Khám chí hòa ở đâu

  •  27 Km
  •  55 Km
  •  94 Km
  •  149 Km
  •  166 Km
  •  223 Km
  •  241 Km
  •  1020 Km
  •  1038 Km
  •  1090 Km


 Không chỉ được các phạm nhân xem là ngôi nhà 'bất xuất"'một khi xui xẻo bị giam giữ, khám Chí Hoà [thuộc Q.10, TP. HCM] còn nổi tiếng bởi nhiều lời đồn đại ly kỳ.

Trại giam Chí Hòa, còn gọi là Khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP HCM, là nhà tù được người Pháp xây dựng từ năm 1943 nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Công trình được cho là do người Nhật khởi xướng sau khi đảo chính Pháp để giam tù nhân, tuy nhiên khi thi công chưa hoàn thành, họ đã rút khỏi Việt Nam. 

Sau đó, người Pháp tiếp tục công việc bỏ dở. Hầu như toàn bộ vật liệu như xi măng, sắt, thép đều chở từ Pháp sang. Ngày 8/3/1953, khi Khám Chí Hòa xây dựng hoàn chỉnh, Khám Lớn Sài Gòn bị phá bỏ. Ngoài một số tù nhân được phóng thích, còn lại khoảng 1.600 người cùng chiếc máy chém chuyển về Khám Chí Hòa.

Với diện tích 7 hecta, Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, 238 phòng. Trong đó có hai dãy nhà dành cho phạm nhân nữ. Nơi đây từng giam tù chính trị chống lại thực dân Pháp, chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nay, nơi này được Công an TP HCM dành cho các bị can trong các vụ án trên địa bàn.

 Khám Chí Hòa

Sở dĩ người ta cho rằng khám Chí Hòa là một biểu tượng phong thủy dùng để trấn yểm Sài Gòn là bởi kiến trúc của nó khá đặc biệt. Trại giam này được một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái. Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ: càn, khôn, chấn, tốn, cẩn, khảm, đoài, ly. Đây là công trình được đánh giá khá cao, bởi nó hòa hợp được những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp, vừa mang nét huyền bím âm dương ngũ hành của phương Đông.

Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trân bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín phía ngoài, còn phía trong toàn song sắt. Toàn khu trại giam chỉ có một cửa vào, người ta gọi đó là cửa Tử. Qua cửa này là hệ thống đường hầm. Điều đặc biệt nhất của khám Chí Hòa là tất cả các lối di chuyển bên trong đều được thiết kế theo cung vị. Chính vì thế, người bình thường khi bước qua cửa Tử sẽ mất hết phương hướng, như lạc vào một mê cung trận đồ, không thể tìm thấy lối ra.

Chính giữa hình bát giác là một sân rộng cũng được thiết kế theo hình bát quái đồ, với 8 khu hình tam giác chụm vào nhau. Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phu nước như cột cao của hồ Con Rùa đã nói ở phần trên. Nhìn từ trên cao, đài phun nước này có hình dáng như một thanh gươm đâm thẳng xuống đất. Những giai thoại về khám Chí Hòa đều ghi lại vai trò mấu chốt của thanh gươm này và gọi tên nó là “tru tiên kiếm”. Tru tiên kiếm trấn yểm khám Chí Hòa, khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ. Chính lối kiến trúc áp dụng bát quái trận đồ nhuốm màu sắc huyền linh này mà người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử.

Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch vốn là môn khoa học không phải bất kỳ ai cũng nghiên cứu và tiếp nhận được. Người ta xem khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ giữa lòng Sài Gòn, bởi lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công. Một là của người tù cộng sản vào năm 1945, và hai là của tên giang hồ khét tiếng Phước “tám ngón” sau đó 50 năm. Hiện tại, bát quái trận đồ đã bị san bằng một nóc nhà cũng bởi tính quá hoàn hảo của nó. Trước kia, các nhà nghiên cứu kinh dịch, lý số khi nhìn vào khám Chí Hòa đều lắc đầu bởi âm binh, chướng khí tại nơi này quá nặng.

 Tháp nước chính giữa trận đồ bát quái giống như thanh kiếm cắm xuống. Ảnh: CAND

Vì những tù nhân chẳng may qua đời ở đây thì linh hồn bị bát quái trận đồ giam giữ, không tài nào thoát ra được. Không biết thật giả ra sao, nhưng chính tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin vào điều này. Ông Diệm đã cho mời một thầy địa lý cao tay nhằm hóa giải một phần trận đồ. Và sau đó, nóc nhà khu GF của bát quái trận đồ vô cùng hoàn hảo đã bị san bằng.

Thuận theo ý trời, lòng người, ngoài cửa Tử, cửa Sanh đã được mở để cho các linh hồn được bay đi và sớm siêu thoát. Có thể những truyền thuyết, giai thoại nhuốm màu huyền linh, kỳ bí nhưng xét về khía cạnh khoa học ngày nay thì không có thật. Nhưng cũng phải thừa nhận, khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ hoàn hảo, ở đó giống như một mê cung đồ khiến ta mất hết mọi khái niệm về phương hướng lẫn không gian và thời gian

Ngày nay khoa học đã rất phát triển nhưng tự nhiên, vũ trụ vẫn còn đầy rẫy những bí ẩn mà chúng ta chưa thể lý giải đang chờ chúng ta khám phá. Bài viết này chỉ là nhát cắt phản ánh sự bí ẩn của kiến trúc cổ, với mong muốn đưa đến cho độc giả một vài giả thuyết mới.

                                                                                                     Theo  Diệp Thảo [t/h]/Khoevadep

Trại tạm giam Chí Hòa, quận 10, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo báo cáo của Công an TP.HCM, trại tạm giam Chí Hòa [số 324 đường Hòa Hưng, phường 12, quận 10] xây dựng lâu năm đã bị xuống cấp trầm trọng, không còn đảm bảo an toàn giam giữ phạm nhân và cũng đang quá tải.

Di dời vì xuống cấp, quá tải

Vì vậy Công an TP.HCM sẽ di dời trại tạm giam Chí Hòa về trại tạm giam T30 thuộc Công an TP.HCM ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi. Trại tạm giam T30 đang được sửa chữa để bảo đảm điều kiện hoạt động. Công an TP.HCM cho hay việc di dời sẽ hoàn thành trong quý 2-2021.

Theo Công an TP.HCM, chuyển trụ sở trại tạm giam Chí Hòa sang trụ sở trại tạm giam T30 là việc phải thực hiện. Tuy nhiên, việc di dời hiện vẫn còn không ít khó khăn do cơ sở vật chất trại tạm giam T30 cũng cần chỉnh sửa, hoàn thiện thêm nhằm đảm bảo an toàn trại giam, điều kiện ăn ở cho cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế. Công an TP.HCM cũng mong muốn thành lập bệnh viện tại trại tạm giam T30 ở Củ Chi. Bên cạnh đó, hiện ở khu vực trại tạm giam T30 còn hai trại tạm giam T17 và B34 ở gần đó cũng đang có mong muốn có bệnh viện chung.

Mới đây, thiếu tướng Lê Quốc Hùng - thứ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo một số cục nghiệp vụ của bộ cùng lãnh đạo Công an TP.HCM đã đi kiểm tra tình hình thực tế tại các hạng mục của công trình dự án trại tạm giam T30. Ông Hùng đã chỉ đạo các cục nghiệp vụ Bộ Công an cùng Công an TP.HCM bàn luận, tháo gỡ những khó khăn tồn tại, nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục để sớm di dời trại tạm giam Chí Hòa về trại tạm giam T30.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thiếu tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng Bộ Công an - cho biết trại tạm giam Chí Hòa quá tải nên Công an TP.HCM đề xuất di dời và đã được Bộ Công an chấp thuận chủ trương. Về công năng của trụ sở trại tạm giam Chí Hòa sau khi di dời, ông Xô cho biết nên giữ lại một phần để làm bảo tàng.

Theo nhiều nguồn tin, việc di dời trại tạm giam Chí Hòa đã được tính đến từ gần 20 năm trước. Có giai đoạn ngành công an dự định xây trại tạm giam mới tại huyện Nhà Bè nhưng không thành. Đầu năm 2019, tại một buổi làm việc với đoàn công tác Sở Quy hoạch kiến trúc, đại diện trại tạm giam Chí Hòa, đại diện Công an TP.HCM cũng đề cập đến việc di dời trại này đến Củ Chi, giao đất tại khu trại tạm giam Chí Hòa lại cho UBND TP.HCM.

Trong trại tạm giam Chí Hòa hiện có hơn 1.000 kho lưu giữ vật chứng từ trước năm 1975 đến nay, Công an TP.HCM đang xin đất để xây dựng kho lưu mới. Vị đại diện Công an TP.HCM khi đó cũng cho biết trong khuôn viên trại tạm giam Chí Hòa có một khu vực lưu niệm, có nơi thờ anh Nguyễn Văn Trỗi. Trụ sở này xây dựng theo kiến trúc Pháp, nếu như được giữ lại thành di tích thì rất hay.

Đề xuất bảo tồn và làm công trình công cộng

Với diện tích hơn 7ha nằm ngay trung tâm quận 10, trại tạm giam Chí Hòa là một trong những khu đất công hiếm hoi ở quận 10 vốn đang thiếu nhiều công trình công cộng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng nên dành khu đất này để xây dựng các công trình phục vụ người dân.

KTS Lê Văn Năm - nguyên kiến trúc sư trưởng TP.HCM - cho rằng khu vực quận 10 đang thiếu đất để làm cây xanh. Sau khi di dời, khu vực này chỉ nên giữ lại một vài kiến trúc để lưu dấu khu trại tạm giam, phần đất còn lại nên làm công viên cây xanh để tăng cường mảng xanh cho các quận trung tâm TP.HCM vốn còn rất ít đất công và ít cơ hội tăng diện tích mảng xanh. "Như nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội cũng rất nổi tiếng, hiện chỉ còn giữ lại phần cổng để lưu dấu, còn phần trong đã được cải tạo, xây dựng công trình mới" - ông Năm cho ý kiến.

Một chuyên gia ở Hội Quy hoạch đô thị TP.HCM cũng đề xuất nên dành phần lớn khu đất này để xây dựng các công trình công cộng phục vụ người dân như trường học, bệnh viện, công viên cây xanh. Theo một cán bộ ở Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM, trại tạm giam Chí Hòa là một trong những địa chỉ thuộc danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa của TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, loại hình là công trình lịch sử. Công trình này từ khi xây dựng hoàn thành đến nay có nhiều tên gọi như khám Chí Hòa, nhà lao Chí Hòa, nhà tù "Bát Quái" và tên gọi chính thức hiện nay là trại tạm giam Chí Hòa.

Theo Luật di sản, những công trình trong danh mục kiểm kê di tích sẽ được đối xử như di tích đã được xếp hạng. Vì công trình nằm trong danh mục kiểm kê nên Sở Văn hóa - thể thao đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị được khảo sát công trình này nhưng chưa được hợp tác.

Nhiều ý kiến ủng hộ việc lưu giữ trại tạm giam Chí Hòa để thành di tích, nơi ghi dấu nhiều cuộc đấu tranh của phong trào chống Pháp, chống Mỹ. Đây cũng là một trong những nhà tù nổi tiếng với cách xây dựng độc đáo, mang đậm quan niệm Á Đông mà người dân và du khách cũng rất muốn tham quan, khám phá.

Theo sách Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh [tập 3 - Nghệ thuật], khám Chí Hòa do Nhật giúp Pháp xây dựng năm 1943, có thể chứa từ 2.000 - 7.000 tù nhân, sinh hoạt như một tòa chung cư vĩ đại.

Một số tài liệu ghi chép cho thấy đến năm 1950, khám Chí Hòa xây hoàn tất. Bắt đầu từ đó, thực dân Pháp bỏ khám Catinat. Tất cả tù nhân ở Catinat và một phần phạm nhân ở Khám Lớn được chuyển sang Chí Hòa. Trong phạm vi trại tạm giam Chí Hòa hiện còn khám Chí Hòa là nơi đã từng giam cầm và xử tử anh Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.

D.N.HÀ - M.HÒA

Video liên quan

Chủ Đề