Kinh đô của Champa có tên là gì

Nguồn: Wikipedia. Các trang: 69. Chương: Kinh đô Chăm Pa, Lịch sử Chăm Pa, Nghệ thuật Chăm Pa, Người Chăm, Thành Chăm Pa, Tôn giáo Chăm Pa, Vua Chăm Pa, Văn hóa Chăm Pa, Địa khu Chăm Pa, Lâm Ấp, Chiến tranh Việt-Chiêm 1367-1396, Văn hóa Sa Huỳnh, Thánh địa Mỹ Sơn, Huyền Trân, Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành, Các phong cách nghệ thuật Chăm Pa, Hoàn Vương, Les Kosem, Tượng Lâm, Công nữ Ngọc Khoa, Chiến tranh Việt-Chiêm 1400-1407, Trung Dũng, Đồ Bàn, Chiến tranh Việt-Chiêm 1069, Inrasara, Trà Toàn, Chế Củ, Kauthara, Chế Bồng Nga, Chế Linh, Hồi giáo Chăm Islam, Thành cổ Châu Sa, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Simhapura, Trà Duyệt, Chiến tranh Việt-Chiêm 1044, Hồi giáo Chăm Bani, Panduranga-Chăm Pa, Thành Thị Nại, Tiếng Chăm, Khu Túc, Lịch sử chiến tranh Việt-Chiêm, Chế Mân, Khu Liên, Điêu khắc đá Chăm Pa, Indrapura, Linga, Từ Công Phụng, Nghệ thuật Chămpa, Amaravati, Cơm nị, Thuận Thành trấn, Hồ Tôn Tinh, Kandapurpura, Làng Chăm Mỹ Nghiệp, Mỵ Ê, Vijaya, Virapura, Chữ viết Chăm, Châu Ô, Châu Lý, Thổ cẩm Châu Giang, Bố Chính, Cổ Lũy, Địa Lý, Ma Linh. Trích: Vương quốc Chăm Pa [tiếng Chăm: Campapura - đô thị Chăm] hay Nagara Campa - xứ sở Chăm], là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là Panduranga-Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa [] hưng thịnh nhất vào...

Trong bài viết trước đây về tháp Hòa Lai ở Ninh Thuận đã chỉ ra rằng, với những kết quả nghiên cứu khảo cổ gần đây, cụm đền tháp Hòa Lai trên đất Panduranga thời Hoàn Vương có quy mô còn lớn hơn cụm đền tháp Po Nagar ở Kauthara [Khánh Hòa].

Sách Vương quốc Champa xuất bản lần đầu năm 1910, được G. Maspero sử dụng những nguồn sử liệu rất có giá trị, gồm những văn khắc cổ bằng chữ Sanskrit và chữ Chăm cổ được chuyển ngữ bởi các chuyên gia nổi tiếng về cổ ngữ thời đó, thêm nữa là các các thư tịch cổ của Trung Hoa và Việt Nam đề cập tới vương quốc Champa xưa. G. Maspero viết trong Vương quốc Champa [NXB Khoa học xã hội, 2020] về một bia ký Champa cổ có ghi lại như sau: “… Satyavarman cư ngụ ở Panduranga, nơi mà tổ tiên ông đã sống và chú ông là Prithivindravarman đã sống trước ông…”.

Cụm Tháp Bà Po Nagar ở cửa sông Cái - TP. Nha Trang [Khánh Hòa]

Vua Satyavarman là cháu gọi Prithivindravarman bằng cậu và là vị vua thứ hai của vương triều Panduranga, kế vị Printhivindravarman năm 774 khi Prithivindravarman chết trận lúc chỉ huy quân Champa chống trả quân Java đổ bộ vào vùng Kauthara. Với chi tiết trên, G. Maspero đã nhận định rằng, ít nhất hai vị vua đầu tiên của Hoàn Vương đã đóng đô ở đất Panduranga, chứ không phải ở Kauthara.

Trong tài liệu Tìm hiểu cộng đồng Chăm ở Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Huy nói chi tiết hơn: “… việc làm đầu tiên của Prithi Indravarman là dời kinh đô Sinhapura [thành phố Sư tử hay Trà Kiệu, Quảng Nam] về Virapura [thành phố Hùng Tráng - nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận]…”.

... đến sự trùng hợp với truyền thuyết địa phương

Các địa danh cũ được nhắc tới trong tài liệu của ông Nguyễn Văn Huy, đến nay đều đã thay đổi, nhưng vẫn còn một địa điểm mang cái tên Hòa Trinh ở phía nam TP.Phan Rang - Tháp Chàm [Ninh Thuận] khoảng 30 km, đó là ga đường sắt Hòa Trinh nằm tại thôn Nho Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Khu vực này cách TP.HCM khoảng 310 km.

Về địa danh Palai Bachong mà ông Nguyễn Văn Huy nói đến, palai hay palei nghĩa là “làng”, Palai Bachong nghĩa là “làng Bachong”, rà lại các palei Chăm ở khu vực phía Nam Phan Rang, có một palei có tên gần tương tự: palei Bhơng Con [làng Chung Mỹ], thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

Di tích khu đền tháp Hòa Lai ở phía bắc TP.Phan Rang - Tháp Chàm [Ninh Thuận]

Palei Bhơng Con vốn tách ra từ palei CaKlaing [làng dệt Mỹ Nghiệp]. Làng Mỹ Nghiệp là vùng đất nổi tiếng, có lịch sử và văn hóa lâu đời, được nhiều người biết đến. Rất có thể vùng Phước Dân xa xưa là nơi vương triều Panduranga đặt kinh đô Virapura.

Thêm một chi tiết có liên quan đến việc kinh đô Virapura rất có thể từng được xây dựng ở vùng đất phía nam TP.Phan Rang - Tháp Chàm là trong tài liệu Tìm hiểu cộng đồng Chăm ở Việt Nam có đoạn viết về vị vua thứ hai của vương triều Panduranga: “Trước uy lực của Satyavarman, quân Nam Đảo lên thuyền bỏ chạy ra khơi, tân vương dẫn hoàng gia về lại Virapura. Tại đây, nhà vua xây thêm một cung điện mới trong thành Krong Laa và không ngờ đã sáng chế ra một phong tục mới mà các đời vua sau bắt chước theo, đó là tục trồng cây Kraik, biểu tượng của hoàng gia, trước cung điện”.

Cây Kraik, đến thời vua Po Romé ở thế kỷ 16 [khoảng 8 thế kỷ sau thời của Satyavarman] đã xuất hiện trong truyền thuyết Chăm là một loại cây thần bản mệnh của vương triều Champa. Vùng thị trấn Phước Dân ngày nay lại thuộc khu vực cúng tế ở tháp Po Romé, rất có thể phong tục trồng cây Kraik đã được lưu truyền tại vùng này từ thời Satyavarman?

Và khi kể về thời của vị vua cuối cùng của giai đoạn Hoàn Vương, tài liệu đã dẫn viết: “Để tạ ơn Bà Mẹ Xứ Sở, trong khuôn viên [khu đền tháp] Po Nagar, Senapati Par [vị tể tướng phụ chính cho vị vua Vikrantavarman còn nhỏ tuổi] cho xây thêm hai tháp mới… Mặc dù vậy, trung tâm chính trị và tôn giáo vẫn được duy trì tại Virapura, thủ phủ Panduranga”.

Tin liên quan

Thành Đồ Bàn hay Vijaya [tiếng Phạn विजय, nghĩa Việt: Thắng lợi] còn gọi là thành cổ Chà Bàn hoặc thành Hoàng Đế, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn và cách thành phố Quy Nhơn [tỉnh Bình Định, Việt Nam] 27 km về hướng tây bắc, là tên kinh đô của Chăm Pa trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành. Vijaya đồng thời cũng là tên gọi của một trong bốn địa khu/vùng/tiểu quốc của Chăm Pa, Địa khu Vijaya.

Lịch sử

Tháp Cánh Tiên hiện còn trong thành Vijaya xưa

Sau khi kinh đô cũ Indrapura bị quân đội Lê Hoàn của Đại Cồ Việt tấn công và phá hủy năm 982. Triều đình Chăm Pa lánh nạn vào phương Nam. Lưu Kế Tông, một vị tướng của Lê Hoàn đã ở lại và cai trị khu vực bắc Chăm từ Quảng Bình vào Quảng Nam ngày nay.

Ở phía Nam, người Chăm đã tôn một vị lãnh đạo của mình lên ngôi với tên hiệu là Harivarman II vào năm 988. Ông đã cho xây dựng Vijaya là quốc đô của mình. Sau cái chết của Lưu Kế Tông, người Việt rút lui khỏi vùng đất phía bắc, Harivarman II đã lấy lại và dời đô và kinh đô cũ Indrapura, tuy nhiên tới khoảng năm 999 vị vua kế tiếp là Sri Vijaya Yangkupu đã vĩnh viễn dời đô về Vijaya. Việc dời đô về Vijaya được Tống sử ghi lại khi đoàn sứ thần của Chăm Pa tới nhà Tống [Trung Quốc] vào năm 1005.

Trong 5 năm thế kỷ là kinh đô, Vijaya phải chịu nhiều cuộc tấn công từ Đại Việt, Chân Lạp, Xiêm, Nguyên Mông. Người Khmer đã tấn công vào rất nhiều lần, có những thời gian Vijaya chịu sự cai trị của Chân Lạp từ 1145-1149 và 1190-1192. Xiêm La dưới thời vương triều Sukhothai cũng góp phần vào trận chiến năm 1313 nhưng sau đó đã rút lui bởi sự can thiệp của nhà Trần [Đại Việt], Nguyên Mông tấn công Vijaya và năm 1283. Nhưng nhiều nhất vẫn là các cuộc tấn công từ các vương triều Đại Việt, các thống kê cho thấy Vijaya bị tấn công từ Đại Việt vào các năm 1044, 1069, 1074 [nhà Lý], 1252, 1312, 1377 [nhà Trần], 1403 [nhà Hồ], 1446, 1471 [nhà Lê]. Trận chiến tại thành Vijaya vào năm 1471 với quân đội nhà Lê [Đại Việt] cũng chấm dứt sự tồn tại sau 5 thế kỷ là quốc đô của Vijaya, Chăm Pa mất hoàn toàn miền bắc vào Đại Việt và lui về vùng phía nam đèo Cù Mông.

Thời gian biểu

Năm 982 triều đại vua Yangpuku Vijaya [tiếng Hán Việt là Ngô Nhật Hoan ?] thành Đồ Bàn được xây dựng. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.

Năm 1376, trong trận Đồ Bàn, vua Trần Duệ Tông đem 120.000 quân bộ, thủy đánh thành Đồ Bàn bị Chế Bồng Nga đánh bại, Trần Duệ Tông tử trận.

Năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 200.000 lính vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưng bị quân Chiêm Thành phản công quyết liệt, phải rút quân về nước.

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem một đoàn lục, thủy quân hùng mạnh sang đánh Chăm Pa. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành Đồ Bàn.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng Đế nhà Tây Sơn, đóng đô ở đây, nên còn gọi là thành Hoàng Đế, ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn.

Năm 1799, thành bị quân Nguyễn Ánh chiếm, đổi gọi là thành Bình Định.

Ngày nay, thành Hoàng Đế là một trong những di tích giá trị, quan trọng trong nghiên cứu lịch sử quân sự và khảo cổ học.

Sư tử đá của Chăm Pa tại thành Vijaya vẫn còn

Vijaya nằm tại vị trí mà hiện nay là xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách quốc lộ 1A khoảng 2 km, toàn thể kinh thành nằm trên một vùng đất cao so với các cánh đồng xung quanh

Theo ghi chép trong Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Đoan, viên thông ngôn của Trịnh Hòa [người nhà Minh, Trung Quốc] đến Vijaya khoảng năm 1413 thì kinh đô Chăm Pa thời kỳ này được miêu tả như sau:

Đi theo hướng tây nam một trăm lý thì sẽ tới kinh thành nơi nhà vua ngự, người ngoại quốc gọi là "Chiêm Thành". Kinh thành có lũy bằng đá bao quanh, ra vào qua bốn cổng, có lính canh gác. Điện vua thì cao và rộng, phần mái ở trên lợp ngói nhỏ hình thuẫn; bốn bức tường bao quanh có đắp trang trí công phu bằng gạch và hồ, rất gọn ghẽ. Các cánh cửa được làm bằng gỗ cứng, chạm trổ hình thù dã thú và cầm súc. Nhà cửa dân cư trong thành lợp mái tranh, chiều cao mái hiên [tính từ mặt đất] không quá ba "thước", ra vào phải khom lưng cúi đầu, ai cao quá thì thật là bực mình

Vijaya là kinh đô của Chăm Pa trong 5 thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471. Trong khoảng thời gian này, các triều vua Chăm cho xây dựng rất nhiều công trình ở kinh đô, nay còn lại là tám ngôi tháp.

Qua các cuộc xung đột với Đại Việt, Champa mất dần các trấn phía bắc: Indrapura, Amaravati rồi đến năm 1471 thì chính Vijaya bị quân của vua Lê Thánh Tông vây hãm. Quân nhà Lê hạ được sau khi giao tranh đẫm máu. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì quân Việt bắt sống hơn 30.000 người Chiêm, trong đó có vua Trà Toàn còn 40.000 lính Chiêm tử trận. Đồ Bàn từ đó bị bỏ hoang.

Mãi đến cuối thế kỷ 18, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc mới ra lệnh xây dựng Thành Hoàng Đế trên nền cũ thành Vijaya cũ để làm kinh đô. Năm 1799 quân chúa Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm thành Hoàng Đế và đổi tên là Thành Bình Định. Sang triều Gia Long năm 1816, nhà vua cho phá bỏ thành Bình Định và chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.

Hiện nay dấu tích của vương triều Chăm Pa tại Vijaya còn lại là đôi sư tử bằng đá, chạm trổ theo phong cách nghệ thuật Bình Định vào thế kỷ 12-14. Ngoài ra có ngôi Tháp Cánh Tiên, một trong các phong cách nghệ thuật các tháp Chăm.

Di tích Đồ Bàn hiện nay không còn mấy ngoài tường lũy bằng đá ong, ngoài là hào cạn. Trong thành vẫn còn lối đi lát đá hoa cương, một thửa giếng vuông, tượng voi đá, và bên cửa hậu là gò Thập Tháp.

Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, voi đá và nhiều tượng quái vật. Kiến trúc tháp này được coi là tiêu biểu cho phong cách Bình Định có niên đại nửa sau thế kỷ 11 sang đầu thế kỷ 12, thuộc triều vua Harivarman IV [1074-1081] và Harivarman V [1113-1139].

Phía Bắc thành có Chùa Thập Tháp Di Đà [được xây trên nền của mười tháp Chăm cổ]; phía Nam thành có chùa Nhạn Tháp, đều là những ngôi chùa cổ. Khu vực Đồ Bàn nói chung còn giữ được nhiều di tíchliên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn như lăng Võ Tánh, lăng Ngô Tùng Châu, cổng thành cũ.

Trong lăng còn chiếc lầu bát giác cổ kính, trong lầu còn tấm bia đá khắc công tích của Ngô Tùng Châu và Võ Tánh [năm 1800]. Bia bằng đá trắng, chịu nhiều gió bụi thời gian đến nay đã mòn cả những chữ Hán khắc trên đó.

Hiện nay Phường Đập Đá nằm ngay bên ngoài thành.

Di tích xung quanh

  • Thành Bình Định
  • Tháp Hưng Thạnh
  • Tháp Dương Long
  • tháp Bánh Ít
  • Tháp Cánh Tiên
  • Núi Bà [Bình Định]

Xem thêm

  • Kandapurpura
  • Sinhapura
  • Indrapura
  • Virapura
  • Tôn giáo của người Chăm
  • Lịch sử Chăm Pa
  • Thành Đồ Bàn
  • Sự suy vong của Vương quốc Chăm Pa
  • Niên biểu quan hệ Đại Việt-Chăm Pa

Tham khảo

Chủ đề Việt Nam

Tham khảo

[Nguồn: Wikipedia]

Video liên quan

Chủ Đề