Khi đánh bại được quân đường và xưng đế, mai thúc loan đã xây dựng thành nào làm quốc đô?

Vua Mai Hắc Đế. Ảnh minh họa

Ông có một tuổi thơ khổ cực, mất mát đau thương nhưng không bao giờ gục ngã, lập nên những trang oanh liệt hiếm có trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Địa linh động Cồn Chèn

Động Cồn Chèn ngày nay thuộc địa phận xóm 1 xã Nam Thái, có độ cao khoảng 30-40m, chạy theo hướng Bắc-Nam, trước đây thuộc kẻ Trừng, sau thuộc làng Ngọc Trừng, xã Đông Liệt.

Xét về mặt phong thủy, đây là một địa thế nhất nhì trong vùng - mảnh đất đế vương. Từ động Cồn Chèn, nhìn về phía Tây Bắc, thuộc xã Thanh Khai và xã Thanh Lương thuộc huyện Thanh Chương có núi Ngũ Mã và núi Phượng Hoàng.

Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu 713. Nguồn: Internet.

Các bậc Nho sĩ xưa cho rằng 5 ngọn núi này giống như 5 con ngựa đang phi, nên gọi là "Ngũ Mã tề phi". Núi Phượng Hoàng trông giống hình con chim Phượng hoàng đang vỗ cánh hướng về phía Đông cùng với núi Ngũ Mã tạo thành một quần thể núi non hùng vĩ.

Dưới chân núi Ngũ Mã và núi Phượng Hoàng có sông Gang chảy ra sông Lam. Theo các bậc tiền nhân, đây chính là thế sơn dồn, thủy tụ, góp phần tạo nên linh địa cho vùng đất Ngọc Trừng.

Từ động Cồn Chèn nhìn về hướng Nam có dãy Đụn Sơn [núi Gấu] hay Hùng Lĩnh, hướng Đông và Đông Bắc là núi Dẻ và cồn Sui.

Dưới chân động Cồn Chèn có cánh đồng Bàu Chò Cùng, đồng Cựa Chùa. Về mùa mưa lũ, toàn bộ vùng đất này nước ngập trắng xóa, động Cồn Chèn chẳng khác gì một ốc đảo chơ vơ giữa biển nước mênh mông.

Tuổi thơ khổ cực

Sách Thiên Nam Ngữ Lục chép, thân mẫu Vua Mai đến xem nấu muối bị một làn khói muối ngũ sắc bao lấy mình mà có thai.

Tình thế éo le, để tránh điều đàm tiếu của dân làng, bà rời làng Mai Phụ [Thạch Hà, Hà Tĩnh] ngược dòng sông Lam tìm đến động Cồn Chèn, dựng nhà trên đỉnh động, sinh cơ lập nghiệp từ đây.

Động Cồn Chèn nơi Mai Thúc Loan chào đời. Nguồn: Sách địa danh di tích lịch sử-văn hóa lễ hội vua Mai ở Nam Đàn.

Truyền thuyết kể lại, bà thường vào rừng hái rau, măng, đốn củi đem xuống chợ Sa Nam [Nam Đàn] để bán, mua gạo. Bà còn xuống đồng Bàu Chò Cùng, đồng Cựa Chùa, bàu Ngan, sông Gang mò cua, bắt ốc để mưu sinh.

Chính trong ngôi nhà tranh nhỏ trên động Cồn Chèn, được sự đùm bọc, chở che của nhân dân, vào một buổi sáng sớm, thân mẫu chuyển dạ dưới gốc mai, sinh ra Vua, đặt tên là Mai Thúc Loan.

Cho đến nay chưa có tài liệu nào ghi lại chính xác năm sinh của Vua, mà chỉ biết năm mất [722]. Nói về công lao to lớn của thân mẫu, tại đền thờ của bà, có một bức đại tự sơn son thếp vàng với nội dung:

Từ mẫu sinh minh đế

[Bà mẹ hiền từ đã sinh ra một vị hoàng đế thông minh sáng suốt]

Không người thân, họ hàng, cuộc sống của mẹ con Mai Thúc Loan trải qua bao đắng cay, cực khổ. Mai Thúc Loan lớn lên trong sự yêu thương, che chở của mẹ và ông luôn cố gắng để trở thành nguồn động lực của cho bà.

Là người con hiếu thảo, từ nhỏ, Mai Thúc Loan đã theo mẹ vào rừng hái rau, hái măng, đốn củi đem xuống chợ để bán. Lớn lên, ông đi chăn trâu cho nhà giàu trong vùng đỡ đần mẹ. Cuộc sống lam lũ, nghèo khó dường như đã tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho người anh hùng sớm nuôi chí lớn.

Mai Thúc Loan nổi tiếng là người có sức khỏe, thông minh, tài trí hơn người và là một trong những đô vật nổi tiếng khắp vùng. Ông cũng thường cùng các phường săn vào núi Hùng Sơn, Phượng Hoàng, Đại Huệ… săn thú.

Động Cồn Đền nơi Mai Thúc Loan đi săn. Nguồn: Sách địa danh di tích lịch sử-văn hóa lễ hội vua Mai ở Nam Đàn.

Biến cố đau thương và trang sử oanh liệt chống ngoại xâm

Cuộc sống thanh bình và yên ấm của hai mẹ con trong ngôi nhà nhỏ trên động Cồn Chèn sớm kết thúc bởi một tai họa ập đến. Vào một buổi sáng mai, thân mẫu của Mai Thúc Loan vào động Cồn Hổ để lấy củi, không may bị hổ dữ ăn thịt.

Nghe tiếng hổ gầm, Mai Thúc Loan cùng dân làng vào rừng tìm cách cứu mẹ. Đến nơi, thì hổ đã ăn thịt bà. Thương mẹ, ông cùng mọi người đánh hổ.

Con hổ vì quá sợ đã chạy từ động Cồn Hổ, sang động Cồn Sui. Đến núi Dẻ, Mai Thúc Loan cùng mọi người giết được hổ dữ, thu nhặt thi hài của mẹ về an táng.

Động Con Hổ nơi thân mẫu Mai Thúc Loan bị hổ vồ. Nguồn: Sách địa danh di tích lịch sử-văn hóa lễ hội vua Mai ở Nam Đàn

Trước họa đô hộ và bóc lột của nhà Đường, gác lại nỗi đau riêng, Mai Thúc Loan đi khắp vùng miền núi đến miền biển để kết thân với các hào trưởng, quý tộc, tù trưởng nhằm mưu nghiệp lớn cứu nước, cứu dân.

Được sự ủng hộ của đông đảo quý tộc, hào trưởng, tù trưởng cùng đại bộ phận nhân dân Hoan-Diễn và 32 châu quanh vùng cũng như sự ủng hộ của các nước Kim Lân, Xảo Oa, Java, Chân Lạp [theo sử cũ chép lại, lực lượng quân đội lúc này của Mai Thúc Loan lên đến hơn 40 vạn].

Năm 713, Mai Thúc Loan chọn làng Vạn An [Nam Đàn, Nghệ An] làm đại bản doanh, dựng cờ khởi nghĩa và sớm lật đổ toàn bộ ách thống trị của nhà Đường, giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc.

Ông xưng Đế, tục gọi là Mai Hắc Đế, đại bản doanh Vạn An trở thành quốc đô của một quốc gia độc lập, tự chủ.

Nói về cuộc đời và sự nghiệp của Mai Thúc Loan, tại đền thờ thân mẫu Vua có đôi câu đối khắc đá, ngắn gọn mà diễn tả thâm sâu:

Tiểu thời diệt hổ, vị mẫu báo thâm thù

Đại thời bình tặc, vị dân trừ đại nhục

[Khi còn nhỏ đã diệt hổ trả mối thù sâu nặng cho mẹ

Khi lớn khôn thì đánh đuổi giặc ngoại xâm để tiêu trừ mối nhục lớn cho nhân dân

Lời bình: Người anh hùng chỉ một phen nổi dậy mà phá tan được xiềng xích đô hộ của nhà Đường, lại đoàn kết các nước lân bang, há chẳng phải có tài nhìn xa trông rộng và uy dũng hiếm thấy sao.

Lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành; ý chí và nghị lực phi thường là thứ giúp con người thành công dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào; tinh thần yêu nước, xả thân vì nghĩa lớn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc.

Theo PV [Trí Thức Trẻ][Dân Việt]

[Baonghean.vn] - Cho đến ngày nay, trải qua hơn 600 năm, nhân dân quanh vùng Tây Đô, thuộc huyện Vĩnh Lộc,tỉnh Thanh Hóa vẫn còn truyền miệng bàn luận về nhà Hồ [Hồ Quý Ly] xây thành đắp lũy kiên cố, phu phen tạp dịch nặng nề làm mất lòng dân, là một trong những nguyên nhân để xã tắc sơn hà rơi vào tay giặc.  Trái lại, thành Vạn An ở Nam Đàn [Nghệ An], do Mai Thúc Loan tổ chức xây dựng, lại được nhân dân ca ngợi, coi đó là là biểu tượng của toàn dân đánh giặc, một “duyên cớ” để nhân dân nhớ về người tự hào xưng đế đầu tiên của các triều đại phong kiến nước ta, cách đây  tròn 1290 năm. 

                                     Tác giả thăm thành nhà HồThành nhà Hồ được xây dựng từ năm 1397, khi vua Trần Thuận Tông giao nhiệm vụ cho Hồ Quý Ly vào động An Tôn [thuộc địa bàn 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, ngày nay] để xây thành đắp lũy, dựng cung điện, lập miếu thờ. Khi lên ngôi vua [năm  1400],  Hồ Quý Ly đặt Quốc hiệu nước ta là Đại Ngu, tiếp tục định đô tại thành này. Thành có hình chữ nhật, chiều rộng 870,5m chiều dài 883 m. Bốn cửa thành bằng đá ghép vòm và xung quanh cũng ghép bằng đá, gạch rất vững chắc. Khi giặc Minh xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly chống cự không nổi phải về Thanh Hóa, rồi bị bắt giải đi Trung Quốc; Nhà Hồ  trị vì được 7 năm . Thành Vạn An, được xây dựng nên bởi Mai Thúc Loan khởi nghĩa chống quân xâm lược Nhà Đường năm 722-7726. Khác với Hồ Quý Ly xuất thân “danh gia vọng tộc” rường cột  trong triều đình, Mai Thúc Loan là con mồ côi cha, ở với mẹ, sinh ra và lớn lên ở vùng núi Ngọc Trừng [nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An]. Sự nghiệp được nhen nhóm từ cuộc khởi nghĩa mà Mai Thúc Loan cùng đoàn dân phu gánh vải sang cống nạp cho triều Đường. Sau cuộc khởi nghĩa, nhân dân tôn ông là Mai Hắc Đế. Ông cùng Nghĩa Quân và nhân dân quanh vùng đã xây thành Vạn An để làm căn cứ chống giặc lâu dài. Thành này dài hơn 1000 m, nối căn cứ Vệ Sơn nơi dựng cờ  đầu tiên với Rú Đụn, dọc theo bờ sông Lam. Sự nhất trí quân dân thể hiện trong câu hát ru trong dân gian dến nay vẫn còn lưu lại:                                     Con ơi con nhủ cho lành                           Để ông Mai Đế xây thành Vạn An.Khi có căn cứ địa vững chắc, binh hùng tướng mạnh, Mai Thúc Loan đã kéo 30 vạn quân [trong đó có liên quân ngoại bang: Lâm Ấp, Chân Lạp 20 vạn] đã tiến vào giải phóng thành Tống Bình [Hà Nội]. Đô hộ phủ nhà Đường [Quang Sở Khách] buộc phải bỏ chạy, Mại Thúc Loan xưng đế đặt tên nước là Vạn An, mọi chế độ nhà Đường đặt ra trước đây đều được bãi bỏ.  Nhà Đường căm giận, cho Dương Tự Húc thống lĩnh 10 vạn binh mã tinh nhuệ sang đàn áp. Quân của Mai Thúc Loan lúc đó chỉ có chỉ 10 vạn [liên quân đã về nước] vũ khí thô sơ, nên không giữ nổi thành Tống Bình, phải lui về thành Vạn An để cầm cự tính kế lâu dài. Tại đó nghĩa quân cùng nhân dân quanh vùng đã chiến đấu ngoan cường “máu chảy thành sông, xương chất thành gò”.  Sau ba đợt tấn công, quân Đường chịu tổn thất lớn nhưng cuối cùng đã tràn qua được thành Vạn An. Vua Mai bị thương buộc phải rút về căn cứ vòng trong rồi mất. Phòng tuyến thành Vạn An thất thủ nhưng người con trai của Mai Thúc Loan [Mai Thúc Huy] vẫn chiến đấu kiên cường quanh Thành, khiến giặc mất ăn mất ngủ. Mãi cho đến năm 726, quân Đường mới bình định xong tàn quân  khởi nghĩa  quanh vùng thành này.

                         Đền thờ Mai Hắc Đế trong thành Vạn AnThành Vạn An sau gần 1300 năm không còn vết tích đồ sộ như thành nhà Hồ nhưng dấu vết vẫn còn. Mỗi lần qua Nam Đàn hay tham quan thành nhà Hồ người ta vẫn thường thầm nhắc: Đã từng có một thời thành Vạn An. Cuộc đời và sự nghiệp Mai Hắc Đế còn sống mãi thì tên thành Vạn An vẫn được lưu truyền mãi trong dân gian mà trước hết là sự đồng lòng của vua tôi cùng xây thành đánh giặc. Bốn câu trong bài thơ thất ngôn bát cú vẫn còn vang vọng:              Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng            Vạn An thành lũy khói hương xông            Bốn phương Mai Đế lừng uy đức

            Trăm trận Lý Đường phục võ công…

Hoàng Chỉnh

Video liên quan

Chủ Đề