Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn tây bắc

Thanh Niên Online Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020
© 2003-2022 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Phát triển bởi ePi Technologies, JSC.

Đặt báo Quảng cáo RSS Tòa soạn Chính sách bảo mật

Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Toàn
Phó tổng biên tập: Hải Thành
Phó tổng biên tập: Đặng Thị Phương Thảo
Phó tổng biên tập: Lâm Hiếu Dũng
Ủy viên Ban biên tập - Tổng Thư ký tòa soạn: Trần Việt Hưng

Ô nhiễm từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc đã phát tán ra môi trường xung quanh trong bán kính lên đến 10km, cuộc sống người dân ở nhiều khu vực trên địa bàn huyện Củ Chi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bên trong một nhà máy xử lý rác thải ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi.

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc được đầu tư xây dựng tại xã Phước Hiệp [huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh] với quy mô hơn 687ha. Trong đó, khu sản xuất phân bón 91,37ha; bãi chôn lấp hợp vệ sinh 41,09ha; bãi chôn lấp chất thải nguy hại 18,44ha; khu xử lý chất thải nguy hại 47,05ha; khu lò đốt 19,4ha; khu xử lý chất thải công nghiệp 23,5ha; khu xử lý bùn thải 31,9ha; khu dự phòng 23,7ha; khu triển khai các công trình phụ trợ và bãi chôn lấp hợp vệ sinh ngừng hoạt động 66,1ha.

Công nghệ xử lý rác của các doanh nghiệp: Công ty Môi trường đô thị TP.Hồ Chí Minh, Công ty CP Thành Công, Công ty Tâm Sinh Nghĩa, Công ty Vietstar, Công ty CP Tasco đang hoạt động tại đây là đốt và ủ phân compost.

Sau gần 20 năm đi vào hoạt động, hiện mỗi ngày, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc tiếp nhận và xử lý khoảng 3.200 tấn rác thải của toàn TP. Hồ Chí Minh.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tránh phát sinh mùi hôi từ các nhà máy bên trong khu xử lý rác ra các khu vực xung quanh, UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt dự án trồng cây xanh cách ly và giao cho Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý rác thải thành phố [thuộc Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh] làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên đến nay, dự án trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Tây Bắc giai đoạn 2 với quy mô 197ha, có tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng và giai đoạn 3 quy mô 67ha với tổng mức đầu tư khoảng hơn 20 tỉ đồng vẫn chưa được triển khai nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, nhiều năm qua, lãnh đạo UBND huyện Củ Chi đã liên tiếp có kiến nghị đến HĐND, UBND và các sở, ngành… của TP. Hồ Chí Minh về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai “cách ly” Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc để người dân được ổn định cuộc sống.

Lý giải về việc chậm triển khai dự án “cách ly” Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nguyên nhân chính là do khó khăn về nguồn vốn, vướng công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, giá bồi thường chưa đạt được thỏa thuận với người dân… nên chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện.

Được biết, hiện không chỉ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, dự án trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước [huyện Bình Chánh] rộng 268 ha, tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng cũng rơi vào tình trạng tương tự. Theo đó, người dân xung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước cũng phải sống chung với ô nhiễm trong thời gian chủ đầu tư tìm cách tháo gỡ khó khăn.

Ngày 20/8, tại TP HCM, Phòng 2, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường [C49B], Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an đã lập biên bản vi phạm về bảo vệ môi trường đối với Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc [Công ty Vietstar] nằm trên địa bàn xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM vì không thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải cũng như cam kết về bảo vệ môi trường mà công ty đã cam kết trước đây.

Qua kiểm tra, lực lượng làm nhiệm vụ xác định Công ty Vietstar đã chôn lấp hơn 5.000 tấn rác xuống đất trên diện tích 7.000m2 mà không dùng lớp lót HDPE để thu gom nước rỉ rác trước khi chôn xuống đất theo quy định. Số rác này được lấp bằng cát với độ sâu 80 phân. Đây là rác được loại bỏ từ quá trình phân loại ban đầu và sàn phân loại compost. Khi C49B yêu cầu công ty đào lên thì phía dưới chứa rất nhiều tạp chất, trong đó có cả túi nilon, nước màu đen và bốc mùi hôi thối.

Hiện trạng chôn lấp chất thải rắn của Công ty Vietstar.

Công ty Vietstar trước đây đã từng vi phạm về xử lý rác thải, Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM đã đề nghị Công ty Vietstar phải nhanh chóng chuyển số chất thải trên vào nhà xưởng để đảm bảo không bị nước mưa thấm vào. Còn phần rác compost thì đề nghị công ty nhanh chóng chuyển vào khu nhà xưởng ủ rác để chứa chờ sàn phân loại compost. Trường hợp khu ủ không đủ diện tích thì toàn bộ đống compost bên ngoài phải được phủ bạt tách nước mưa và lót lớp HDPE chống thấm nước rác vào trong đất, thu gom toàn bộ nước đọng vũng hiện tại chuyển qua Công ty Quốc Việt để xử lý. Thế nhưng cho đến thời điểm này, Vietstar vẫn còn trên 5.000 tấn rác chôn dưới cát với độ sâu 80 phân.

Phía Vietstar cho biết, công ty có chuyển khoảng 500 tấn đến cơ quan có chức năng xử lý nhưng do thiếu kiểm tra, giám sát nên mới xảy ra tình trạng như trên. Hiện công ty đang thực hiện xây dựng xưởng ủ compost và đặt lớp lót HDPE để thu gom nước rỉ rác.

Thượng tá Cù Nam Tiến, Phó trưởng Phòng 2, Cục C49B cho biết, nếu như kết quả giám định không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường thì buộc công ty phải đào lên và khắc phục hậu quả. C49B đã lấy mẫu rác và mẫu nước thải đem đi giám định để từ kết quả giám định có hướng kiến nghị đề xuất cũng như xử lý vi phạm về môi trường của Công ty Vietstar

Chủ Đề