Nước cốt lá dứa để được bao lâu

Lá dứa có màu xanh vô cùng đẹp mắt, kết hợp với hương thơm dịu nhẹ, nên được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến và tạo màu trong các món ăn. Ngoài ra, nước lá dứa cũng là một loại thức uống hỗ trợ trong việc giảm nhiệt và rất tốt cho sức khỏe của người thưởng thức.

Nếu như bạn đang có ý định nấu xôi, làm bánh, pha trà,... và muốn tạo màu tự nhiên mà không cần dùng đến phẩm màu thì hãy tham khảo mẹo chiết nước cốt lá dứa mà 2Đẹp chia sẻ dưới đây nhé. Với cách làm này, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một cách đơn giản mà vẫn đảm bảo phần nước cốt có màu sắc đẹp mắt và dễ bảo quản. Cùng khám phá ngay thôi nào!

2. Cách chiết nước cốt lá dứa

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chiết nước cốt lá dứa:

  • Lá dứa
  • Máy xay sinh tố
  • Rây lọc lỗ nhỏ [nếu như nhà bạn không có sẵn rây thì cũng có thể sử dụng một miếng vải, khăn sạch nhé]
  • Chén hoặc tô

Công thức chiết nước cốt lá dứa

Bước 1: Thực hiện sơ chế lá dứa

- Lá dứa sau khi mua về bạn cần rửa sạch cùng với nước, rồi để riêng cho ráo. Tiếp đó, bạn hãy cắt bỏ đi phần có màu trắng ở dưới gốc của lá dứa đi.

- Tiếp theo, sử dụng kéo rồi cắt lá dứa ra thành nhiều đoạn nhỏ đều nhau để chút nữa trong quá trình xay lá dứa sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.

- Theo như kinh người của nhiều người chia sẻ, sau khi cắt lá dứa xong, bạn hãy cho chúng vào một chiếc tô, ngâm cùng với nước ấm 80 độ C trong 10 phút. Cách làm này sẽ giúp cho lá dứa giữ được màu và giảm bớt vị đắng.

Bước 2: Xay nhuyễn lá dứa với máy xay sinh tố

- Sau khi lá dứa đã ráo bớt nước, bạn hãy cho lá dứa vào trong một chiếc máy xay sinh tố, đổ vào thêm một chút nước đun sôi để nguội. Tùy theo vào việc bạn muốn màu sắc của lá dứa sau khi xay là nhạt hay đậm để điều chỉnh lượng nước sao cho hợp lý nhé. Nước thêm vào càng ít thì màu xanh của lá dứa sẽ càng đậm hơn và ngược lại. 

Bước 3: Lọc nước cốt lá dứa

- Sau khi xay lá dứa xong, bạn học đổ hỗn hợp ấy qua một chiếc rây và cho chảy vào trong bát [tô]. Sử dụng một chiếc muỗng để ấn phần bã của lá dứa cho nước cốt được chảy hết xuống. Hoặc nếu như bạn không có sẵn rây, thì có thể đặt một miếng vải hoặc một chiếc khăn lên rồi đổ nước dứa qua và túm lại, dùng tay bóp cho nước cốt lá dứa được chảy ra hết. 

- Bạn hãy bảo quản nước cốt lá dứa trong tủ lạnh và có thể sử dụng trong vòng 1 tuần nhé!

3. Cách sử dụng nước cốt lá dứa sau khi bảo quản trong tủ lạnh

- Nếu như bạn để nước cốt lá dứa trong ngăn mát tủ lạnh thì hãy gạt phần nước trong ở phía trên đi và sử dụng phần nước cốt lắng đọng ở phía dưới.

- Còn nếu như bạn để nước cốt lá dứa ở trong ngăn đá của tủ lạnh, thì sau khi lấy ra, bạn hãy cho vào chưng cách thủy để nước cốt chảy ra. Sau đó, bạn để yên nước cốt như vậy trong vòng 20 phút để phần nước cốt được lắng đọng xuống dưới, gạt bỏ phần nước trong phía trên đi là có thể sử dụng như bình thường.

Trên đây là mẹo chiết nước cốt lá dứa tại nhà, giúp bạn tạo màu cho những món ăn của gia đình mình mà không cần sử dụng đến phẩm màu. Chúc các bạn thành công!

1

Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ. Cho vào máy cùng với nước rồi xay nhuyễn. Nếu bạn xay số lượng nhiều thì không nên cho hết vào, như thế sẽ làm hỏng máy, thay vào đó cho nước vào trước, cho từng ít một lá dứa vào sau, cứ mỗi lần cho vào là mỗi lần xay nhuyễn. Sau đó trút vào lớp vải mỏng.

2

Bạn có thể dùng rây hoặc vải đều được, siết chặt tay để vắt được tối đa lượng nước cốt. Vắt kiệt nước cốt xong, bạn dùng ngay, nếu không dùng hết thì cho vào lọ thủy tinh sạch, cho vào tủ lạnh bảo quản.

3

Một khi bạn cho nước cốt lá dừa vào lọ, chỉ nên sử dụng trong vòng 18-22 giờ nhé. Ngoài ra nước lá dứa nếu để yên sẽ lắng xuống, bạn có thể bỏ bớt phần nước trong ở trên nếu muốn có lượng nước cốt đậm đặc hơn.

Video liên quan

Chủ Đề