Làm sao biết giọng mình tone gì

Bạn chơi đàn đã lâu nhưng ít khi quan tâm đến chuyện : CHUYỂN TONE NỮ VÀ TONE NAM CỦA BÀI HÁT như thế nào cho đúng cách và thật nhuần nhuyễn. Vẫn còn rất nhiều bạn đến tận bây giờ vẫn chưa xác định được Tone của mình ở đâu...Đây là một điều rất quan trọng đó các bạn nhé! Việc xác định Tone giọng của mình ở đâu sẽ liên quan rất nhiều trong việc định hình phong cách của bạn. Vì vậy đừng bỏ qua bước cực kì quan trọng này.

Bài viết dưới đây sẽ bật mí giải đáp những thắc mắc giúp bạn có một câu trả lời một cách chính xác nhất.

Những thông số cực kì quan trọng mà bạn cần biết

Âm vực của giọng hát.

Giọng nữ: - Nữ cao (Soprano): C4 - A5 - Nữ trung (Mezzo-soprano): A3 - F5.

- Nữ trầm (Contralto/Alto): G3 - D5.

Giọng nam: - Nam cao (Tenor): B2 - G4 - Nam trung (Baritone): G2 - E4 - Nam trầm (Bass): E2 - C4 ---- * 1 Tone = 1 bán cung * 1 bát độ có 12 bán cung. * Cặp bậc hợp âm bậc 5 : vd. G là bậc 5 của C, và C là bậc 4 của G

- C>F - F>B - B>E - E>A - A>D - D>G - G>C. (Những cặp hợp âm này bạn cần học thuộc)

Làm sao biết giọng mình tone gì

Để giúp các bạn hiểu hơn về các khái niệm ở trên mình sẽ giải thích từng thuật ngữ cụ thể: 

1. Âm vực là gì?

Bạn hãy chú ý vào 7 nốt nhạc có phím màu trắng và 5 phím đen nằm xen kẽ trên cây đàn Piano... 7 nốt nhạc đó có tên là C-D-E-F-G-A-B tính cả 5 phím đen nữa tổng là 12 phím. 

Âm vực kí hiệu là AV được dùng trong chuyên môn. Nó được hiểu theo nghĩa là phạm vi giữa âm thấp nhất và âm cao nhất của một nhạc cụ, tiếng nói hoặc giọng hát... mà loại nhạc cụ được phát ra.

Với nhiều bạn đã có kĩ năng chơi đàn lâu và có khả năng cảm thụ được âm nhạc thì có thể xác định ranh giới hoặc mức độ cung bậc về AV tương đối của các tiếng âm thanh được phát ra.

Cụ thể:  cao, nửa cao, trung bình, nửa thấp, thấp.

Theo một nghiên cứu nhỏ của các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: AV giọng nói của phụ nữ và trẻ em cao gấp đôi AV giọng nói của nam giới. Việc bạn xác định được AV của người sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được độ cao thấp âm vực giọng của mỗi người. Từ đó, đo âm vực và biết mình thuộc giọng gì dễ dàng hơn

Đừng lo lắng vì bạn không biết đo như thế nào nhé! Hãy dùngPiano hoặc keyboard để đối chiếu, hoặc nếu muốn biết chính xác hơn thì có thể nhờ đến những chuyên gia có kinh nghiệm. Họ sẽ giúp bạn xác định một cách chính xác nhất âm vực của bạn đến đâu

Các phím đàn từ trái sang phải của đàn piano cho ta một chuỗi âm thanh tăng dần đến cao nhất... Từ đó ta có Âm vực của đàn piano từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất là 8 bát độ.

Đàn guitar acoustic có âm vực giới hạn hơn vì được bắt đầu với nốt thấp nhất là E2 rồi đến C3 (ở ngăn 3 dây 5), C4 (ở ngăn 1 dây 2), C5 (ở ngăn 8 dây 1) và nốt cuối cùng C6 (ở ngăn 20 dây 1). Những vùng khác trên cần đàn là lặp lại của những nốt này. Vậy E2 đến C6 là âm vực của đàn guitar acoustic.

Xem thêm: Bảng giá đàn Guitar hiện nay

  • Kí hiệu các nốt nhạc:C: doD: reE: miF: faG: solA: la

    B: si

  • Từng cặp giọng trưởng và giọng thứ song song

    Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)

    Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)

    Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)

    La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)

    Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)

    Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)

    Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)

    Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)

    Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)

    Làm sao biết giọng mình tone gì

️2. Âm vực của người hát.

Âm vực của người hát được chia làm 2 giọng Nam và Nữ. Lí do vì âm vực Nữ cao hơn âm vực Nam khoảng hơn 1 bát độ. Rồi âm vực Nam và Nữ lại được phân thành nhiều giọng khác nhau... Điển hình là giọng Trầm, Trung và Cao.

Từ đây ta có thể gom gọn âm vực của tất cả các giọng Nam khoảng từ E2 đến G4. Ví dụ như giọng ca sỹ Ngọc Hạ đến D5.

3. Âm vực của Bài hát.

Mỗi bài hát đều có âm vực riêng của nó. Giống như một người ca sĩ, mỗi bài hát sẽ có âm vực riêng . Một bài hát viết cho trẻ con thì chỉ vỏn vẹn có 1 bát độ. Không nói đến nhạc kịch Opera. Chỉ bàn đến nhạc phổ thông, nhạc trẻ, nhạc nhẹ, nhạc thính phòng v.v... âm vực của các loại nhạc này có khoảng âm dưới 2 bát độ (24 bán cung).

Đối với các thể loại như nhạc Sến có dưới 20 bán cung, thấp nhất có lẽ là 17 bán cung. Các nhạc sỹ viết loại nhạc phổ thông thường viết cao nhất từ nốt D4 ở dòng kẽ thứ 4 viết xuống, là những bài hát viết cho giọng Nữ. Nếu viết cho giọng Nam sẽ có nốt cao nhất từ nốt E4 nằm ở khe thứ 4 lên đến nốt G4 (hiếm).

Những bài hát được viết nốt trên 5 dòng kẽ ở khóa Sol thực tế chỉ nằm ở âm vực bát độ 3 và 4, nếu viết đúng bát độ 5 thì các nốt nhạc sẽ không nằm trong 5 dòng kẽ... Vì thế khi viết nhạc phổ thông cho giọng Nữ hát chỉ viết đến nốt D4 và khi hát ca sỹ Nữ sẽ hát trên 1 bát độ...

Lời khuyên dành cho các bạn 

Trong giới nghệ sĩ, chúng ta cũng từng biết đến một Bùi Anh Tuấn có chất giọng siêu khủng, anh có thể thực hiện các nốt nhạc cao mà không hề gặp khó khăn gì cả. Hay ca sĩ Lệ Quyên với chất giọng trữ tình lãng mạn làm say đắm bao con tim thính giả. 

Làm sao biết giọng mình tone gì

Thực tế cho thấy rằng, không ai sinh ra là có thể có được một chất giọng trời phú liền cả. Đó là cả một quá trình luyện tập và rèn luyện. Nếu kiên trì luyện tập đúng kỹ thuật. Bạn có thể cải thiện phần nào chất giọng của mình. Ngược lại, nếu bạn tự học nhưng lại học sai cách, không đúng kĩ thuật, không làm theo hướng dẫn một cách đúng đắn sẽ dễ dàng bị khàn họng và lâu dần sẽ bị mất tiếng. Các bạn có điều kiện hơn một chút sẽ tìm đến các lớp thanh nhạc.Tại đây, họ sẽ được các giáo viên xác định lại âm vực cũng như loại chất giọng của bạn. Ngoài ra, bạn còn được chỉ ra các ưu điểm, khuyết điểm.

Bạn sẽ được hướng dẫn kỹ thuật luyện thanh (Lấy hơi, ghìm hơi, đẩy hơi, ngân, rung, phát âm...) và hướng dẫn các bài xướng âm để phát triển âm vực của mình.

Cứ như vậy, trong một thời gian rèn luyện. Tôi tin chắc rằng, bạn có thể mở rộng được âm vực của mình khoảng 1-1,5 cung mà vẫn giữ nguyên được chất giọng tự nhiên.

Hãy cố gắng luyện tập thường xuyên vào lúc nào rảnh rỗi (tốt nhất là vào buổi sáng sớm). Điều mà bạn cần làm là hãy tiến hành những bước cơ bản sau Hát nâng cao dần (tối thiểu là cao hơn 1 nốt so với thường lệ), rồi hạ thấp dần đến một cao độ thích hợp (Tăng dần từng nửa cung đến cao độ thích hợp, sau đó tiến hành ngược lại).

Chú ý, cần kiên trì, ban đầu hát nhỏ, sau đó to dần, đừng gắng sức quá mức (có thể là hư giọng). Kiên trì tập luyện trong thời gian dài như vậy, âm vực của bạn sẽ được mở rộng dần, thêm được 1-1,5 cung.

Mỗi người đều có cho mình một chất giọng riêng, bạn đừng nên vì ai mà thay đổi theo cố bắt mình làm mới chất giọng đó. Không ai là giống nhau trong thế giới muôn hình vạn trạng này đâu các bạn ạ. 

Mỗi người trong chúng ta sẽ theo đuổi những nền tảng, những phong cách âm nhạc khác nhau. Vì vậy chúng ta không cần là cái bóng của ai mà hãy là chính mình. Tùy theo Tone và chất giọng của mình để chọn những bản nhạc phù hợp nhất bạn nhé !

Chúc các bạn thành công !

Có thể bạn quan tâm: 

Bạn là người có niềm đam mê vô tận với âm nhạc? Bạn có thể nghe nhạc liên tục từ sáng đến tối mà không chán? Bạn có thể bỏ ra nhiều giờ để nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc, tuy nhiên, có một khái niệm vẫn luôn khiến bạn băn khoăn, đó là “tone nhạc”. Bạn có muốn biết tone nhạc là gì và làm thế nào để xác định tone của một bản nhạc không? Đừng nôn nóng và cũng không cần phải lo lắng tìm hiểu ở đâu xa nữa, đọc xong bài viết này bạn sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề xoay quanh “tone nhạc” ngay thôi! Hãy cùng Trường Ca Audio theo dõi nhé!

Tone nhạc là gì?

“Tone” là một từ tiếng anh, dịch sang tiếng việt trong lĩnh vực âm nhạc có nghĩa là “giọng”. Có thể hiểu “tone nhạc” là giọng của bản nhạc. Vậy giọng của bản nhạc là gì? Giọng của bản nhạc được quy ước là độ cao của một điệu thức cụ thể nào đó. Người ta quy ước có 30 loại giọng khác nhau được xếp theo từng cặp giọng trưởng và giọng thứ song song, bao gồm:

Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)

Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)

Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)                                                                                                                                                                             https://diasureplus.com/gioi-thieu-diasure/                               

La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)

Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)

Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)

Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)

Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)

Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)

Si (giáng) Trưởng (Bb) và Sol thứ (Gm)

Mi (giáng) Trưởng (Eb) và Đô thứ (Cm)

La (giáng) Trưởng (Ab) và Fa thứ (Fm)

Rê (giáng) Trưởng (Db) và Si (giáng) thứ (Bbm)

Sol (giáng) Trưởng (Gb) và Mi (giáng) thứ (Ebm)

Đô (giáng) Trưởng (Cb) và La (giáng) thứ (Abm)

Làm sao biết giọng mình tone gì

Lưu ý: Thứ tự các dấu hóa xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt là:

+ Thăng (#): Fa – Đô – Sol – Rê - La – Mi – Si

+ Giáng (b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô - Fa

Cách xác định “tone” của bản nhạc

Xác định “tone” hay “giọng” của một bản nhạc chính là việc chọn ra những nốt nhạc chính trong toàn bộ bài hát cùng thuộc một âm giai để việc đệm hát dễ dàng hơn và hay hơn.

Vậy làm thế nào để xác định được tone/giọng của một bài hát?! Rất đơn giản, ta làm như sau:

- Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.

Ví dụ:

Bản nhạc không có dấu hóa nào thì giọng của nó có thể là Đô Trường (C) hoặc La thứ (Am). Còn bản nhạc có 4 dấu giáng (b) thì giọng của nó có thể là La (giáng) Trưởng (Ab) hoặc Fa thứ (Fm).

- Tiếp theo, để xác định giọng của bài hát chuẩn nhất, chúng ta sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố sau:

+ Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát.

+ Ô nhịp mở đầu (không tính nhịp lấy đà) và ô nhịp kết thúc của bản nhạc. Thông thường, các ô nhịp này chính là âm chủ của giọng trong bài hát.

+ Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm để đệm hát thì sẽ dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều được kết thúc bằng hợp âm chủ.

Lưu ý:

Để xác định được hai giọng Trường và thứ song song từ số dấu hóa có trên khuông nhạc một cách dễ dàng hơn bằng cách ghi nhớ 2 quy luật sau đây:

- Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.

Ví dụ:

Bản nhạc có 3 dấu thăng, vậy dấu thăng thứ ba là Sol, cộng thêm một bậc thành La, vậy bản nhạc có giọng Trưởng là La Trưởng (A), suy ra giọng thứ song song là Fa (thăng) thứ (F#m).

- Trường hợp sau khóa nhạc có các dấu giáng, ta xác định giọng của bản nhạc, bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng thứ hai từ cuối lên để làm giọng trưởng chính của bài và từ đó suy ra giọng thứ song song.    

Ví dụ:                                                                                                                                                                                                                                                   https://diasureplus.com/​          

Bản nhạc có 6 dấu giáng thì dấu giáng thứ 2 từ cuối lên là Sol, ta xác định giọng Trưởng của bài là Sol (giáng) Trưởng, suy ra giọng thứ song song là Mi (giáng) thứ (Ebm)

Xác định giọng của một bản nhạc theo cách này rất đơn giản đúng không nào? Bạn chỉ cần nhớ được hai quy tắc trên đây là đã có thể xác định được giọng của tất cả các bài hát và bản nhạc rồi. Đừng quên học thuộc lòng hai quy tắc này nhé!

Xác định tone giọng của mỗi người

Làm sao biết giọng mình tone gì

Chúng ta đều biết rằng giọng hát của mỗi người không giống nhau, có những người hát được những bài hát rất cao, trong giới nghệ sĩ có thể kể đến một số ca sĩ gây ấn tượng với khán giả bởi chất giọng cao vút như: Bùi Anh Tuấn, Trung Quân, Tùng Dương, Văn Mai Hương,… Bên cạnh đó, có những người lại xuống được các nốt rất trầm, cho âm thanh mượt mà, ấm áp như: Quang Lê, Lệ Quyên, Đan Nguyên, vì vậy họ thường chọn những ca khúc nhạc trữ tình nhẹ nhàng, dễ nghe, rất dễ đi sâu vào lòng người.

Tham khảo: Cách luyện giọng hát cao và khỏe hơn!

Mỗi ca sĩ sẽ theo đuổi những dòng nhạc khác nhau, tùy thuộc vào âm vực và chất giọng tự nhiên của mình. Chúng ta dù không phải là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng tùy vào từng tone giọng khác nhau cũng sẽ chọn được những ca khúc phù hợp để thể hiện một cách trọn vẹn và hoàn hảo nhất. Vì thế để có một màn trình diễn thật chất lượng và gây tượng ấn tượng với người nghe, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định đúng tone giọng của mình và chọn ra những bài hát phù hợp nhất. Vậy xác định tone giọng như thế nào?

Tương tự như cách xác định tone giọng của một bài hát, phương pháp xác định tone giọng của một người cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần có một nhạc cụ với các âm có cao độ chuẩn như piano, organ, guitar… Sau đó bắt đầu hát từ những nốt có cao độ trung bình, tăng dần lên cho đến nốt cao nhất mà bạn có thể hát được mà vẫn tròn, đẹp, đó chính là âm vực trên của bạn. Để xác định âm vực dưới, bạn làm tương tự nhưng theo chiều ngược lại, hát thấp dần đến nốt trầm nhất mà bạn vẫn có thể nghe rõ được âm thanh, tiếng vẫn tròn và chắc thì đó là âm trầm nhất mà bạn có thể hát được. Bằng cách thực hiện như trên, bạn đã xác định được âm vực của mình nằm giữa nốt cao nhất và nốt thấp nhất vừa tìm được, từ đó, bạn có thể tìm những bài hát sử dụng các nốt nhạc nằm trong khoảng âm vực để luôn có thể hát đẹp từng câu chữ trong bài.

Tuy nhiên, nhiều người có âm vực hẹp lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn bài hát cho riêng mình, hoặc có nhiều bài hát mà chúng ta muốn thể hiện nhưng có quá nhiều nốt nhạc cao hoặc hơn, nằm ngoài âm vực giọng của mình, vậy phải làm thế nào? Chúng tôi sẽ mách bạn một cách vô cùng nhanh chóng và hiệu quả! Đó chính là điều chỉnh “tone” của bài hát. Nếu bạn sử dụng các thiết bị âm thanh hoặc các nhạc cụ điện tử hiện đại thì có thể trực tiếp sử dụng tùy chọn tăng/ hạ tone của bài hát. Còn nếu nhạc cụ hoặc dàn karaoke của bạn không thể chỉnh tone được thì bạn cần phải dịch giọng từ bản nhạc gốc của ca khúc. Nguyên tắc dịch giọng rất đơn giản, bạn xác định nốt cao nhất của bạn nhạc và dịch nó về nốt cao nhất trong âm vực của mình. Lưu ý là khi dịch giọng, bạn tăng hoặc hạ một nốt lên hoặc xuống bao nhiêu bậc thì tất cả các nốt còn lại cũng phải được tăng hoặc hạ số bậc tương ứng. Có thể bạn sẽ thấy hơi khó hiểu, để Trường Ca lấy một ví dụ cụ thể cho bạn hình dung cách làm rõ ràng hơn nhé!

Ví dụ:

Nốt cao nhất bạn có thể hát được là nốt Đô.                 

Nốt cao nhất của bài bạn muốn hát là nốt Rê.                                                                                                                                                                   máy biến áp mbt

Vậy để thể hiện được ca khúc trọn vẹn nhất, bạn sẽ phải dịch bản nhạc từ nốt cao nhất là Rê về nốt cao nhất là Đô. Từ Rê xuống Đô là 2 bậc nên tất cả các nốt còn lại trong bản nhạc cũng sẽ phải dịch xuống 2 bậc, ngoài ra sẽ thêm các dấu hóa thăng (#) hoặc giáng (b) để đảm bảo sau khi dịch giọng, giai điệu của bài hát vẫn không thay đổi.

Xem thêm: Bí quyết để có giọng hát hay!

Trên đây Trường Ca Audio đã giới thiệu về tone/giọng của một bản nhạc, cách xác định tone của một bài hát, cách xác định tone phù hợp với giọng hát của một người và cách dịch giọng cho phù hợp với người hát. Hi vọng bài viết đã giúp ích cho bạn và những người xung quanh. Nếu có bất kì ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi nào dành cho chúng tôi, bạn vui lòng liên hệ:

Trường Ca Audio - Hệ Thống Đại Lý Phân Phối Thiết Bị Âm Thanh Chính Hãng Lớn Nhất Việt Nam

Website: truongcaaudio.com

Trường Ca Audio – Càng nghe càng đắm, càng ngắm càng say!