Kiểm kê đối chiếu là gì

30/11/2018 08:40

Bạn hiểu như thế nào là kiểm kê trong doanh nghiệp? Và khi nào thì cần phải kiểm kê? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của Kế toán Đức Minh nhé!

Đối với một kế toán thì việc phải phán ánh một cách chính xác số hiện có của các loại tài sản trong  doanh nghiệp cũng như số dư các tài khoản trên sổ sách kế toán phải phù hợp với số thực tế.

Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp mà số liệu kế toán so với số liệu thực tế bị chênh lệch do mọt số nguyên nhân có thể như khi thu phát hay đo lường không chính xác, Hoặc có thể do lập chứng từ hóa đơn hay ghi sổ kế toán bị sai, hao hụt tự nhiên trong quá trình bảo quản…

Vậy thế nào là kiểm kê?

1.Khái niệm kiểm kê là gì?

Theo Luật kế toán thì kiểm kê là việc cân đo, đong, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán.

2.Khi nào cần kiểm kê tài sản?

Doanh nghiệp cần tiến hàng kiểm kê tài sản trong một số trường hợp sau đây:

+ Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập Báo cáo tài chính.

+ Khi thực hiện chia, tách, sát nhập, giải thể hay chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp.

+ Khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.

+ Khi đánh giá lại tài sản theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Và các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Quy trình kiểm kê tài sản cố định trong doanh nghiệp - Kế toán Đức Minh

>>> Mách bạn cách đánh giá tài sản cố định cực kì hữu ích

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: Phòng 610 - Chung cư CT4A2 Ngã tư Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Xiển - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội. - 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Thông thường người ta thường nói đến hai cách phân loại kiểm kê bao gồm phân loại theo phạm vi và đối tượng kiểm kê và theo thời gian kiểm kê.

Thứ nhất, theo phạm vi và đối tượng kiểm kê có thể phân biệt kiểm kê toàn bộ và kiểm kê từng phần. Kiểm kê toàn bộ là tiến hành kiểm kê đối với tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp. Kiểm kê từng phần chỉ tiến hành kiểm kê một hoặc một số loại tài sản nào đó.

Thứ hai, theo thời gian, kiểm kê được phân biệt thành kiểm kê định kỳ và kiểm kê bất thường. Kiểm kê định kỳ thường tiến hành vào cuối kỳ báo cáo. Cần lưu ý rằng tuỳ vào đặc điểm của từng loại tài sản và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp mà định kỳ kiểm kê có thể khác nhau. Ví dụ, đối với tiền mặt có thể tiến hành kiểm kê hàng ngày, nhưng đối với nguyên vật liệu lại có thể tiến hành kiểm kê định kỳ hàng tháng hoặc hàng quí, đối với TSCĐ chúng ta có thể tiến hành kiểm kê hàng năm.

Kiểm kê bất thường hay còn gọi là kiểm kê đột xuất được tiến hành trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự quản lý tài sản, khi có phát sinh tổn thất, hư hao bất thường hay khi cơ quan chủ quản tiến hành kiểm tra tài chính hoặc kiểm tra kế toán.

Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành kiểm kê:

Thứ nhất là kiểm kê là một việc làm quan trọng có liên quan đến nhiều bộ phận, đến nhiều người và rất chi li, phức tạp, khối lượng nhiều, tốn nhiều công sức và thời gian, hơn nữa lại thường phải tiến hành khẩn trương. Do vậy muốn làm tốt cần phải có sự phối hợp và lãnh đạo chặt chẽ và nên thu hút quần chúng cũng như công nhân trong đơn vị cùng tham gia.

Thứ hai là khi tiến hành kiểm kê, cần phải lập một ban kiểm kê do giám đốc doanh nghiệp chỉ định. Thành phần của ban này phải có sự tham gia của kế toán để giúp giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê, phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán đến thời điểm kiểm kê. Có như vậy mới có tác dụng đối chiếu với số liệu thực tế khi kiểm kê.

Theo Nguyễn Việt & Võ văn Nhị [2006], có ba phương pháp tiến hành kiểm kê bao gồm kiểm kê hiện vật, kiểm kê tiền, chứng phiếu có giá trị và chứng khoán và kiểm kê tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán.

            Kiểm kê hiện vật

Kiểm kê hiện vật là việc cân, đong, đo, đếm tại chỗ đối với các loại tài sản bằng hiện vật là đối tượng kiểm kê như vật liệu, sản phẩm, hàng hoá. Để thuận tiện cho kiểm kê, trước khi tiến hành kiểm kê cần sắp xếp các tài sản hiện vật theo thứ tự, chuẩn bị đủ phương tiện cho quá trình kiểm kê. Cần phải có mặt những người bảo quản tài sản được kiểm kê cùng tham gia, khi kiểm kê cần chú ý tình trạng chất lượng của tài sản. Đối với các tài sản hiện vật thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng hiện đang nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp và đang do một doanh nghiệp bạn bảo quản giúp thì khi kiểm kê cũng cần phải đối chiếu với đơn vị bạn để xác minh số liệu thực tế có phù hợp với số liệu kế toán không.

            Kiểm kê tiền mặt, chứng phiếu có giá và chứng khoán 

Đối với các đối tượng tài sản kiểm kê là tiền mặt, chứng phiếu có giá và chứng khoán cần phải kiểm kê toàn bộ bằng cách đếm trực tiếp từng loại, đối chiếu và lập báo cáo kiểm kê theo mẫu qui định.

            Kiểm kê tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán

Kiểm kê tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán được tiến hành bằng cách đối chiếu số dư của từng tài khoản giữa sổ kế toán của doanh nghiệp và số dư trên sổ của ngân hàng hoặc với các đơn vị có quan hệ thanh toán với doanh nghiệp. Nếu có phát hiện chênh lệch thì phải tiến hành đối chiếu lại theo từng chứng từ liên quan để tìm nguyên nhân và sau đó lập chứng từ đính chính để điều chỉnh. Khi kiểm kê phải đối chiếu từng khoản, lập báo cáo kiểm kê, nêu rõ tên tài khoản kiểm kê và số dư từng khoản đối chiếu với đơn vị liên quan, nếu có số chênh lệch cần ghi rõ nguyên nhân chênh lệch và người nào chịu trách nhiệm về sự chênh lệch này.

            Vai trò của kế toán trong quá trình kiểm kê

Trong quá trình kiểm kê, kế toán đóng vai trò rất quan trọng. Kế toán vừa là thành viên của Ban kiểm kê, vừa là người tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc tổ chức và thực hiện kiểm kê.

Trước khi tiến hành kiểm kê kế toán phải căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để đề xuất phương án và phạm vi kiểm kê, hướng dẫn các nghiệp vụ chuyên môn cho người thực hiện kiểm kê, khoá sổ kế toán đúng thời gian kiểm kê để có căn cứ so sánh với số liệu cung cấp từ kiểm kê.

Sau khi quá trình kiểm kê hoàn thành, kế toán phải căn cứ vào kết quả kiểm kê và phương án giải quyết chênh lệch để tiến hành điều chỉnh sổ kế toán cho phù hợp với số liệu thực tế từ kiểm kê.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • phương pháp kiểm kê tiền mặt và kiểm kê tiền gửi ngân hàng
  • phương pháp kiểm kê tiền mặt và kiểm kê tiền gửi ngân hàng là giống nhau
  • trình bày phương pháp kiểm kê tiền mặt
  • ,

    Bạn hiểu như thế nào là kiểm kê trong doanh nghiệp? Và khi nào thì cần phải kiểm kê? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây

    Đối với một kế toán thì việc phải phán ánh một cách chính xác số hiện có của các loại tài sản trong  doanh nghiệp cũng như số dư các tài khoản trên sổ sách kế toán phải phù hợp với số thực tế.

    Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp mà số liệu kế toán so với số liệu thực tế bị chênh lệch do mọt số nguyên nhân có thể như khi thu phát hay đo lường không chính xác, Hoặc có thể do lập chứng từ hóa đơn hay ghi sổ kế toán bị sai, hao hụt tự nhiên trong quá trình bảo quản…

    Vậy thế nào là kiểm kê?

    1.Khái niệm kiểm kê là gì?

    Theo Luật kế toán thì kiểm kê là việc cân đo, đong, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán.

    2.Khi nào cần kiểm kê tài sản?

    Doanh nghiệp cần tiến hàng kiểm kê tài sản trong một số trường hợp sau đây:

    + Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập Báo cáo tài chính.

    + Khi thực hiện chia, tách, sát nhập, giải thể hay chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp.

    + Khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.

    + Khi đánh giá lại tài sản theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    + Và các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật.

    Video liên quan

    Chủ Đề