Lãi suất bao nhiêu la cho vay nặng lãi

Hiện nay, hành vi cho vay nặng lãi đang  diễn ra ngày càng nhiều, phổ biến và diễn biến phức tạp, có tổ chức, hoạt động nguy hiểm hơn dưới dạng xã hội đen, sẵn sàng xử dụng vũ lực, ép buộc, đe dọa con nợ. Vậy, pháp luật quy định lãi suất cho vay bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi?

Các Luật sư của Luật 24h sẽ giúp bạn giải  quyết các vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi

– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

– Bộ luật Dân sự 2015.

2. Giải quyết vấn đề lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi

2.1. Quy định về lãi suất cho vay

Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi

>>>Xem thêm: Cấu thành tội phạm tội giết người

>>Xem thêm: Tội đầu cơ theo quy định pháp luật – Luật 24h

>>Xem thêm:Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản theo quy định pháp luật – Luật 24h

>>Xem thêm:Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay theo quy định pháp luật – Luật 24h

Theo đó, các bên thỏa thuận và không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng.

Như vậy, nếu các bên thỏa thuận cho vay với mức lãi suất trên 1.666%/tháng thì đã vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép. Khi đó, pháp luật sẽ không thừa nhận và không bảo vệ quyền lời cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá đó.

2.2. Cấu thành của tội cho vay nặng lãi

Căn cứ điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì mới cấu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự.

Cấu thành tội phạm

Thứ nhất, khách thể của tội phạm

Khách thể mà hành vi phạm tội này hướng đến là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước mà cụ thể là trật tự trong quản lý hoạt động tín dụng, qua đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vay lãi.

Thứ hai, chủ thể của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Cụ thể, người phạm tội không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, bất cứ ai nếu thoả mãn các điều kiện quy định của pháp luật đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Thứ ba, mặt chủ quan

Trong Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người cho vay lãi nặng nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do mình gây ra nhưng vẫn thực hiện hành vi với mong muốn cho hậu quả xảy ra là người đi vay phải trả một khoản lãi rất cao.

Động cơ phạm tội là vụ lợi. Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, người phạm tội này bao giờ cũng nhằm mục đích thu lợi bất chính thông qua hành vi cho vay lãi nặng.

Thứ tư, mặt khách quan

– Hành vi khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là hành vi cho người khác vay tiền [đồng Việt Nam, ngoại tệ], kim khí quý, đá quý với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong bộ luật Dân sự.

Hành vi cho vay có thể được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như vay, mượn, ký nợ thông qua hình thức hợp đồng bằng văn bản, thỏa thuận miệng.

+ Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất được quy định trong Bộ luật Dân sự đó là không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.

– Hậu quả của hành vi cho vay lãi nặng có thể là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất. Thiệt hại về vật chất của hành vi cho vay lãi nặng là gây thiệt hại cho người vay, làm cho người vay phải chịu mức lãi suất quá cao, số tiền lãi quá lớn, có thể dẫn đến không có tiền trả, từ đó đưa đến hệ lụy là người cho vay.

Đối với Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.

Lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi

>>>Xem thêm: Cấu thành tội phạm của tội giết người 

>>Xem thêm: Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác theo quy định pháp luật – Luật 24h

>>Xem thêm: Tội đầu cơ theo quy định pháp luật – Luật 24h

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi theo quy định pháp luật bao gồm:

– Tư vấn các vấn đề liên quan đến lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi theo quy định pháp luật;

Chủ Đề