Khi trời nóng cơ thể thoát mồ hôi có tác dụng gì

Việc đổ mồ hôi là một chức năng vô cùng quan trọng luôn hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể chúng ta. Chất độc hoặc những tạp chất tích tụ vào cơ thể sẽ phần nào được loại bỏ khi cơ thể đổ mồ hôi. Nên việc không đổ mồ hôi có thể nhận định rằng cơ thể bạn đang hoạt động không đúng ở một điểm nào đó. Vậy liệu rằng điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi? Nó gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, cơ thể chúng ta.

1. Liệu rằng điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi?

Cơ thể của chúng ta luôn vận hành theo cách nạp năng lượng và đào thải những độc tố, năng lượng thừa ra khỏi cơ thể. Vây điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi? Bạn đã bao giờ nghĩ đến khi gặp phải tình huống này chưa.

Cùng giải đáp: điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi?

1.1. Cơ thể không thể điều hòa thân nhiệt

Hiện tượng ra mồ hôi của cơ thể là cách mà cơ thể chúng ta điều hòa lại thân nhiệt của cơ thể. Khi trời nóng mà cơ thể chúng ta không đổ mồ hôi, thân nhiệt không được điều hòa lại thì có thể dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ hoặc kiệt sức vì nóng rất cao.

1.2. Nguy cơ bị các bệnh về da

Mồ hôi là hình thức đào thải độc tố trong cơ thể con người qua da. Khi đổ mồ hôi, các lỗ chân lông sẽ giãn nở, to ra giúp giải phóng bớt độc tố tích tụ trong cơ thể.

Nguy cơ mắc bệnh về da cao như viêm da - nhiễm trùng da

Nhưng khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, việc đổ mồ hôi của cơ thể bị chặn lại. Khiến cơ thể chúng ta cảm giác ta không ta mồ hôi nhưng thực tế nó đã bị giữ lại ở lỗ chân lông. Và việc này khiến da chúng ta dễ dàng bị mụn viêm, mụn trứng cá ở lưng, mông, hoặc bất kỳ chỗ nào trên cơ thể,… Tình trạng này nếu nặng hơn thì chúng ta sẽ bị cách bệnh khác về da nghiêm trọng hơn như bị nhiễm trùng da,...

1.3. Nguy cơ ủ bệnh

Như đã nêu ở trên, đổ mồ hôi giúp đào thải phần nào những độc tố trong cơ thể. Thúc đẩy sự gia tăng khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, nếu để ý chúng ta sẽ thấy mồ hôi, nó có vị mặn. Đó là chính là sự thoát ra của muối và canxi. Nếu có thể không đổ được mồ hôi, đồng thời không đào thải được độc tố, muối, canxi dư thừa, tích tụ lâu ngày sẽ dễ dẫn tới nguy cơ gặp phải những bệnh như sỏi thận, huyết áp cao,...

1.4. Tác động đến tinh thần

Điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi? Tác động ảnh hướng tiếp theo phải kể đến tinh thần của chúng ta. Nghe thì có vẻ như vô lý nhưng khoa học đã chứng minh được điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Hooc môn Endorphin không được kích hoạt khiến cơ thể luôn tạo cảm giác mệt mỏi

Khi cơ thể chúng ta vận động, ra mồ hôi thì lúc sẽ cơ thể sẽ giúp giải phóng endorphin. Endorphin là một loại hooc môn có tên rất thân thiện hooc môn hạnh phúc, vui vẻ. Hooc môn này sẽ tạo cảm giác giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hưng phấn hơn

Cơ thể ít vận động, thường xuyên không ra mồ hôi sẽ luôn có tâm trạng mệt mỏi, ảm đạm, thiếu sức sống, có thể đau nhức,…

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng này

Hiện tượng cơ thể không đổ được mồ hôi cũng được nhiều các y bác sĩ nghiên cứu và quan sát. Hiện tượng này được đặt một cái tên khác là Anhidrosis. Cơ thể không ra được mồ có thể có từ một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh này.

Nguyên nhân đầu tiên kể tới có thể có là do một số chứng rối loạn bẩm sinh mà bạn mắc phải. Điều này có thể ảnh hướng tới sự phát triển và hình thành của tuyến mồ hôi. Từ đó dẫn tới tình trạng cơ thể không đổ mồ hôi. Hơn nữa nếu người trong gia đình mắc phải những bệnh có yếu tố di truyền như Fabry thì cũng có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống trao đổi miễn dịch, trao đổi chất ở thế hệ kế tiếp.

Thứ hai là do bị hội chứng Sjogren. Một trong những hội chứng của bệnh mô liên kết. Chúng gây nên khô mắt và miệng. Những ai mắc hội chứng này cũng sẽ dễ bị tình trạng Anhidrosis

Những người bị hội chứng Sjogren dễ xuất hiện tình trạng cơ thể không đổ mồ hôi

Tiếp nữa là những người bị những bệnh khiến tổn thương da nghiêm trọng như bị bỏng, bị bỏng do xạ trị, vảy nến,… Da đã trở nên kém trong việc bài tiết và đào thải độc tố

Nguyên nhân cuối cùng dẫn tới tình trạng cơ thể không ra mồ hôi khi bị tổn thương thần kinh, tinh thần khi mắc những bệnh tiểu đường; sử dụng chất kích thích như rượu, bia; sử dụng liên tục những loại thuốc như morphin, thuốc điều trị sự rối loạn về tâm thần,…

3. Một số triệu chứng thường gặp

Để xác định mình có bị hội chứng Anhidrosis hay không có thể xem xét bản thân có bị những triệu chứng này hay không. Triệu chứng điển hình là tình trạng không ra mô hôi khi vận động mạnh hoặc di chuyển trong thời tiết nóng. Thường xuyên bị chóng mặt [nhưng lại nhầm tưởng hiện tượng tụt huyết áp hoặc cơ thể bị thiếu đường]. Thi thoảng bị chuột rút và cơ thể luôn cảm thấy nóng.

Ngoài hiện tượng nóng trong thì cơ thể gặp hiện tượng thường xuyên chóng mặt

4. Có thể điều trị hay phòng ngừa được tình trạng này hay không

Tình trạng cơ thể không ra mồ hôi cho đến hiện tại các bác sĩ cũng chưa có những phương pháp, liệu trình có thể ngăn ngừa được tình trạng này. Nhưng đối với những điều xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi ảnh hưởng một cách tiêu cực thì chúng ta đã có một vài phương pháp để có thể ngăn ngừa, giảm bớt được những tác động tiêu cực của hội chứng Anhidrosis lên cơ thể chúng ta.

Những bạn bị tình trạng nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết nắng nóng cực độ như vào thời điểm giữa trưa hoặc những lúc giai đoạn được cảnh báo nắng nóng diện rộng. Luôn mặc quần áo, hạn chế mặc quần áo bó sát. Tuy cơ thể không có hiện tượng ra mồ hôi nhưng lại luôn thấy nóng hay luôn đem theo bình xịt nước [có thể sử dụng loại xịt khoáng lành tính] để nhanh chóng làm mát cơ thể.

Luôn làm mát cơ thể khi nhiệt độ tăng cao

Câu hỏi điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi đến đấy chắc hẳn đã giúp các bạn có được câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên khi mắc tình trạng này sẽ không ảnh hưởng quá nặng nề đến tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nhưng nếu đến mức da bị viêm, nhiễm nhiễm trùng nặng, tác động đến ngoại hình thì có thể gây sốc, ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh.

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 33: Thân nhiệt giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

– Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

– Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế và để theo dõi tình trạng cơ thể bình thường hay bị bệnh.

– Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là 37oC. Thân nhiệt được điều chỉnh bằng cơ chế như sau:

    + Khi trời nóng: cơ thể tăng dãn mao mạch giúp tỏa nhiệt và toát mồ hôi.

    + Khi trời lạnh: mao mạch co, giảm lượng máu qua da để giảm sự mất nhiệt.

– Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

– Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

– Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió [trời oi bức], cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

– Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hóa thân nhiệt.

Trả lời:

– Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra được tỏa ra ngoài môi trường qua da hay chất thải, qua hệ hô hấp để duy trì thân nhiệt.

– Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt qua da bằng cách dãn mao mạch, ra mồ hôi, thở gấp để thải nhiệt qua hệ hô hấp.

– Vào mùa hè, da người ta hồng hào do mao mạch dãn ra để tăng lượng máu vận chuyển qua da để tăng thải nhiệt; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc do co mao mạch dưới da giảm lượng máu qua da để tránh mất nhiệt.

– Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió [trời oi bức], cơ thể ta có những phản ứng thoát mồ hôi, nhưng do khó thoát ra nên mồ hôi chảy thành dòng và có cảm giác oi bức, khó chịu.

– Kết luận về vai trò của da trong sự điều hóa thân nhiệt:

    + Da có vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt

    + Khi nắng nóng và lao động nặng, mao mạch da dãn ra giúp tăng tỏa nhiệt, đồng thời tăng tiết mồ hôi lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

    + Khi trời quá lạnh mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm tỏa nhiệt. Khi quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục để sinh nhiệt với phản xạ run.

– Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

– Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?

– Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

– Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

– Việc xây nhà ở, công sở… cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

– Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

– Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau:

+ Mùa hè: tránh ăn đồ sinh nhiều nhiệt, tích cực ăn những thức ăn có nước, mát.

+ Mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo.

– Vào mùa hè chúng ta chống nóng bằng cách:

+ Đội nón, mũ khi đi ra nắng

+ Không chơi thể thao khi trời quá nắng nóng

+ Mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay cũng như ngồi ở nơi lộng gió, bật quạt quá mạnh để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

– Để chống rét, chúng ta phải: mặc ấm nhất là khu vực cổ, tay, chân, đầu và tránh nơi hút gió.

– Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh vì: giúp rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

– Việc xây nhà ở, công sở… cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh: hướng nhà tránh được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

– Trồng cây xanh là một biện pháp chống nóng. Vì cây xanh có thoát hơi nước nên tăng không khí mát mẻ.

Trả lời:

– Trời nóng: mao mạch ở da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi được bay hơi giúp giảm nhiệt cơ thể.

– Trời oi bức: mồ hôi chảy nhiều thành dòng thải nhiệt ra khỏi cơ thể.

– Trời lạnh: mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co lại giúp giảm tỏa nhiệt, lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt gây phản xạ run.

– “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”

– “Rét run cầm cập”

Trả lời:

– Khi trời nóng: tăng toả nhiệt [toát mồ hôi] nên nhanh có cảm giác khát nước. Khi trời mát: giảm toả nhiệt, tăng sinh nhiệt [tăng dị hoá] nên nhanh có cảm giác khát đói.

– Khi trời lạnh: giảm toả nhiệt [mạch máu dưới da co, cơ chân lông co], tăng sinh nhiệt [phản xạ run] nên có hiện tượng run cầm cập.

Trả lời:

– Khẩu phần phải đảm bảo đủ chất và đủ lượng, cụ thể :

+ Đủ chất: là đủ các thành phần dinh dưỡng cần cho sự phát triển bình thường cùa từng lứa tuổi và thể trạng.

+ Đủ lượng: phù hợp với nhu cầu của từng loại đối tượng [già, trẻ, lao động chân tay hay lao động trí óc, lao động nặng hay nhẹ …].

– Giữ ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.

Video liên quan

Chủ Đề