Khẩu phần ăn của heo nái mang thai

Quản lý chăn nuôi hiện đại khuyến cáo sử dụng các chương trình riêng biệt, cho ăn riêng biệt cho từng đàn heo để mang lại giá trị dinh dưỡng tối ưu cho phù hợp từng điều kiện chuồng trại, giai đoạn và mục tiêu năng suất.

Nhu cầu dinh dưỡng của heo tùy thuộc nhiều yếu tố, bao gồm giống, mùa vụ, tuổi tác, sức khoẻ gia súc, giai đoạn trong chu kỳ sống. Một khẩu phần đồng nhất cho toàn đàn có thể sẽ không đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu khác nhau của tất cả con vật. Mấu chốt để cấu tạo chương trình cho ăn tối ưu cho heo là khả năng đề ra quyết định chính xác và đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho từng giai đoạn khác nhau của heo.

Hiển thị tất cả 15 kết quả

Giai đoạn I [84 ngày đầu] khối lượng bào thai đạt khoảng 25 – 30%; Giai đoạn II [khoảng 30 ngày cuối] bào thai phát triển nhanh, chiếm khoảng 65 – 70% khối lượng heo con sơ sinh. Vì vậy, để heo con đạt khối lượng sơ sinh cao cần tăng khoảng 25 – 30% lượng thức ăn cho heo nái mang thái ở giai đoạn II. Thông thường, heo nái mang thai cần 14% tỷ lệ protein thô, 0,9% tỷ lệ canxi và 0,45% tỷ lệ phốt pho trong khẩu phần ăn. Mùa hè có thể giảm mức ăn nhưng phải tăng lượng protein từ 14 – 16%, nâng mức khoáng và vitamin trong khẩu phần.

Trong thời kỳ mang thai, heo nái cần lượng chất khoáng nhiều hơn để phát triển hệ xương của bào thai. Khi khẩu phần ăn của heo mẹ không đủ, sẽ phải huy động nhiều chất khoáng từ cơ thể heo mẹ [đặc biệt là canxi và phốt pho từ xương] để nuôi thai. Vì thế, heo mẹ bị thiếu chất khoáng dễ dẫn tới bại liệt. Tuy nhiên cũng cần tránh vỗ béo heo quá mức trong giai đoạn heo gần sinh. Giai đoạn I: Cho ăn 1,8 – 2 kg/con/ngày; Giai đoạn II: 85 – 110 ngày, cho ăn 2 – 2,5 kg/con/ngày.

Thức ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, không bị ôi thiu, mốc. Cho ăn đúng giờ để kích thích tính thèm ăn cho nái, khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ. Cung cấp đủ nước sạch cho nái. Ngoài ra, mức ăn cho nái mang thai còn phụ thuộc vào thể trạng của nái [gầy, béo hay bình thường]. Điển hình như heo nái gầy phải cho ăn tăng, nái quá béo phải giảm thức ăn đã phối trộn nhưng lại tăng thức ăn thô xanh.

Ban Khoa học – Kỹ thuật – Người Chăn Nuôi

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Việc chăm sóc heo nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn.Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang thai.

Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày [ trung bình từ 114 - 116 ngày]. Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp. Trong thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn chửa kỳ 1: 1-84 ngày mang thai Thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai như hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ mà chứa nhiều thôi khô [thai gỗ]. Thừa chất dinh dưỡng cũng dẫn đến tiêu phôi và làm nái trở nên mập mỡ. Nái khi cai sữa quá gầy ốm không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ thiếu sữa khi cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp. Vì vậy phải định lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này phải hết sức chặt chẽ.

Thường trong giai đoạn mang thai kỳ một khẩu phần ăn : 1,8 -2 kg thức ăn.


2. Giai đoạn chửa kỳ 2 : 85 ngày - 110 ngàyĐây là thời kỳ thai đã lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất  trong máu mẹ để phát triển. Do đó việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong giai đoạn này là rất quan trọng.Khác với thời kỳ 1, thời kỳ này cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng[ đối với nái đẻ lứa đầu], nên cho nái ra sân cỏ hay sân cát vận động tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiên, để tăng sức đề kháng bệnh và nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho heo con trong sữa đầu.Ở thời kỳ này, tầm vóc nái năng nề chuồng trại phải khô tránh mưa, gió lùa, mật độ phù hợp, theo dõi kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục, vệ sinh chuồng đẻ...

Thời kỳ này khẩu phần ăn của nái vẫn giữ nguyên như thời kỳ 1.


3. Giai đoạn chửa kỳ 3: 110 -116 ngày[sinh]Lúc này nái sắp đẻ nên chuyển nái đến chuồng đẻ. Khu chuồng đẻ cần phải vệ sinh trước đó và chuẩn bị chuồng úm cho lợn con.

Khẩu phần ăn của lợn trong giai đoạn này cân giảm dần cho đến lúc nái đẻ: 2,5kg - 2kg - 1,5kg - 1kg - 0,5kg - 0. Việc giảm khẩu phần ăn cho nái khi gần đến ngày sinh, giúp cho bào thai không bị chèn ép và tạo stress làm cho nái tăng tiết hoocmon, làm nái dễ đẻ.

Nguồn tin: agriviet 

Con giống có vai trò quyết định tới việc giúp heo nái đẻ nhiều, heo con có sức sinh trưởng tốt, khi chọn heo mẹ, cần chọn con cái có mông nở, thân dài, 4 chân chắc, dáng đi nhanh nhẹn, lông thưa, mắt sáng. Heo có từ 12 vú trở lên, các vú nổi rõ cách đều nhau, không có vú kẹ, vú lép. Thời gian lựa chọn từ 2,5 - 3 tháng tuổi. Heo cái được sinh ra từ những heo mẹ có năng suất cao, đẻ sai con, nuôi con khéo, được chăm sóc từ những nơi không có dịch.


Thời gian mang thai của heo biến động 102 - 128 ngày     Ảnh: VM
 

Thời điểm mang thai

Sau khi phối giống 21 ngày không thấy nái động dục trở lại, nái đã mang thai. Thời gian mang kéo dài từ 114 - 116 ngày. Nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp.

Biểu hiện của heo đã mang thai, heo thường nằm sấp, xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. Tuyến vú phát triển to lên, bè ra.

Chăm sóc, thú y

Thường xuyên tắm chải cho nái, xoa bóp bầu vú để mạch máu dễ lưu thông, phát triển tuyến sữa, heo dễ quen người và dễ tiếp xúc khi đỡ đẻ, không tắm chải 5 ngày trước khi đẻ.

Cần tắm ghẻ cho heo 10 - 14 ngày trước ngày dự đẻ. Đây là yêu cầu bắt buộc để đề phòng heo mẹ bị ghẻ lây truyền sang heo con. Trước ngày dự đẻ 14 ngày tắm ghẻ lần 1 và sau đó 7 ngày tắm ghẻ lần 2.

Tiêm phòng định kỳ 1 năm 2 lần [tháng 5 và tháng 10 hoặc trước khi phối giống] các loại vaccine dịch tả, lở mồm long móng… Tuy nhiên không tiêm phòng cho heo nái những loại vaccine trên từ giai đoạn phối giống đến 30 ngày sau phối giống [trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra].

Chuồng nuôi

Chuồng nền hoặc sàn cách đất, đảm bảo chuồng nuôi ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Chuồng cần ánh sáng rọi vào buổi sáng, tránh mưa từ phía Tây và gió bấc lùa vào mùa rét.

Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho nái thời kỳ này có ảnh hưởng lớn tới heo con, vì vậy, để heo con đạt khối lượng sơ sinh cao cần tăng khoảng 25 - 30% lượng thức ăn cho heo nái chửa.

Giai đoạn I [84 ngày chửa đầu] khối lượng bào thai đạt khoảng 25 - 30%; giai đoạn II [khoảng 30 ngày chửa cuối] bào thai phát triển nhanh, chiếm khoảng 65 - 70% khối lượng heo con sơ sinh. Vì vậy, để heo con đạt khối lượng sơ sinh cao cần tăng khoảng 25 - 30% lượng thức ăn cho heo nái chửa kỳ II. Thông thường, heo nái chửa cần 14% tỷ lệ protein thô, 0,9% tỷ lệ canxi và 0,45% tỷ lệ phốt pho trong khẩu phần ăn. Mùa hè có thể giảm mức ăn nhưng phải tăng lượng protein từ 14 - 16%, nâng mức khoáng và vitamin trong khẩu phần.

Khẩu phần ăn

Trong thời kỳ mang thai, heo nái cần lượng chất khoáng nhiều hơn để phát triển hệ xương của bào thai. Khi khẩu phần ăn của heo mẹ không đủ, sẽ phải huy động nhiều chất khoáng từ cơ thể heo mẹ [đặc biệt là canxi và phốt pho từ xương] để nuôi thai. Vì thế, heo mẹ bị thiếu chất khoáng dễ dẫn tới bại liệt. Tuy nhiên cũng cần tránh vỗ béo heo quá mức trong giai đoạn heo gần sinh.

Giai đoạn I: Cho ăn 1,8 - 2 kg/con/ngày.

Giai đoạn II: 85 - 110 ngày, cho ăn: 2 - 2,5 kg/con/ngày.

Thức ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, không bị ôi thiu, mốc. Cho ăn đúng giờ để kích thích tính thèm ăn cho nái, khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ. Cung cấp đủ nước sạch cho nái.

Mức ăn cho nái chửa còn phụ thuộc vào thể trạng của nái [gầy, béo hay bình thường]. Heo nái gầy phải cho ăn tăng, nái quá béo phải giảm thức ăn đã phối trộn nhưng lại tăng thức ăn thô xanh.

Vào mùa đông, khi nhiệt độ trong chuồng nuôi dưới 150C, cần cho heo nái ăn tăng thêm [0,2 - 0,3 kg thức ăn/nái/ngày] để bù vào phần năng lượng mất đi do phải chống lạnh.

Đảm bảo chế độ vận động cho heo nhưng yên tĩnh và không xáo trộn đàn. Chuồng trại thoáng mát, duy trì nhiệt độ 26 - 280C là tốt nhất.

Lưu ý:

Heo chửa quá ngày:

Thời gian mang thai của heo biến động 102 - 128 ngày. Nếu quá thời gian trên, khi đến ngày đẻ nhưng heo vẫn sa nầm sữa, không có biểu hiện cắn ổ, heo vẫn ăn uống tốt, sau đó nầm sữa teo đi, âm hộ trở lại trạng thái bình thường. Khi thấy tình huống này, cần cố định heo nái, dùng ván hoặc cửa gỗ ép heo vào một góc chuồng. Dùng dây buộc miệng trên của heo, kéo treo dây lên hoặc vật heo nằm ngửa để can thiệp. Dùng ống dẫn tinh quản đưa qua cổ tử cung. Thụt từ 3 - 5 lít nước xà phòng 0,1 - 0,2% vào tử cung. Khi bơm hết số nước xà phòng ấn định, dùng tay vỗ mạnh vào mông nái, rút tinh quản ra và thả heo.

Đỡ đẻ 12 - 48 giờ sau đó, nái có biểu hiện cắn tổ đẻ. Đẻ bình thường không cần can thiệp trong quá trình đẻ. Nếu thai bị khô cứng nằm ở tử cung, nếu tử cung đã mở ta thụt tiếp nước xà phòng để tử cung không bó chặt lấy thai và làm trơn đường sinh dục sau đó lôi thai ra. Nếu 2 ngày chưa thấy heo có biểu hiện, có thể tiêm thuốc gây sẩy thai như: Oestrogenum folliculinum với liều 2.000 - 4.000 UI hoặc dùng Hexoestrolum với liều 4.000 - 6.000 UI. Các trường hợp thai bị mềm nhũn, thai bị thối rữa đều thụt được nước xà phòng và nhanh chóng lấy hết thai ra. Sau đó tử cung đã mở có thể tiêm bắp Oxytoxin với liều lượng 10 - 40 UI nhằm tăng cường co bóp của tử cung tống thai đã chết ra ngoài.

Nhận biết heo nái sắp sinh:

Căn cứ vào ngày phối giống có chửa để dự tính ngày đẻ dự kiến. Những biểu hiện của nái sắp sinh như thường đi lại nhiều, bồn chồn đái dắt [tiểu mót], đi phân lắt nhắt nhiều chỗ. Biểu hiện hay cào ổ, cào chân vào nền chuồng, cắn song chuồng hay máng ăn...

 Theo dõi thường xuyên những biểu hiện của heo nái trong toàn bộ quá trình đẻ, nếu có biểu hiện bất thường, phải có biện pháp xử lý ngay.

Video liên quan

Chủ Đề