Khi nào nhà thờ mở cửa lại 2022

TPO - Được dự kiến hoàn thành vào năm 2023, tuy nhiên đến nay dự án tu bổ công trình Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM vẫn còn nhiều dang dở. Người dân đang băn khoăn đặt câu hỏi, liệu công trình có hoàn thành đúng tiến độ để du khách được vào tham quan?

Nhà thờ Đức Bà, công trình được xem là biểu tượng của TPHCM

Ngày 6/8, tranh thủ dịp nghỉ cuối tuần anh Nguyễn Văn Ngọc [40 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh] đưa vợ và 2 con nhỏ vào trung tâm TPHCM đi tham quan. Sau khi rời Thảo cầm viên, gia đình anh đã đến trước tượng thờ Đức Mẹ Hòa Bình đặt trước nhà thờ kính cẩn hành lễ.

Anh Ngọc cho biết: “Từ khi dịch tạm lắng đến nay, cả gia đình tôi mới vào trung tâm thành phố đi chơi. Tôi muốn đưa con mình đến đây để các bé được tiếp cận với biểu tượng của Công giáo ở Việt Nam và một trong những công trình kiến trúc độc đáo của TPHCM. Chúng tôi đang chờ đợi thời công trình hoàn tất trùng tu để được vào tham quan nhưng không biết các đơn vị thi công có kịp tiến độ vào năm 2023 như thông tin đã công bố”.

Công trình được xây dựng từ năm 1887 đến nay đã xuống cấp đang được trùng tu

Nhà thờ Đức Bà được xây dựng năm 1877 đến năm 1880 công trình hoàn thành và được Tòa thánh Vatican phong hàng tiểu Vương cung Thánh đường. Từ năm 1959 tên gọi chính thức của nhà thờ là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Đây là công trình kiến trúc đặc sắc từ thời Pháp thuộc do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít được mang từ Pháp sang phục vụ xây dựng. Mặt ngoài của nhà thờ xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, hiện vẫn còn màu sắc hồng tươi.

Trong thời gian trùng tu, du khách không được vào tham quan nhưng các lễ trong tuần vẫn được cử hành

Nhà thờ tọa lạc tại trung tâm Quận 1, TPHCM với công trình kiến trúc độc đáo là địa điểm giáo dân tập trung làm lễ vào các dịp lễ, Tết, nhất là Lễ Giáng sinh. Hiện nay, Nhà thờ Đức Bà là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước khi đến TPHCM, đây cũng là địa điểm quen thuộc của nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh lưu niệm hoặc ảnh cưới.

Hơn 140 năm sử dụng, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, UBND TPHCM đã phê duyệt việc tu sửa Nhà thờ Đức Bà vào năm 2017. Ban đầu, dự kiến việc trùng tu sẽ hoàn thành vào năm 2019. Tuy nhiên, sau quá trình thẩm định, việc sửa chữa cần nhiều thời gian hơn nên Tổng giáo phận TPHCM đã xin gia hạn việc thi công đến năm 2023. Hiện nhà thờ vẫn hoạt động bình thường, chỉ du khách không được vào tham quan.

Rất đông người dân và du khách mỗi ngày vẫn đến chiêm ngưỡng nhà thờ dù đang trong thời gian tôn tạo

Liên quan đến tiến độ tu bổ của Nhà thờ Đức Bà, tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh và phục hồi kinh tế ngày 4/8, ông Lâm Ngô Hoàng Anh, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao, TPHCM cho biết: “Dự án tu bổ công trình Nhà thờ Đức Bà được khởi công vào năm 2017, dự kiến hoàn thành vào năm 2023 bằng nguồn vốn xã hội hóa do Tòa Tổng Giám mục thành phố làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do các khó khăn vì dịch bệnh COVID-19 kéo dài nên công trình không thể hoàn thành tiến độ đề ra”.

Theo ông Hoàng Anh, để tu bổ, phục hồi công trình một số nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài như Bỉ, Pháp, Đức. Thời gian qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn cầu nên việc nhập nguyên vật liệu bị gián đoạn.

Tượng Đức Mẹ Hòa Bình đặt trong khu vực công viên phía trước nhà thờ

Mặt khác, quá trình thi công tu bổ, tôn tạo phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ của Luật Di sản văn hóa và các quy định khác có liên quan nhằm đảm bảo tính khoa học, tính nguyên trạng của một trong những công trình biểu tượng của thành phố.

Người dân và du khách đều kỳ vọng công trình sớm trùng tu xong để được vào tham quan nhà thờ

Hiện nay các đơn vị đang khắc phục những khó khăn do dịch bệnh, tiếp tục tu bổ công trình. Dự kiến, tiến độ thi công công trình sẽ kéo dài đến năm 2027. Khi công trình hoàn thành, hàng rào xung quanh sẽ được tháo dỡ.

Ngày đầu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn mở cửa trở lại sau 6 tháng giãn cách

Quan tài hình nhân dưới Nhà thờ Đức Bà

Vân Sơn

Nhà thờ Tân Định hiện nay là một trong bảy ngôi nhà thờ, tu viện xưa nhất đất Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn: Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn [1863], nhà thờ Tân Định [1876], nhà thờ Đức Bà Sài Gòn [1880], nhà thờ Chợ Quán [1882], nhà thờ Cha Tam [1902], nhà thờ Chí Hòa [1903] và nhà thờ Huyện Sỹ [1905].

  • Hàng chục quái xế đua xe trái phép bị tóm gọn

    Ngày 2/9, Phòng CSGT và Phòng Cảnh sát cơ động [Công an tỉnh Bình Định], Đội CSGT - Trật tự [CA TP.Quy Nhơn] và một số cơ quan nghiệp vụ của Công an thành phố đã phối hợp, nhanh chóng bắt giữ nhóm thanh niên hơn 40 đối tượng điều khiển mô tô và ô tô tụ tập đua kéo nẹt pô chạy xe tốc độ cao.

  • Apple phát hành bản cập nhật cho iOS 12

    Mới đây, Apple đã phát hành bản cập nhật iOS 12.5.6 dành cho các mẫu iPhone, iPad đời cũ nhằm khắc phục một số lỗ hổng có thể đã bị khai thác trong tự nhiên.

  • Làm rõ vụ người đàn ông tử vong ở nghĩa địa

    Ngày 2/9, thông tin từ Công an huyện Ba Vì [Hà Nội] cho biết, đơn vị vừa tiến hành điều tra làm rõ vụ người đàn ông tử vong tại khu vực nghĩa địa, thuộc thị trấn Tây Đăng xảy ra vào cách đây hơn 3 tháng là do sốc ma túy, đồng thời xác định, nơi phát hiện thi thể không phải là hiện trường ban đầu xảy ra vụ việc.

  • Rạp phim Việt ảm đạm dịp lễ 2/9

    So với mùa phim Tết, khán giả yêu điện ảnh có ít lựa chọn hơn trong dịp lễ 2/9. Không chỉ hạn chế những bộ phim trong nước mà ngay cả phim nước ngoài cũng ít trong dịp nghỉ lễ này.

  • Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 9/2022

    Bắt đầu từ tháng 9/2022, những cính sách liên quan đến chương trình Giáo dục thường xuyên mới cấp THPT, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài sẽ có hiệu lực.

  • Tuyên ngôn độc lập: Văn kiện lịch sử vô giá

    Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. 77 năm đã trôi qua, nhưng những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong bản Tuyên ngôn Độc lập về quyền con người, quyền dân tộc và sự thống nhất biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền độc lập, tự do, vẫn vẹn nguyên tính thời sự, có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc.

Video liên quan

Chủ Đề