Khi dự trữ thức ăn vật nuôi cần sử dụng những phương pháp nào

Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

Cũng như con người, vật nuôi luôn cần thức ăn để duy trì sự sống. Nhưng thức ăn vật nuôi lại cần được chế biến và dự trữ thường xuyên. Vậy tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Hãy cùng Thư Viện Hỏi Đáp tìm hiểu! Thức ăn chính là nguồn cung cấp cho vật nuôi các nguyên liệu để tạo ra các dạng sản phẩm chăn nuôi khác nhau. Vậy tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Mục đích của việc làm này là gì? Mời các bạn đi tìm câu trả lời với Thư Viện Hỏi Đáp! Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Liên hệ thực tế gia đình Phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi vì việc làm này mang lại rất nhiều lợi ích to lớn đối với các hoạt động chăn nuôi của con người. Mục đích của việc chế biến thức ăn vật nuôi: Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được. Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều hơn. Thức ăn được chế biến sẽ dễ tiêu hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của vật nuôi. Giảm khối lượng thức ăn để tích trữ được nhiều hơn và dễ bảo quản. Giảm độ thô cứng của thức ăn, loại bỏ đi các chất độc hại. Tăng giá trị dinh dưỡng cho thức ăn, giúp vật nuôi hấp thu tốt hơn. Mục đích của việc dự trữ thức ăn vật nuôi:  Giúp bảo quản thức ăn, giữ cho thức ăn lâu bị hỏng. Tiết kiệm thời gian, công sức khi cho vật nuôi ăn. Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi, có thể ứng phó kịp thời trong các tình huống bão, lũ, dịch bệnh,…

Tối ưu hóa chi phí trong chăn nuôi.

Thực tế ở các gia đình, người ta rất hay sử dụng các phương pháp để chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Ví dụ, vào vụ lúa xuân – hè, có rất nhiều thức ăn xanh. Vật nuôi không ăn hết nên người ta mang đi phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ thức ăn cho vật nuôi khi mùa đông đến. Hạt đậu tương khi được làm chín sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn. Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột như khoai, sắn đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp cho vật nuôi ăn ngon miệng hơn. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Ví dụ cho từng phương pháp Ngày nay, có rất nhiều phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Những biện pháp này giúp tiết kiệm chi phí, công sức mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cao trong thức ăn cho vật nuôi. Các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi Phương pháp vật lí Đối với thức ăn thô xanh như rau, cỏ thì cắt ngắn thành nhiều đoạn nhỏ cho dễ ăn. Các loại thức ăn hạt nên nghiền nhỏ. Nếu thức ăn là dạng củ, thái lát giúp vật nuôi dễ tiêu hóa. Một số loại thức ăn chứa độc tố, khó tiêu tốt nhất nên xử lí nhiệt như rang hay luộc, đun sôi. Phương pháp hóa học Các thức ăn có nhiều tinh bột, có thể đường hóa tinh bột. Rơm, rạ có chứa nhiều chất xơ nên kiềm hóa, tạo nên nhiều dinh dưỡng trong thức ăn. Phương pháp vi sinh vật học Người ta dùng men rượu và nước sạch để ủ men các loại bột, tạo nên mùi thơm và dinh dưỡng để kích thích vật nuôi ngon miệng hơn.

Ngoài ra, có thể pha trộn nhiều loại thức ăn với nhau để tạo ra thức ăn hỗn hợp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi.

Các phương pháp dự trữ thức ăn vật nuôi Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp phơi nắng hoặc sấy khô như phơi cỏ, rơm rạ và các loại củ, hạt. Với thức ăn nhiều nước, tươi thì có thể ủ xanh.

Để bảo quản nguồn thức ăn được tốt hơn, cần xây kho dự trữ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Rang luộc thuộc phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi nào? Rang luộc là phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi bằng phương pháp vật lí. Phương pháp này sử dụng nhiệt độ để xử lí thức ăn có chất độc hại, khó tiêu như hạt đậu, đỗ,…

Phương pháp rang luộc thức ăn được sử dụng nhiều cho các vật nuôi như gà, vịt, lợn,… Phương pháp vật lí này giúp chế biến thức ăn nhanh chóng và có thể dễ dàng bảo quản.

Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta? Ở nước ta thường sử dụng hai phương pháp để dự trữ thức ăn vật nuôi là: Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than,… Lúa sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô thành rơm. Ngô, sắn, khoai lang,… cũng được phơi hoặc sấy khô để bảo quản.

Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn. Các loại cỏ, rau xanh hoặc rơm rạ đều có thể ủ xanh được.

Như vậy, chúng ta đã biết được lí do tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nếu như nhà bạn đang có vật nuôi, hãy thử áp dụng hết những phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn trong bài viết. Hi vọng bài viết của Thư Viện Hỏi Đáp sẽ giúp ích cho các bạn!

#Tại #sao #phải #chế #biến #và #dự #trữ #thức #ăn #vật #nuôi

  • Khi dự trữ thức ăn vật nuôi cần sử dụng những phương pháp nào

Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 39: Chế biến và dữ trữ thức ăn cho vật nuôi

Thông qua nội dung bài 39 trong chương trình Công nghệ 7 do LuatTreEm tổng hợp sẽ giúp các em tìm hiểu mục đích của chế biến thức ăn và các phương pháp dự trữ thức ăn. Mời các em cùng tham khảo!

a. Chế biến thức ăn

  • Làm tăng mùi vị ,tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa
  • Làm giảm bớt khối lượng, giảm độ khô cứng, khử bỏ chất độc hại
  • Ví dụ: Nấu chín đậu tương để tiêu hóa tốt. Ủ thức ăn tinh bột với men rượu làm cho thơm ngon miệng.

b. Dự trữ thức ăn

  • Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
  • Ví dụ: Vụ xuân,vụ hè thu có nhiều thức ăn xanh,vật nuôi ăn không hết, người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

Một số phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi

1.2. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn

a. Các phương pháp chế biến thức ăn

Các phương pháp chế biến thức ăn cho vạt nuôi

  • Phương pháp vật lí: cắt ngắn, nghiền nhỏ và xử lí nhiệt đối với thức ăn từ hạt, xử lí nhiệt với thức ăn có chất độc.
  • Phương pháp hóa học: kiềm hóa rơm rạ đối với thức ăn xơ, đường hóa tinh bột đối với thức ăn giàu tinh bột.
  • Phương pháp vi sinh vật học: ủ lên men 
  • Phương pháp hỗn hợp: phối trộn tạo thức ăn hỗn hợp

b. Một số phương pháp dự trữ thức ăn

– Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn, trong chăn nuôi thường sử dụng hai phương pháp sau:

  • Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt Mặt trời hoặc sấy bằng điện, than.
  • Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.

– Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

– Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.

Một số phương pháp dự trữ thức ăn

Câu 1: Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để làm gì?

Gợi ý trả lời

– Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để:

  • Phơi khô dự trữ đến mùa đông
  • Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông

Câu 2: Có mấy phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

Gợi ý trả lời

– Có 3 phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

  • Phương pháp vật lý
  • Phương pháp hóa học
  • Phương pháp vi sinh học

3. Luyện tập Bài 39 Công Nghệ 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được mục đích, phương pháp chế biến và dự trữ một số loại thức ăn cho vật nuôi.
  • Rèn luyện các kỹ năng làm việc với SGK, phân tích tranh ảnh để lấy thông tin.
  • Có ý thức tiết kiệm thức ăn vật nuôi.
  • Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1: Mục đích của chế biến thức ăn là gì?

    • A.
      Làm tăng mùi vị
    • B.
      Tăng tính ngon miệng
    • C.
      Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại
    • D.
      Tất cả đều đúng
  • Câu 2: Mục đích của dự trữ thức ăn là gì?

    • A.
      Làm tăng mùi vị
    • B.
      Tăng tính ngon miệng
    • C.
      Giữ thức ăn lâu hỏng
    • D.
      Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại
  • Câu 3: Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi như thế nào?

    • A.
      Ăn ngon miệng hơn
    • B.
      Tiêu hóa tốt hơn
    • C.
      Khử bỏ chất độc hại
    • D.
      Cả A, B và C đều sai

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 106 SGK Công nghệ 7

Bài tập 2 trang 106 SGK Công nghệ 7

Bài tập 3 trang 106 SGK Công nghệ 7

4. Hỏi đáp Bài 39 Chương 1 Công Nghệ 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7