Kinh nghiệm học hai trường đại học

Hiện nay, quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngày càng được thay đổi theo chiều hướng có lợi nhất cho sinh viên. Việc một sinh viên tốt nghiệp cùng lúc với 2, thậm chí 3 bằng đại học không còn là điều quá xa lạ. Thế nhưng, ra trường cầm một lúc mấy tấm bằng đại học là một chuyện, còn việc phải chiến đấu như thế nào với việc học song song 2 trường, 2 ngành cùng lúc lại là chuyện khác.


Nguyên nhân do đâu?


Học 2 trường, hoặc 2 ngành cùng một lúc đang là lựa chọn của rất nhiều sinh viên, khi mà tương lai, các công ty, doanh nghiệp đòi hỏi nhân viên của họ ngày một nhiều các kĩ năng. Ví dụ ngoài chuyên môn chính, người xin việc phải có một vốn ngoại ngữ nhất định (chủ yếu là tiếng Anh) và kỹ năng Tin học. Hay khi đã thông thạo một vài ngoại ngữ, sinh viên còn phải trang bị thêm một tấm bằng ở lĩnh vực Kinh tế, Tài chính nếu muốn làm việc trong các Ngân hàng, công ty đầu tư, doanh nghiệp liên doanh,… ở lĩnh vực Du lịch, Quản trị khách sạn nếu muốn làm một hướng dẫn viên, quản lí nhà hàng,…


Theo C.Hà (ĐH NN), sinh viên có 2 bằng đại học, khi ra trường, cơ hội giành được một công việc đúng ngành nghề sẽ lớn hơn. Trong khi nếu chỉ với một thứ ngoại ngữ đang theo đuổi, Hà sẽ khó có khả năng tìm việc.


Kinh nghiệm học hai trường đại học


Không hẳn là nhìn theo góc độ việc làm trong tương lai như C.Hà, Thu Hà (đang theo học ngành Tài Chính - Ngân Hàng của trường Đại học Kinh Tế lại chấp nhận học 2 trường cùng lúc vì niềm đang mê ngành Kinh tế ngay từ khi học Phổ thông.


Không ngoại trừ trường hợp một số bạn học vì sự tác động của bạn bè, sự thúc ép của gia đình,…


Khó khăn là gì?


Cũng theo lời C.Hà: “học 2 trường cùng một lúc có cả mặt lợi mặt hại, nhưng hại thì nhiều hơn. Rất nhiều bạn phải bỏ dở giữa chừng vì không tải nổi chương trình học quá nặng.”


Không chỉ vậy, học 2 trường, 2 ngành khác nhau, sinh viên còn phải đối mặt với nhiều áp lực học hành. Thu Hà cho hay: “Vì học song song 2 trường nên khối lượng bài vở là rất lớn. Bình thường chỉ học một trường thôi, để học cho tốt cũng đã phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức rồi. Hơn nữa, học theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tự học là chính, mà mình học 2 trường cùng lúc nên thời gian học ở nhà không nhiều. Hầu hết các trường hợp học lại, thi lại đều là hậu quả của việc sinh viên học 2 ngành cùng lúc.”


Vì học bằng kép trong khối ĐHQG và các trường của 2 bạn cũng khá gần nhau nên việc di chuyển, đi lại không quá khó. Nhưng đối với những bạn học 2 trường tách biệt, việc di chuyển, qua lại là cả một vấn đề. Huyền (Hv Kĩ Thuật Quân sự ) cho hay: “Một anh khóa trên mình bắt đầu học thêm một trường vào năm nay, không may quãng khoảng cách giữa 2 trường là khá xa nên cứ học xong trường này, anh ấy lại vội vã bắt xe buýt để sang học trường kia, đến là tội”.


Hạ (năm 1, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp) đang tích cực học tập để đạt đủ điểm có thể đăng ký thêm ngành Trang trí nội thật của trường cũng đang lo lắng: “Nghe các anh chị năm 2 kêu trời vì chương trình học nặng, mình lo không biết có đủ sức tải nổi hay không. Hiện tại mình là Uỷ viên trong Ban chấp hành đoàn của xã và tham gia khá nhiều công tác của thôn, năm tới học hành nhiều hơn, chắc tớ phải ngừng hết lại để tập trung toàn bộ cho việc học.”


Kinh nghiệm học hai trường đại học


Cậu bạn cho biết thêm: “Nhà tớ cũng không quá xa trường nên có thể đi đi về về, tiết kiệm một khoản lớn tiền ở trọ. Còn những bạn tỉnh lẻ phải thuê nhà, có ý định học thêm 1 chuyên ngành như tớ, gia đình không có điều kiện lắm thì điều này đồng nghĩa với việc tạo thêm một gánh nặng cho ba mẹ, điều đó khiến các bạn ấy rất phân vân.”


Không chỉ vậy, khi học cùng lúc 2 chuyên ngành, sinh viên phải đảm bảo lực học ở trường chính quy đạt ở một mức độ nhất định. Nếu điểm số ở trường đầu vào quá thấp, sinh viên buộc phải dừng việc học ở ngành kép. Trong khối ĐHQG, mức học phí cho ngành kép là 225k/tín chỉ, cao gấp gần 3 lần so với mức học phí thông thường. Thời gian học ngành kép do sinh viên tự lựa chọn. Đa phần các bạn đểu chọn vào ngày cuối tuần để tránh trùng lịch học với trường chính quy. Hơn nữa, thông thường một kỳ, một sinh viên thường học 15-25 tín chỉ, nhưng khi học thêm một ngành, tổng số tín chỉ có thể vượt quá con số 40, cực kỳ vất vả.


Kết


Ông cha ta có câu, "một nghề thì sống, đống nghề thì chết". Việc ra trường với 2 tấm bằng chưa chắc đã tốt bằng việc có một bằng mà thực lực của bạn khá. Vì thế, nếu bạn có ý định học song song 2 bằng, 2 trường, hãy đảm bảo mình có đủ kinh phí, sức khỏe và tâm lý để đối chọi với lịch học kín mít. Hãy cân nhắc kỹ trước những hệ quả có thể xảy ra cho bạn, tránh đứt quãng giữa đường, tốn tiền bạc, sức khỏe mà việc học hành vẫn chẳng tới đâu.

Để hiện thực những mong muốn trên, các bạn trẻ Gen Z cần biết chớp cơ hội học song song hai trường và tích lũy những lợi thế cạnh tranh. Dưới đây là những câu chuyện thực tế do người trong cuộc kể, đem đến cái nhìn rõ rệt về cách mà thế hệ đa nhiệm này suy nghĩ, hành động và thay đổi tương lai của bản thân.

Kinh nghiệm học hai trường đại học

"Giảng đường đại học là nơi cho em kiến thức tổng quan và mối quan hệ, còn Arena trao cho em cơ hội rèn giũa khả năng va chạm trực tiếp với nghề"

Bạn Hồ Ngọc Lam Nhi, hiện đang là sinh viên năm hai trường Đại học Hutech chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện và sinh viên năm hai tại trường Arena Multimedia. Khi hỏi về cơ duyên lựa chọn học song song như hiện tại, Nhi chia sẻ: "Mọi người thường nghĩ học đại học chỉ tốn thời gian để nghe những kiến thức khô khan, nhưng với em thì đây chính là quãng thời gian để bản thân chủ động tự học, teamwork, và mạnh dạn chia sẻ quan điểm của mình với mọi người. Song song với việc học trên giảng đường thì môi trường sáng tạo ở Arena đã giúp em trở nên năng động và trưởng thành hơn qua những bài tập, sản phẩm đồ án thực tế. Vì học cùng một ngành nhưng hai trường khác nhau nên bản thân em cảm thấy được bổ trợ kiến thức rất nhiều, một bên là bài học về lý thuyết, nền tảng căn bản, một bên là thực hành trực tiếp, trải nghiệm nghề nghiệp thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân sau này nên em cảm thấy rất tuyệt vời".

Kinh nghiệm học hai trường đại học

Lam Nhi (bên phải) và thành viên team mình chụp hình trước bộ đồ án nhận diện thương hiệu "Nữ hùng sử Việt" do chính các bạn làm ra.

"Học hai trường với mong muốn lớn có thể suy nghĩ cùng lúc bằng hai cái đầu của một Marketer và một Designer"

Bạn Lê Quỳnh Minh Anh là sinh viên vừa tốt nghiệp tại trường Arena Multimedia và sinh viên năm 4 trường Đại học Ngân Hàng chuyên ngành Marketing. Để đi đến quyết định lựa chọn học hai ngành cùng một lúc là cả một quá trình dài, Minh Anh chia sẻ: "Trong khi các bạn khác trải qua 4 năm để hoàn thành ngành học của mình, thì 4 năm của em lại phải hoàn thành chương trình học gấp đôi các bạn tại hai trường. Thực sự đến giờ, em chưa bao giờ hối hận vì quyết định đó đã giúp em xây dựng thương hiệu cá nhân riêng và tạo lợi thế cạnh tranh việc làm với các ứng viên khác sau này. Marketer và Designer luôn tồn tại 1 hàng rào ngăn cách khiến họ khó hiểu được nhau. Marketer hướng đến thị hiếu, sự rõ ràng, dễ nhớ làm sao thu hút được nhiều khách hàng nhất. Designer là người tạo ra hình ảnh, xu hướng, chú trọng cái đẹp, sự sáng tạo. Vì thế, em học 2 ngành với mục tiêu lớn có thể suy nghĩ cùng lúc bằng 2 cái đầu của một Marketer và một Designer, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, mang lại hiệu quả công việc cao. Ngoài ra, em còn có thể áp dụng kiến thức và tính thẩm mỹ vào các bài tập ở trường đại học như việc thiết kế powerpoint thuyết trình, thiết kế banner, standee cho các hoạt động trong câu lạc bộ, đoàn trường".

Kinh nghiệm học hai trường đại học

Minh Anh (áo trắng) và team của mình trong buổi bảo vệ đồ án học kỳ 4 về Làm phim hoạt hình 3D Animation với tên gọi Betray.

"Góc nhìn của người học hai ngành giúp em dung hòa được tính thẩm mỹ cho sản phẩm lại phù hợp với thị hiếu của khách hàng"

Bạn Bùi Hải Phụng hiện đang là sinh viên năm tư chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế tại trường HUFLIT đồng thời cũng là sinh viên năm hai tại trường Arena Multimedia chuyên ngành Mỹ thuật Đa phương tiện. Sau một năm học Đại học, bản thân Phụng cảm thấy mình nên chọn thêm một cái gì đó để bổ trợ cho ngành học hiện tại. Khi được hỏi về những lợi thế có được của việc theo học hai chuyên ngành cùng lúc, Phụng bộc bạch: "Thật sự rất tuyệt, em cảm thấy may mắn khi hai chuyên ngành em học có thể hỗ trợ hiệu quả lẫn nhau: Một bên liên quan tới thẩm mỹ về nghệ thuật, một bên ứng dụng cái thẩm mỹ vào để mục đích thực tế để kinh doanh. Ngoài ra em còn có thêm nhiều cơ hội để mở rộng nghề nghiệp sau này như làm Kinh doanh, Sản xuất phim ảnh, trở thành Designer...".

Kinh nghiệm học hai trường đại học

Hải Phụng (bên trái) cùng team của mình trong buổi bảo vệ đồ án kỳ 1 về Thiết kế đồ họa

Thế giới đang thay đổi, các bạn trẻ thế hệ "đám mây" cũng đang đổi thay mỗi ngày để có thể dịch chuyển cùng. Còn bạn thì sao? Bạn đã chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc để tạo bước đệm cho tương lai chưa. Hy vọng câu chuyện của Lam Nhi, Minh Anh, Hải Phụng sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp với sở thích, đam mê và tiếp thêm động lực cổ vũ bạn hiện thực ước mơ.

Nếu bạn đang tìm kiếm một con đường ngắn nhất nhưng chắc chắn nhất để bước chân vào nghề Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện thì có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây nhé!