

Doanh thu ngoại tệ do xuất khẩu đem lại



Hiệu quả xuất khẩu =



Chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu



1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu sẽ cho phép doanh nghiệp xác định



Đ



được doanh thu tiêu thụ, lỗ lãi trong kinh doanh và kết quả kinh doanh. Đánh giá hiệu

quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Qua đó, cho

phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng như một

giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ

có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp

theo. Hiệu quả xuất khẩu được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu:



1.3.2.1. Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường

Kết quả của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của

mình trên thị trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan

27



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu Các

kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để

phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường

lớn hơn.

Uy tín của doanh nghiệp: doanh nghiệp cần phải xem xét uy tín của mình trên

thương trường: sản phẩm của mình có được ưa thích, được nhiều người hay biết

không? Cần giữ uy tín trong quan hệ làm ăn buôn bán không vi phạm hợp đồng.



1.3.2.2. Hiệu quả tài chính

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông quan khối



tế

H

uế



lượng [nguồn] vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân

phối [đầu tư] có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn

trong kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu:



+, Vốn chủ sở hữu [vốn tự có]: Độ lớn [khối lượng] tiền của chủ sở hữu hoặc



ại

họ

cK

in

h



của các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Là yếu tố chủ chốt quyết định

đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô [tầm cỡ] cơ hội có thể khai thác.

+, Vốn huy động: Vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp... phản ánh khả năng thu

hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp [do nhiều yếu tố tác động] là khác nhau.

Yếu tố này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội của doanh nghiệp.

+, Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Chỉ tiêu được tính theo % từ nguồn lợi nhuận



Đ



thu được giành cho bổ sung nguồn vốn tự có. Phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm

năng và quy mô kinh doanh mới.

+, Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường: Thường biến động, thậm chí

rất lớn. Phản ánh xu thế phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá của thị trường

về sức mạnh [hiệu quả] của doanh nghiệp trong kinh doanh.

+, Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn: Bao gồm các khả năng trả lãi cho nợ

dài hạn [từ lợi nhuận] và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn [liên quan đến cơ cấu vốn

dài hạn], nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanh

toán các khoản nợ ngắn hạn [tài khoản vãng lai] - thường thể hiện qua vòng quay vốn

lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, vòng qua tài khoản thu/chi... phản ánh mức độ

28



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



lành mạnh của tài chính doanh nghiệp, có thể liên quan trực tiếp đến phá sản hoặc

vỡ nợ.

+, Các tỷ lệ khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của

doanh nghiệp. Có thể qua các chỉ tiêu cơ bản: % lợi nhuận trên doanh thu [lượng lợi

nhuận thu được trên một đơn vị tiền tệ doanh thu], tỷ suất thu hồi đầu tư [% về số lợi

nhuận thu được trên tổng số vốn đầu tư].



1.3.2.3. Kết quả về mặt xã hội

Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động

xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy, doanh nghiệp



tế

H

uế



phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh

những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt

hàng mà Nhà nước cấm.



Khả năng thu ngoại tệ về cho đất nước, đây là nguồn vốn quan trọng để thoả



ại

họ

cK

in

h



mãn nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất. Thật vậy, nhập khẩu cũng như

vốn đầu tư của một nước thường dựa vào ba nguồn chủ yếu là viện trợ, đi vay, xuất

khẩu. Trong khi mức viện trợ là bị động và có hạn, còn đi vay sẽ tạo thêm gánh nặng

cho nền kinh tế thì xu hướng phát triển xuất khẩu để tự đảm bảo và phát triển được coi

như một chiến lược quan trọng mà hầu hết các nước đều ứng dụng.

Tạo công việc cho lao động. Xuất khẩu là công cụ giải quyết thất nghiệp trong

nước, khi hoạt động xuất khẩu phát triển thì sẽ cần nhiều lao động để nâng cao hiệu



Đ



quả sản xuất, từ đó cải thiện đời sống nhân dân thông qua việc tạo công ăn việc làm,

tạo nguồn thu nhập.



1.3.2.4. Chỉ tiêu tổng hợp



Hqdth =



Tsd

Tsx



Trong đó:

Hqdthu: hiệu quả doanh thu

Tsd: thu nhập quốc dân có thể sử dụng được.

Tsx: thu nhập quốc dân được sản xuất ra.

29



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



Chỉ tiêu này cho biết thu nhập quốc dân của một quốc gia tăng giảm như thế nào

trong thời kỳ tính toán khi có thương mại quốc tế. Nếu tương quan lớn hơn 1 thương

mại quốc tế đã làm tăng thu nhập quốc dân, và ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì

thu nhập quốc dân giảm.



1.3.2.5. Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt

động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh

nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.



TR = P x Q



tế

H

uế



Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng công thức:

Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu

P: Giá cả hàng xuất khẩu



ại

họ

cK

in

h



Q: Số lượng hàng xuất khẩu



Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu so

với chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức:

Lợi nhuận xuất khẩu = TR TC



LNKT = TR TCKT

L.Ntt = TR TCtt



Trong đó: TC: tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu



Đ



LNKT:Lợi nhuận kinh tế

TCKT: Chi phí



LNtt: Lợi nhuận tính toán

TCtt: Chi phí tính toán.



1.3.2.6. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu.

Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệ thu được

do xuất khẩu [giá trị quốc tế của hàng hoá] với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất

hàng hoá xuất khẩu đó.



30



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



* Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: là chỉ tiêu hiệu quả tương đối nó có thể tính theo

hai cách:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:



p=



P

x100%

TR



- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:



P

x100%

TC



Trong đó:



tế

H

uế



p=



p : Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu.

P : Lợi nhuận xuất khẩu.



ại

họ

cK

in

h



TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu.



TC : Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu.



Nếu p > 1 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu.

p < 1 doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong xuất khẩu.

* Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu:



Tx

Cx



Đ



Hx =



Trong đó: Hx: Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu.

Tx: Doanh thu [bằng ngoại tệ từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hoá, dịch vụ

[giá quốc tế]]

Cx: tổng chi phí của việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả vận tải

đến cảng xuất [giá trong nước]

Chỉ tiêu này cho ta biết số thu bằng ngoại tệ đối với đơn vị chi phí trong nước.

Tổng giá thành xuất khẩu là tổng chi phí sản xuất hàng xuất khẩu, các chi phí

mua và bán xuất khẩu.

31



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



Thu ngoại tệ xuất khẩu là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hoá xuất khẩu tính

theo giá FOB.

Thu nhập nội tệ của hàng xuất khẩu là số ngoại tệ thu được do xuất khẩu tính

đổi ra nội tệ theo tỷ giá hiện hành.

* Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu:

Thu nhập ngoại



Tỷ lệ thu

nhập ngoại =



tệ xuất khẩu



tệ XK



-



Giá thành nguyên

liệu ngoại tệ



tế

H

uế



Giá thành xuất khẩu nội tệ



Giá thành



Tổng giá thành nội tệ xuất khẩu [VND]



chuyển đổi =

ất khẩ



ại

họ

cK

in

h



Thu nhập ngoại tệ xuất khẩu [USD]



Tỷ lệ lỗ lãi

xuất khẩu



Thu nhập nội tệ xuất khẩu Giá thành xuất khẩu nội tệ



=



Giá thành xuất khẩu nội tệ



Đ



1.3.2.7. Các chỉ tiêu về sử dụng vốn

Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn.

Lợi nhuận xuất khẩu

Hiệu qủa sử dụng vốn =



100%

Vốn

Doanh thu xuất khẩu



Số vòng quay của vốn =



100%

Mức dự trữ bình quân

32



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



1.3.2.8. Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu

Dx =



Tx

x100%

Cx



Trong đó: Dx: Doanh lợi xuất khẩu

Tx: Thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra

tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của ngân hàng Ngoại thương [sau khi trừ mọi chi

phí bằng ngoại tệ]

Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu.



1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.



tế

H

uế



Bất kỳ một hoạt động thương mại nào cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi

trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có thể tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt

động xuất khẩu của doanh nghiệp song cũng có thể tạo ra những khó khăn, kìm hãm

sự phát triển của hoạt động này.



ại

họ

cK

in

h



Đối với hoạt động xuất khẩu - một trong những hoạt động quan trọng của thương

mại thì ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động này càng trở nên mạnh

mẽ bởi trong thương mại quốc tế các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh rất phong

phú và phức tạp. Ta có thể phân chia các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh tác

động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thành các nhóm sau:



1.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.1.1. Nhân tố chính trị luật pháp.



Đ



Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể ở

hai hay nhiều môi trường chính trị pháp luật khác nhau, thông lệ về thị trường cũng

khác nhau. Tất cả các đợn vị tham gia vào thương mại quốc tế đều phải tuân thủ luật

thương mại trong nước và quốc tế. Tuân thủ các chính sách , quy định của nhà nước về

thương mại trong nước và quốc tế :

- Các quy định về khuyến khích , hạn chế hay cấm xuất khẩu một số mặt hàng.

- Các quy định về thuế quan xuất khẩu.

- Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia vào

hoạt động xuất khẩu.

33



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



- Phải tuân thủ pháp luật của nhà nước đề ra. Các hoạt động kinh doanh không

được đi trái với đường lối phát triển của đất nước.



1.4.1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội.

Sự tăng trưởng của kinh tế của đất nước. Sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo

điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng khả năng cạnh tranh

của hàng xuất khẩu về mẫu mã, chất lượng, chủng loại trên thị trường thế giới. Nền

kinh tế của một quốc gia càng phát triển thì sức cạnh tranh về hàng xuất khẩu của nước

đó trên thị trường thế giới sẽ không ngừng được cải thiện.

Sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước cũng góp phần hạn chế hay

giới.



tế

H

uế



kích thích xuất khẩu, bởi nó quyết định sự chu chuyển hàng hoá trong nội địa và thế

Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường

hàng hoá trong nước và thế giới, do vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh



ại

họ

cK

in

h



doanh xuất khẩu.



Hệ thống tài chính, ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất

khẩu. Hoạt động xuất khẩu liên quan mật thiết với vấn đề thanh toán quốc tế, thông

qua hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia. Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì việc

thanh toán diễn ra càng thuận lợi , nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các

đơn vị tham gia kinh doanh xuất khẩu.



Trong thanh toán quốc tế thường sử dụng đồng tiền của các nước khác nhau, do



Đ



vây tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái

lớn hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất

khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh

nghiệp không nên xuất khẩu. Để có biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải hiểu

được cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện hành của nhà nước và theo dõi biến động

của nó từng ngày.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu không thể tách rời hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên

lạc , vận tải ... từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu thực hiện hợp đồng, vận chuyển

34



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



hàng hoá và thanh toán. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho việc xuất khẩu và góp phần hạ thấp chi phí cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu.

Ngoài ra, sự hoà nhập và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, sự tham

gia vào các tổ chức thương mại như: AFTA, APEC, WTO,.... sẽ có ảnh hưởng rất lớn

đến hoạt động xuất khẩu.



1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Đây là nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều

chỉnh nó theo hướng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Có thể

kể đến các nhân tố sau:



tế

H

uế



1.4.2.1. Cơ chế tổ chức quản lý công ty.



Nếu cơ chế tổ chức bộ máy hợp lý sẽ giúp cho các nhà quản lý sử dụng tốt hơn

nguồn lực của công ty., sẽ nâng cao được hiệu quả của kinh doanh của công ty. Còn

nếu bộ mấy cồng kềnh, sẽ lãng phí các nguồn lực của công ty và hạn chế hiệu quả



ại

họ

cK

in

h



kimh doanh của công ty.



+ Ban lãnh đạo doanh nghiệp: là bộ phận đầu não của doanh nghiệp là nơi xây

dựng những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu đồng thời giám

sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trình độ quản lý kinh doanh của ban

lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến

lược doanh nghiệp đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và của doanh

nghiệp và chỉ đạo điều hành giỏi của các cán bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh



Đ



nghiệp thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy được

trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết và sức

mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh được

nhanh chóng và chính xác. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc

phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh đối phó được với những biến đổi của môi

trường kinh doanh và nắm bắt kịp thời các cơ hội một cách nhanh nhất hiệu quả nhất.

+ Đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh xuất khẩu: Đóng vai trò quyết định đến

sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường.

35



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị

trường hàng hoá, dịch vụ, về các đối tác các đối thủ cạnh tranh, về phương thức giao

dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng... Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có đội ngũ

cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế có khả năng phân tích và dự báo những

xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm phán đồng thời thông thạo

các thủ tục xuất nhập khẩu, các công việc tiến hành cũng trở nên rất cần thiết.



1.4.2.2. Khả năng tài chính

Khả năng tài chính là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh của doanh

nghiệp trong thời đại ngày nay. Nếu có tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp sẽ có



tế

H

uế



thể đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút lao động có chất lượng cao, mở rộng quy mô

hoạt động.



Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở vốn kinh doanh của doanh

nghiệp, lượng tiền mặt, ngoại tệ, cơ cấu vốn .. những nhân tố này doanh nghiệp có thể



ại

họ

cK

in

h



tác động để tạo thế cân bằng và phát triển. Doanh nghiệp cũng phải có một cơ cấu vốn

hợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu. Nếu như cơ cấu vốn không hợp lý

vốn quá nhiều mà không có lao động hoặc ngược lại lao động nhiều mà không có vốn

thì doanh nghiệp sẽ không phát triển được hoặc phát triển mất cân đối. Vốn là một

nhân tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của

doanh nghiệp.



1.4.2.3 Vị trí địa lý



Đ



Nếu được bố trí ở gần nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất

kinh doanh hoặc vùng gần nhà ga cảng biển, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận

chuyển - đây là cơ sở để doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh

tranh trên thị trường. Đặc biệt, với ưu thế về khoảng cách địa lý nhà cung ứng yếu tố

đầu vào, doanh nghiệp có thể thường xuyên xuống cơ sở sản xuất tạo lập mối quan hệ

nhằm xây dựng chân hàng vững chắc phục vụ hoạt động xuất khẩu. Như vậy để hoạt

động xuất khẩu đạt hiệu quả doanh nghiệp cần lựa chọn vị thế tối ưu phù hợp với khả

năng và điều kiện của mình.



36



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Quản trị kinh doanh



1.4.2.4 Uy tín của doanh nghiệp.

Uy tín của doanh nghiệp chính là tình cảm, là sự tin tưởng mà khách hàng dành

cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có uy tín cao, đối với khách hàng nhiều khi họ

mua hàng dựa trên uy tín của doanh nghiệp chứ không hoàn toàn dựa trên chất lượng

hàng của doanh nghiệp. Vì vây, uy tín cũng quyết định đến vị thế của doanh nghiệp

trên thị trường.

Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng khác

nhau, tốc độ và thời gian khác nhau...tạo nên một môi trường xuất khẩu phức tạp đối

với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt, những thay đổi này



tế

H

uế



để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tiến hành hoạt động



Đ



ại

họ

cK

in

h



xuất khẩu



37



Video liên quan

Chủ Đề