Làm cách nào để hết chảy nước mũi

Uống nhiều nước, ăn đồ cay, sử dụng máy tạo độ ẩm, hạn chế uống sữa… là những cách giúp giảm tình trạng chảy nước mũi sau.

Chảy nước mũi sau là một rối loạn thường gặp, bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, đau họng, mất giọng, dị ứng, thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, trào ngược axit... Tình trạng này kéo dài gây ho mạn tính, hắng giọng thường xuyên làm giảm tự tin, cản trở giao tiếp. Chảy nước mũi sau đa số là một triệu chứng đơn giản, có thể khắc phục tại nhà. Dưới đây là một số gợi ý giúp giảm tình trạng trên.

Nước muối: Nước muối rửa mũi hay xịt mũi làm loãng chất nhầy đặc, giúp làm sạch mũi. Người bệnh có thể sử dụng các loại nước xịt mũi này nhiều lần trong ngày.

Làm cách nào để hết chảy nước mũi

Nước muối, xịt mũi giúp làm giảm chất nhầy đặc. Ảnh: Freepik

Hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa có thể khiến quá trình sản xuất chất nhầy diễn ra nhanh hơn, chất nhầy loãng trở nên đặc hơn. Nếu bạn thấy sữa làm tăng tình trạng chảy dịch mũi sau thì có thể hạn chế dùng.

Uống nhiều nước: Nước làm loãng chất nhầy đặc. Người lớn nên uống khoảng 2 lít mỗi ngày và trẻ nhỏ khoảng một lít hoặc tùy theo độ tuổi. Các loại nước nên sử dụng gồm: nước lọc, nước ép trái cây nguyên chất, nước canh, nước hầm xương. Mọi người nên tránh các loại đồ uống sử dụng chất bảo quản, đường, chất làm ngọt nhân tạo. Rượu bia, caffeine là những thức uống nên hạn chế tối đa khi chảy nước mũi.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Mọi người có thể đặt máy tạo độ ẩm nước ấm bên cạnh giường vào buổi trưa hoặc ban đêm khi đi ngủ. Khi tắm, bạn dùng vòi hoa sen xả nước ấm để xông hơi. Những cách này giúp tăng độ ẩm khi hít thở, làm loãng đờm nhầy. Trong trường hợp bị chảy nước mũi do viêm cổ họng hoặc viêm đường mũi, máy tạo ẩm phun sương mát sẽ hiệu quả hơn so với máy phun sương ấm.

Ăn cay: Nếu dịch nhầy loãng, bạn có thể khắc phục chảy dịch mũi sau bằng cách ăn đồ ăn cay hoặc wasabi (mù tạt). Vị cay làm loãng nhầy vì chúng giúp long đờm.

Hạn chế ở trong môi trường lạnh: Trong thời gian bị chảy dịch mũi sau, mọi người cần tránh tập thể dục ngoài trời lạnh. Nhiệt độ thấp hơn khuyến khích cơ thể tạo ra nhiều chất nhầy hơn.

Tinh dầu: Hương thơm từ các loại tinh dầu giúp loại bỏ chất nhầy gây chảy nước mũi sau. Có một số cách để hít tinh dầu như: sử dụng máy khuếch tán, nhỏ tinh dầu lên khăn... Các loại tinh dầu giúp giảm tắc nghẽn bao gồm: bạc hà, cam, bưởi, quế. Lưu ý, không sử tinh dầu cho trẻ nhỏ.

Người bệnh nên đi khám nếu bị chảy nước mũi sau trong các trường hợp: chảy nước mũi kéo dài hơn một tuần, gặp khó khăn khi nuốt, nghẹt thở, nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn.

Chỉ vài động tác đơn giản có thể giúp các bạn cắt đứt nhanh các cơn ho, sổ mũi, chãy nước mũi do cảm lạnh bất thường.

Ho, nghẹt mũi, cảm cúm… là chuyện thường ngày. Nhưng, mình là một trong số những người rất ghét uống thuốc, thường để tự khỏi . Có khi vài ngày khỏi có khi cả mấy tuần (do cảm nặng). Nếu bạn cảm thấy uống thuốc tây gây khó chịu (mệt mỏi trong người) mà hiệu quả không cao, thì thử áp dụng các cách này nhen.

Vài động tác đơn giản có thể giúp các bạn cắt đứt nhanh cơn ho, sổ mũi, chãy mũi do cảm lạnh bất thường.

CHỮA HO:

Làm cách nào để hết chảy nước mũi

Bạn cố gắng dùng ngón cái của bàn tay phải xoa mạnh vào cổ tay trái trong 3 phút, rồi chuyển qua dùng ngón cái tay trái xoa mạnh vào cổ tay phải 3 phút cho nóng lên, sau đó thoa chút dầu nóng, có người chỉ cần thế là đã hết ho. (Xem hình 1)

Làm cách nào để hết chảy nước mũi

Nhưng cũng có người ho còn vướng đàm, hoặc đau họng khi ho, nên cần thêm chút động tác sau đây:

Ma sát vùng vòng tròn màu hồng (xem hình 2). Bạn có thể dùng cán muỗng càfé, hay cái chìa khóa xe của bạn cũng có thể cào vào chổ màu hồng cho đến khi đàm hết vướng víu và hết đau họng. Càng tác động vào vùng này nó sẽ làm thông cổ cho bạn.

CHỮA NGHẸT MŨI:

Bạn dùng 2 ngón tay, ngón giữa và ngón trỏ đặt từ đầu chân tóc kéo chạm mạnh vào da trán thẳng xuống hai đầu mày. Nhớ chỉ kéo theo chiều mũi tên như trong hình, kéo khoảng 40 lần cho trán nóng lên là mũi thông ngay.

(xem hình 3) Nếu vài giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!

Làm cách nào để hết chảy nước mũi

Bạn cũng có thể dùng cách 2 như sau:

Dùng ngón cái tay mặt ấn mạnh vào huyệt hợp cốc trên bàn tay trái, ấn và đẩy khoảng 2 phút sau đó chuyển sang tay trái cũng làm như vậy là mũi thông ngay, hết nghẹt (xem hình 4 và 5)

Làm cách nào để hết chảy nước mũi

CHỮA CHẢY MŨI

Bạn dùng 2 ngón giữa và trỏ kéo ngược từ đầu mày lên chân tóc, theo chiều mũi tên như trong hình. Kéo khoảng 40 lần, kéo ma sát vào da trán cho nóng là nước mũi ngưng chảy ngay (xem hình 6) Nếu vài giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!

Làm cách nào để hết chảy nước mũi

Bạn cũng có thể dùng cách 2:

Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Ấn đường giữa hai đầu mày, ấn và đẩy mạnh khoảng 3 phút. Sau đó thoa chút dầu vào huyệt này. Tiếp tục dùng 2 ngón trỏ ấn mạnh vào hai huyệt Nghinh Hương ở hai bên cánh mũi, ấn và đẩy mạnh 2 huyệt này cũng 3 phút rồi thoa dầu vào hai huyệt này, nước mũi sẽ ngưng chảy ngay. (xem hình 7)

Làm thế nào để hết bị chảy nước mũi?

Những cách làm ngưng chảy nước mũi.

Uống nhiều nước. Nếu bị chảy nước mũi (sổ mũi) kèm với triệu chứng nghẹt mũi, bạn có thể uống nhiều nước và không để cơ thể mất nước. ... .

Uống trà ấm. ... .

Xông mặt. ... .

Tắm bằng nước ấm. ... .

Rửa mũi bằng bình Neti Pot. ... .

Ăn những thực phẩm cay..

Làm thế nào để nước mũi không chảy xuống họng?

Một số cách khắc phục chảy dịch từ mũi xuống họng tại nhàRửa mũi: bạn có thể mua nước rửa mũi hay lọ xịt mũi không cần kê đơn tại các hiệu thuốc. Nước muối sẽ giúp đẩy những chất gây kích ứng ra khỏi mũi, đồng thời làm loãng và giúp xoa dịu niêm mạc mũi.

Tại sao khi khóc lại bị chảy nước mũi?

Khi tuyến lệ tiết ra nước mắt, chúng sẽ chảy xuống qua xương mũi và vào sau mũi, sau đó xuống cổ họng. Khi bạn khóc, nước mắt hòa với chất nhầy trong mũi. Đó là lý do khiến bạn cũng chảy nước mũi khi khóc.

Tại sao khi bị cảm lại chảy nước mũi?

Khi virus cảm lạnh hoặc các chất gây dị ứng (như phấn hoa, bụi) xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, từ đó mũi bắt đầu tiết ra nhiều chất nhầy trong suốt. Chất nhầy này có chức năng bẫy vi khuẩn, virus hoặc các chất gây dị ứng giúp tống chúng ra khỏi xoang mũi.