Kiểu dáng công nghiệp như thế nào thì được bảo hộ

ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

HOTLINE TƯ VẤN SHTT: 0906 222 161 [Ms Hằng]

Hiện nay, trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để có thể đứng vững và cạnh tranh với các đối thủ khác, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư cải tiến sản phẩm của mình, bên cạnh cạnh tranh về chất lượng thì kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm cũng quan trọng không kém.

Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.

Kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng nhất đối với nền công nghiệp sản xuất hàng hóa, bởi lẽ, kiểu dáng sáng phẩm là yếu tố đầu tiên giúp thu hút thị hiếu của người tiêu dùng, sản phẩm có kiểu dáng bắt mắt, độc đáo sẽ càng thu hút khách hàng. Ngoài ra kiểu dáng công nghiệp còn quyết định tới công năng và tiện ích sử dụng, bởi vì kiểu dáng công nghiệp càng tối ưu thì công năng và tiện ích sử dụng của nó càng được tăng lên gấp bội.

Về điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

“Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Có tính mới;
  2. Có tính sáng tạo;
  3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

Về tính mới, theo Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ: “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên”.

Theo đó, 02 kiểu dáng công nghiệp được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu có sự khác biệt về những đặc điểm tạo dáng giúp người nhìn dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và có thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó [khoản 2 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2005].

Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và những người này có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Ngoài ra, một kiểu dáng công nghiệp vẫn không bị coi là mất đi tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây:

- Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Để được coi là không mất đi tính mới nếu được công bố trong các trường hợp nêu trên, người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải làm đơn đăng ký bảo hộ trong vòng sáu tháng kể từ ngày công bố.

Về tính sáng tạo, theo Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ: “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng”.

Như vậy, kiểu dáng công nghiệp đó được coi là có tính sáng tạo nếu nó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Người có hiểu biết trung bình là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Các trường hợp sau đây sẽ không được coi là kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo [theo điểm 35.8 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010] :

- Là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết [các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai được sắp đặt hoặc lắp ghép với nhau một cách đơn thuần như thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng...];

- Là hình dáng sao chép/ mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật…, hình dáng của các hình hình học [hình tròn, hình elíp, hình tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình đa giác đều…] đã được biết rộng rãi;

- Là sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới;

- Mô phỏng kiểu dáng công nghiệp thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế [ví dụ: đồ chơi mô phỏng ô tô, xe máy…].

Về khả năng áp dụng công nghiệp, theo Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ: “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp”.

Tức là, nếu căn cứ vào các thông tin về kiểu dáng công nghiệp được trình bày trong đơn, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể ứng dụng làm mẫu để chế tạo bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đó.

Trong các trường hợp sau đây, đối tượng nêu trong đơn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp [theo điểm 35.8 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010] :

- Đối tượng nêu trong đơn là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định [các sản phẩm ở thể khí, chất lỏng…];

- Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn;

- Các trường hợp với lý do xác đáng khác.

Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng là một việc làm cấp thiết trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Lợi ích đầu tiên mà ta có thể thấy là cho chính các doanh nghiệp, bởi lẽ, kiểu dáng sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp khách hàng phân biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, có thể làm tăng giá trị thương mại của doanh nghiệp và sản phẩm của họ. Xây dựng và bảo vệ kiểu dáng công nghiệp càng thành công thì càng có giá trị đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bảo đảm sự độc quyền đối với việc sử dụng chúng và là nhân tố chính trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Ngoài ra, kiểu dáng công nghiệp cũng là sản phẩm sáng tạo từ trí tuệ của con người, nó chứa đựng hàm lượng chất xám cao và có giá trị lớn ứng dụng vào cuộc sống để hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt được năng suất cao, từ đó tạo ra nhiều của cải, vật chất. Chính vì thế bảo hộ kiểu dáng dáng công nghiệp có một vai trò rất quan trọng.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG luôn cung cấp các dịch vụ liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nói chung và cả lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng. Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tâm sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Quý vị có bất kỳ vấn đề pháp lý bậm tâm nào về Sở hữu trí tuệ hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp và hoàn hảo.Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký Sở hữu trí tuệ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hotline tư vấn SHTT: 0906 222 161 [Ms Hằng] - Hotline Giám đốc Hãng Luật: 0913 092 912 [Ls. Bùi Minh Bằng]

Trân trọng.

Để bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân đối với những sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,.. do mình sáng tạo ra, việc đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là rất quan trọng, cần thiết, tránh để đối tượng khác sử dụng, chiếm dụng.

Bài viết này sẽ tư vấn kiểu dáng công nghiệp là gì? Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Khái niệm kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:

“Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.

Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

– Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

– Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Chi tiết về tính mới của kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 65 – Luật sở hữu trí tuệ như sau:

+ Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

+ Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

+ Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

+ Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a] Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b] Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c] Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Điều kiện về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 [gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ]:

Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm như sau:

1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có được hiểu là hình dáng bên ngoài:

– Yếu tố mà sản phẩm tương tự cũng bắt buộc phải có để thực hiện chức năng kỹ thuật tương tự của sản phẩm, ví dụ đường rãnh xoắn trên thân cây đinh vít là yêu câu bắt buộc phải có để đinh vít thực hiện được chức năng kỹ thuật “vặn”; 

– Nếu có thể được tạo ra với nhiều hình dạng khác nhau mà sản phẩm vẫn đạt được chức năng kỹ thuật tương tự thì quy định nêu tại Khoản 1 Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ không được áp dụng để loại trừ khỏi đối tượng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, ví dụ trên bề mặt lốp ô tô cần tạo một “lớp vân” để thực hiện chức năng kỹ thuật tạo ma sát, chống trơn trượt, có thể tồn tại nhiều kiểu “lớp vân” trên mỗi loại lốp khác nhau, kiểu dáng “lớp vân” có thể được bảo hộ. 

2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp có hình dáng bên ngoài bị loại trừ không được bảo hộ là công trình không thể dịch chuyển được bằng phương pháp và phương tiện thông thường. Ví dụ hình dáng bên ngoài của Keangnam Hanoi Landmark Tower là đối tượng loại trừ không được coi là kiểu dáng công nghiệp, lý do loại trừ vì nó có thể đạt tiêu chí tính mới, tính sáng tạo, nhưng dễ thấy nhất là nó không thể được chế tạo hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công; 

– Nếu công trình xây dựng được chế tạo dưới dạng các mô đun [modular] hay các đơn nguyên riêng biệt, có thể dịch chuyển được và được sử dụng độc lập hoặc lắp ráp với nhau để tạo thành nhà lưu động, ki ốt [kios]... thì hình dáng bên ngoài của chúng lại thuộc đối tượng của kiểu dáng công nghiệp [không bị loại trừ], lý do không bị loại trừ vì nó có thể đạt tiêu chí tính mới, tính sáng tạo, và cũng có thể được chế tạo hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công, ví dụ công trình xây dựng nhà ở chống lũ [được sử dụng độc lập], nhà di động [có thể sử dụng độc lập hoặc lắp ráp với nhau]: 

3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

– Hình dáng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp phải nhìn thấy được trong quá trình sử dụng mới thuộc đối tượng của kiểu dáng công nghiệp. Phần bên trong của sản phẩm, phần bị che lấp của chính sản phẩm đó cho dù có thể nhìn thấy được khi tháo, mở sản phẩm bị coi là không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm; 

– Quá trình sử dụng sản phẩm được hiểu là quá trình khai thác công dụng của sản phẩm ở trạng thái tồn tại độc lập, ngoại trừ các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm. 

Ví dụ 1: Đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, như hình dáng khay đựng đá, khay chứa thức ăn không thuộc hình dáng bên ngoài của tủ lạnh, nhưng người sử dụng lại nhìn thấy trong quá trình sử dụng. 

Ví dụ 2: Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, như hình dáng của pít-tông [piston] trong động cơ đốt trong, chỉ có thể nhìn thấy nó khi bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ. 

Mặt khác, để phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh, các đối tượng sau đây bị loại trừ không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp: 

– Kiểu dáng của máy làm tiền giả, dấu giả; – Kiểu dáng của sản phẩm khiêu dâm, trái với chuẩn mực đạo đức, 

– Kiểu dáng mang hình ảnh chân dung vĩ nhân, biểu tượng quốc gia, quốc tế nếu không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. 

Cũng cần lưu ý rằng những phần sản phẩm không thể tách rời để lưu thông độc lập thì không được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp. Khả năng lưu thông độc lập của sản phẩm được coi là không đáp ứng nếu sản phẩm có hình dáng bề ngoài là: 

+ Phần sản phẩm không thể tách rời khỏi sản phẩm hoặc chỉ có thể tách rời bằng cách phá hủy sản phẩm và không có phần tương tự được sản xuất để thay thế, ví dụ mũi giày, gót giày, hộp túi nổi trên áo khoác… 

+ Phần bề mặt trang trí của sản phẩm được tạo ra trực tiếp trên bề mặt của sản phẩm hoàn chỉnh dưới dạng hoa văn, đường nét hoặc bằng cách sơn, vẽ trực tiếp trên bề mặt sản phẩm hoàn chỉnh, không tách rời ra khỏi sản phẩm.

Tại sao cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau đây cho chủ sở hữu:

– Bảo vệ được lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sở hữu kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đó có người kinh doanh, sản xuất 

– Tăng cao khả năng kinh tế của sản phẩm

– Đảm bảo trong việc quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Video liên quan

Chủ Đề