Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh

“Mẹ ăn gì để con bú tăng cân nhanh?” là thắc mắc của nhiều bà mẹ hiện nay. Bên cạnh việc chăm sóc bản thân với những cách như ăn những thực phẩm lành mạnh, uống vitamin khi mang thai và trước khi sinh. Việc duy trì những thói quen tốt đó cũng rất quan trọng trong giai đoạn sau khi sinh. Nhiều mẹ đang cho con bú băn khoăn không biết thực phẩm mình sử dụng có ảnh hưởng đến sữa mẹ không, cũng như mẹ ăn gì để con bú tăng cân nhanh. Bài viết sau đây của bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc trên. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Show

Tác dụng của sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con của bạn. Trên thực tế, sữa mẹ sẽ dần thay đổi theo thời gian để tạo ra các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. 

Mẹ ăn gì để con tăng cân?

Có thể bạn băn khoăn không biết mình cần ăn những loại thực phẩm nào để tạo ra lượng sữa phù hợp, hoặc chất lượng sữa tốt nhất cho con. Thực ra, bạn không cần phải ăn bất cứ thứ gì đặc biệt khi đang cho con bú. Nhưng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là yếu tố quan trọng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất.3

Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh

Ngũ cốc3

Các loại ngũ cốc như bột yến mạch, gạo lứt, và mì ống nguyên hạt rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Bởi vì chúng chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin tự nhiên.

Ngoài ra, ngũ cốc cũng rất giàu carbohydrate, protein và chất béo không bão hòa lành mạnh. Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn no lâu hơn. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.

Thực phẩm giàu đạm3 4

Bổ sung thêm protein từ thịt, cá, trứng, các loại hạt đậu. Nên ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần, bao gồm cả một số loại cá có dầu.

Các loại cá như cá hồi và cá mòi là nguồn cung cấp protein dồi dào, cũng như vitamin và omega-3, có thể làm giảm viêm. Cá hồi cũng chứa nhiều vitamin D tự nhiên.

Bạn cũng nên sử dụng thực phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai và sữa chua. Những thực phẩm này chứa nhiều canxi và protein.

Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh

Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh
Mẹ đang cho con bú nên ăn cá vì cá rất giàu dinh dưỡng

Nước lọc4

Việc uống nhiều nước cũng rất quan trọng. Bạn có thể bổ sung nước bằng cách đặt đồ uống gần khu vực cho con bú. Nước lọc, nước trái cây hay sữa tách béo đều là những lựa chọn tốt.

Mẹ đang cho con bú và chế độ ăn chay5

Một số chế độ ăn kiêng từ khi mang thai không thể áp dụng cho các bà mẹ đang cho con bú.

Chế độ ăn chay có thể áp dụng với việc điều chỉnh phù hợp cho nhu cầu nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bạn tránh ăn thịt, hãy đảm bảo rằng bạn có ăn những nguồn cung cấp sắt và kẽm khác như các loại hạt đậu, trái cây, và sản phẩm từ sữa.

Trong trường hợp nếu bạn tránh tất cả các sản phẩm động vật (chế độ ăn thuần chay), bạn sẽ cần phải bổ sung vitamin B12 để đảm bảo con bạn không bị thiếu hụt chất này.

Mẹ cho con bú không nên ăn gì?

Có lẽ bạn đã tự hỏi liệu có cần phải tránh một số loại thực phẩm để ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, hoặc dị ứng thực phẩm ở trẻ hay không. Nếu bạn không có tiền căn dị ứng thì hành động này là không cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên quan tâm đến những vấn đề cần tránh sau:3 5

  • Thực phẩm có chất ngọt nhân tạo.
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu và cá kiếm. Bạn có thể kiểm tra thành phần thủy ngân trong thực phẩm trước khi lựa chọn.
  • Caffeine có thể từ sữa mẹ vào cơ thể bé. Điều này khiến trẻ tỉnh táo và khó đi ngủ hơn. Caffeine là thành phần tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống như cà phê, trà và sô cô la. Nó cũng được thêm vào một số nước ngọt và nước tăng lực; cũng như một số loại thuốc chữa cảm lạnh và cảm cúm. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày.4
  • Rượu. Nếu bạn muốn uống rượu, hãy đợi 2 – 3 giờ sau khi uống, trước khi cho con bú. Lúc này, rượu không còn ở trong sữa của bạn. Vì đã được loại bỏ ra ngoài khi nồng độ cồn trong máu của bạn giảm xuống. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là không nên dùng rượu khi bạn đang cho con bú.
  • Hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể dung nạp thực phẩm cay và có gas. Tuy nhiên, trẻ có thể phản ứng lại như bỏ bú nếu sữa có vị lạ do thức ăn mà mẹ đã dùng.
Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh
Mẹ đang cho con bú không nên sử dụng rượu bia

Gợi ý một số thực đơn cho mẹ

Ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu, các loại hạt trong 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày. Việc ăn 3 phần rau và 2 phần trái cây cũng rất quan trọng.5

Những món ăn nhẹ sau đây với cách chuẩn bị nhanh và đơn giản sẽ cung cấp cho bạn năng lượng trong ngày:4

  • Hoa quả tươi.
  • Bánh mì kẹp với salad, pho mát bào, cá hồi nghiền hoặc thịt nguội.
  • Sữa chua và kem pho mát.
  • Súp rau và đậu.
  • Ngũ cốc ăn sáng không đường kèm với sữa.
  • Bổ sung 1 ly sữa hoặc 150 ml nước trái cây không đường.
  • Khoai tây nướng.

Xem thêm: Tư thế bú mẹ: Như thế nào là bú đúng cách?

Sữa mẹ có những chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của bé. Do đó, vấn đề mẹ ăn gì để con bú tăng cân nhanh rất đáng được quan tâm cẩn thận. Nhận biết những thức ăn cần tránh cũng rất quan trọng. Mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ có thể hiểu biết hơn về những thông tin bổ ích để có nguồn sữa mẹ dồi dào cho trẻ nhé.

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Câu hỏi muôn thuở được tất cả các gia đình quan tâm, khi vừa mới đón con yêu chào đời.

Ở giai đoạn đầu tiên, hầu như sự phát triển cả về chiều cao lẫn cân nặng của bé khá quan trọng. Vì thế, các mẹ luôn hi vọng con lớn nhanh mới yên tâm, chứ chậm tăng cân mẹ buồn, lo lắng lắm. Vậy nguyên nhân trẻ không tăng cân là gì? Biện pháp trong tình huống này như thế nào? Cùng giải mã thắc mắc thông qua bài chia sẻ sau.

Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh

Lợi ích sữa mẹ khi cho con bú là gì?

Sữa mẹ là món quà quý giá nhất mà mẹ tặng cho con để nuôi dưỡng thể chất và tinh thần con trong suốt cuộc đời, Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả cao. Trẻ bú mẹ sẽ lớn nhanh.

Sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ bú mẹ ít mắc các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và một số bệnh khác so với trẻ không được bú mẹ.

Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Vì thế, để có đáp án toàn hoàn hảo cho hỏi làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh, chúng ta cần hiểu rõ các lợi ích chi tiết sữa mẹ đối với trẻ.

Lợi ích đối với trẻ:

– Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ trong 6 tháng đầu.

– Thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ.

– Kích thích sự phát triển của não.

– Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.vì trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp cho trẻ có được một hệ miễn dịch tốt trong nhưng tháng vừa chào đời

– Dễ tiêu hóa, sử dụng hiệu quả.

– Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu.

– Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng

– Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.

Lợi ích đối với bà mẹ:

– Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ nhau nhanh và tránh mất máu cho mẹ.

– Trẻ bú mẹ kích thích co hồi tử cung tốt.

– Cho trẻ bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường sản xuất sữa.

– Cho trẻ bú ngay và thường xuyên giúp phòng cương tức sữa cho mẹ.

– Trẻ bú mẹ sẽ tiết kiệm chi phí ( Không phải mua sữa ngoài).

– Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.

– Tốt cho sức khỏe của mẹ (giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, cổ tử cung).

– Chậm có kinh trở lại, hạn chế nguy cơ có thai sớm.

Nguyên nhân trẻ bú sữa mẹ chậm tăng cân

1. Nguồn sữa mẹ ít

Vấn đề này mẹ có thể nhận biết được ngay: trong 3 tháng đầu sau sinh mà ngực mẹ không có cảm giác căng tức thường xuyên, khi hút sữa, kích sữa thì lượng sữa ra ít, trẻ không thỏa mãn sau mỗi cữ bú, trẻ đi tiểu ít (<6 lần/ngày).

Khi mẹ ít sữa sẽ hình thành cho con một thói quen đó là ăn ít dần. Khi trẻ bú không được nhiều thì sẽ giảm các hoạt động để giảm tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Sự điều chỉnh đó giúp trẻ không bị đói nhưng cũng đồng thời khiến trẻ cảm thấy không muốn ăn, ăn ít dần và hình thành thói quen ăn ít của trẻ. Cơ chế tiết sữa mẹ cũng dựa theo nhu cầu ăn của trẻ nên dễ dẫn đến tình trạng mẹ ngày càng ít sữa.

– Biện pháp giúp bé tăng cân nhanh chóng: Những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mẹ ít sữa là chế độ ăn uống, chế độ ngủ nghỉ không đảm bảo, mẹ bị ốm phải dùng thuốc. Bởi vậy phụ nữ sau sinh trong những tháng đầu tiên cần được chăm sóc đặc biệt, cải thiện đầy đủ về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh nhiều sữa và có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tâm trạng thoải mái thì mới có đủ sữa cho con.

2. Mẹ cho bú sai cách

Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh

Khi mà mẹ cho bé sai ngậm không đúng khớp, không ngậm hết quầng vú mẹ, khi mà đầu ti mẹ bị thụt hoặc đầu ti to quá bé không ngậm được thì bé cũng nhận được lượng sữa ít hơn dù bú lâu, khiến mẹ gặp các vấn đề ở vú như: đau, nứt cổ gà…

Biện pháp: mẹ điều chỉnh lại cách ngậm bắt vú của trẻ cho đúng như miệng trẻ mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ chạm vào vú mẹ, trẻ ngậm hết quầng vú mẹ…

3. Trẻ chỉ bú sữa đầu hoặc mẹ quá nhiều sữa

Nếu mẹ cho trẻ bú sai cách, nghĩa là trẻ bú không kiệt hẳn một bên bầu vú mẹ để nhận được sữa béo ở cuối. Để khắc phục mẹ cần cho trẻ bú dứt điểm một bên, xẹp hẳn ngực rồi mới chuyển qua bên còn lại.

Cũng có trường hợp các bà mẹ cơ địa quá nhiều sữa hoặc kích sữa “quá đà”. Vì sữa quá nhiều nên lượng sữa đầu nhiều, trẻ chưa kịp bú đến đoạn sữa béo thì đã no bụng rồi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể vắt bớt sữa đầu để trẻ nhận được nguồn sữa cuối nhiều chất béo hơn.

4. Cho con ăn theo lịch cứng nhắc

Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc nghĩa là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho trẻ “bú sữa” mà không dựa trên nhu cầu của trẻ dù trẻ đang có dấu hiệu bị đói. Vì thế trẻ thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho trẻ “bú mẹ” ngay khi trẻ cần.

5. Do hệ tiêu hóa của trẻ không tốt

Do hệ tiêu hóa của trẻ không tốt bởi bệnh lý hay trẻ bị ốm làm giảm sự hấp thu của đường tiêu hóa nên ăn vào nhưng không hấp thu được. Để biết chắc chắn trẻ có phải đang gặp vấn đề trong việc hấp thu chất dinh dưỡng hay không, mẹ nên cùng trẻ đến khám ở các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra cũng như đưa ra lời tư vấn chính xác nhất.

Những năm đầu đời rất quan trọng trong phát triển trí não và thể chất ở trẻ, vì thế mẹ cần chú ý thật kỹ để giúp trẻ có thể phát triển hết tiềm năng của mình.

6. Mẹ cho bé ti nhiều sữa ngoài

Bé ít bú ti có thể do mẹ cho bé bú thêm sữa ngoài quá nhiều. Mặc dù sữa công thức được điều chế cho thật giống với sữa mẹ nhưng về cơ bản chúng hoàn toàn là hai loại sữa khác nhau.

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Giữa hai cách cho bé bú bình và ngậm vú mẹ cũng sẽ có cơ chế tiết sữa khác nhau. Điểm đặc trưng của bú bình là bé không cần mút mà sữa cũng tự chảy vào miệng, bé chỉ cần cứ thế nuốt thôi. Lâu ngày thành thói quen, bé sẽ lười bú mẹ, không chịu ngậm ti mẹ nữa.

7. Mẹ cho trẻ bú sữa quá nhanh, cữ bú ngắn

Có đôi khi mẹ cho bé ti sữa trong lúc bé đang đói mà cũng đang khó chịu. Thường thì những lúc này bé sẽ không chịu bú lâu, một chốc lại bỏ ti. Một số mẹ vì thế mà nghĩ là vú không đủ sữa và chuyển qua bên còn lại. Làm liên tục như vậy rất không tốt, không khoa học một chút nào mẹ à.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên về sữa mẹ thì trong một cữ ti của bé có hai loại sữa. Sữa tiết ra khi bé bắt đầu bú ti và kéo dài khoảng 2 -3 phút được gọi là sữa đầu. Sữa này thường loãng, nhiều nước và giàu vitamin, ít chất béo. Sau thời gian đó thì lượng sữa bắt đầu đặc hơn. Sữa này chính là thực phẩm dinh dưỡng của trẻ, giàu chất béo, đạm, năng lượng cùng rất nhiều dưỡng chất quý giá khác.

Vậy thì nếu mẹ để bé cứ liên tục đổi vú khi đang ti là gián tiếp hạn chế lượng chất dinh dưỡng mà bé có thể tiếp nhận. Mẹ cần lưu ý vấn đề này.

Bé ti nhiều sữa nhưng vẫn chậm lớn

Trường hợp này mặc dù hiếm nhưng vẫn có một số mẹ gặp phải. Có hai nguyên nhân chính mẹ có thể tham khảo.

Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh

1. Mẹ nhiều sữa nhưng thiếu chất dinh dưỡng

Tức là trong thời gian thai kỳ, mẹ biếng ăn nên thiếu chất dinh dưỡng. Rồi sau khi sinh em bé vẫn chưa được cải thiện mấy. Cơ thể mẹ dù vẫn tiết ra nhiều sữa cho bé nhưng lại không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đó là lý do chính khiến bé dù ti nhiều sữa nhưng vẫn còi cọc, không phát triển ổn định.

Tuy nhiên, trường hợp này mẹ dễ dàng khắc phục được bằng cách tập cho mình ăn uống đúng khoa học, đúng giờ và đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm các loại Ngũ cốc được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, cũng là phương án thích hợp làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh. Thành phần 100% hạt ngũ cốc, trong đó có hạt óc chó, hạt sen, hạnh nhân, và nhiều loại đậu của nước ta như đậu đe, đậu nành, đậu đỏ, hạt chia,… ngoài công dụng kích lợi sữa, thành phần chất dinh dưỡng có trong đậu được khuyến cáo rất tốt cho những người kén ăn, thiếu chất dinh dưỡng để bù lại lượng dinh dưỡng còn thiếu.

2. Bé có vấn đề về hấp thu dinh dưỡng

Để biết chắc chắn bé có phải đang gặp vấn đề trong việc hấp thu chất dinh dưỡng hay không, mẹ nên cùng bé đến khám ở các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra cũng như đưa ra lời tư vấn chính xác nhất.

Mẹ nuôi con tháng đầu ổn định nhưng sau đó bé chậm phát triển

Lý do đầu tiên mẹ cần quan tâm là sức khỏe của bé. Mẹ cần đưa bé đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe chi tiết. Nếu cơ thể bé vẫn ổn đinh, khả năng tiếp thu chất dinh dưỡng bình thường, lúc này mẹ cần kiểm tra chế độ dinh dưỡng cũng như tinh thần của mình mỗi ngày.

3. Mẹ bị căng  thẳng, trầm cảm trong thời gian nuôi con

Khi mẹ cảm thấy lo lắng khi chăm con, một phần tự cơ thể sinh ra cơ chế giảm tiết sữa, bé không đủ sữa trong mỗi cữ bú của mình. Nhưng nguy hiểm hơn, lo lắng kéop dài khiến mẹ và bé không còn sự kết nối mẫu tử vốn có, tình cảm lạnh nhạt, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm lý của bé khi lớn lên.

Mẹ gặp phải trường hợp này rất nguy hiểm mẹ à. Mẹ nên lưu ý, nếu nhận thấy cảm xúc của mình có nhiều biểu hiện bất thường, mẹ nên tâm sự với chồng, người thân hoặc liên hệ tư vấn với bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ kịp thời mẹ nhé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân

Mẹ có thể dựa vào dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân phổ biến sau đây để nhận biết sớm tình trạng này ở bé nhà mình. Các dấu hiệu bao gồm:

1. Trẻ có cân nặng dưới mức tiêu chuẩn

Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi là 3,2-4,2kg. Nếu trẻ có cân nặng dưới mức này thì đây là dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc tăng cân chậm.

2. Bé bú ít

Trẻ sơ sinh bú 8-12 lần/ngày với khoảng cách giữa các lần bú trung bình khoảng 2-3 giờ. Giai đoạn này mỗi cữ bú của bé kéo dài khoảng 20 phút, lượng sữa bé ăn khoảng 45 – 88ml. Nếu việc bú mẹ có các chỉ số thấp hơn các con số này thì được coi là bé bú ít và đây là một trong các dấu hiệu của trẻ sơ sinh không tăng cân.

3. Bé quấy khóc nhiều

Bé sơ sinh thường khóc khi đói hoặc bị thức giấc giữa chừng là bình thường. Song nếu trẻ có các biểu hiện khóc nhiều, khóc dai dẳng dẫn đến thiếu ngủ, bú kém thì có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe. Đây cũng là dấu hiệu bé sơ sinh tăng cân chậm mà mẹ cần lưu ý.

Tăng cân là một trong nhiều biểu hiện cho thấy trẻ đang bú mẹ có sức khỏe tốt. Đôi khi, bé sơ sinh chậm tăng cân nhưng lại hoàn toàn khỏe mạnh thì mô hình tăng trưởng này đơn giản là do đặc thù cơ địa riêng của bé. Tuy nhiên, trường hợp nếu bé không tăng cân theo một số mô hình nhất định và kèm theo các dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân trên thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé.

Bé sơ sinh tăng cân chậm kéo dài có thể dẫn đến sự chậm phát triển vĩnh viễn về tinh thần, cảm xúc và thể chất.

4 nhóm thức ăn cần phải có trong bữa ăn của mẹ

Trong 6 tháng đầu đời, bé hoàn toàn sử dụng nguồn thức ăn từ sữa mẹ. Do vậy, mẹ ăn gì để con bú bẫm? Sau sinh mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thật nhiều sữa cho con, mặt khác nguồn dinh dưỡng trong sữa cũng được đảm bảo. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm mẹ nên ăn để con bụ sữa:

Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh

Nhóm 1: Thực phẩm giàu protein giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển các mô cơ

Trong cơ thể em bé, protein chiếm tới 50% khối lượng khô của cơ thể và xuất hiện trong tất các tế bào giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và chống lại các tác nhân gây bệnh.

Do vậy, trong khẩu phần ăn của mẹ trong giai đoạn cho con bú phải được bổ sung đầy đủ protein cần thiết. Những loại thực phẩm giàu protein nên có trong bữa ăn của mẹ phải kể đến như:

– Sữa: hầu hết tất cả các loại sữa như: sữa chua, sữa tươi, sữa đặc, sữa theo công thức,…  hiện nay đều cung cấp rất nhiều protein và các chất khoáng cần thiết.

– Các loại trứng: trứng cút, trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng,…

– Các loại thịt (thịt nạc) và hải sản: thịt bò, thịt heo, thịt gà,…, cá hồi, cá mòi, hàu, ngao,…

– Các loại rau quả: rau chân vịt, bông cải xanh, bơ, chuối, táo,…

– Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu nành,…

Nhóm 2: Thực phẩm giàu canxi giúp bé lớn nhanh, xương chắc khỏe

Nếu bạn đang tự hỏi mẹ ăn gì để con bú tăng cân thì câu trả lời không thể thiếu nhóm thực phẩm giàu canxi này. Canxi là thành phần quan trọng trong sự phát triển của bé, cụ thể là thành phần chính của xương, giúp bé mọc răng nhanh và đều hơn. Mặt khác, canxi còn góp phần loại bỏ những tác nhân gây bệnh trong cơ thể bé.

Do vậy, làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh thì bên cạnh cung cấp đầy đủ protein, nhằm  hệ thống xương của bé được chắc khỏe và phát triển khỏe mạnh trong bữa ăn của mẹ phải được cung cấp đầy đủ canxi. Những loại thực phẩm giàu canxi mẹ nên có trong bữa ăn gồm:

– Các loại sữa.

– Những loại hải sản như: tôm, tép, cua, cá,… đều là những thực phẩm giàu canxi.

– Các loại rau: rau đay, bông cải xanh,…

Nhóm 3: Thực phẩm giàu DHA giúp bé tăng cân, phát triển não bộ toàn diện và phát triển thị lực

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, DHA là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé bởi DHA là thành phần chính trong chất xám của não bộ quyết định đến tư duy của bé, bên cạnh đó đây còn là thành phần chính trong võng mạc giúp bé nhìn rõ hơn. Do vậy, nếu chế độ ăn uống của mẹ không được đảm bảo, khi thiếu DHA bé sẽ trở nên chậm chạp, nhận thức kém, thấp còi và chậm tăng cân.

Vì thế, trong bữa ăn của mẹ trong giai đoạn cho con bú nhất định phải được cung cấp đầy đủ DHA, bên cạnh việc uống sữa mẹ nên ăn những loại thực phẩm sau đây để bổ sung DHA:

– Các loại trứng: trứng cút, trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng,…

– Nội tạng động vật: gan, mỡ cá, dầu cá,…

– Các loại hải sản: cá hồi, cá ngừ, cá thu,…

– Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hướng dương, đậu tương,…

Nhóm 4: Thực phẩm giàu sắt giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch

Sắt là một yếu tố quan trọng cho máu, góp phần tạo ra hemoglobin giữ vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể đồng thời tham gia vào hệ miễn dịch. Những dấu hiệu khi cơ thể bị thiếu chất sắt như: uể oải, mệt mỏi, biếng ăn, dễ mắc bệnh,… và hệ quả là bé rất chậm lớn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh nhu cầu về sắt của bé cao gấp 7 lần so với nhu cầu về sắt của mẹ, vì thế bữa ăn của mẹ không thể thiếu sinh tố sắt. Các loại thực phẩm giàu sắt được biết đến như:

– Các loại trứng: trứng cút, trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng,…

– Các loại cá: cá hồi, mực, cá chép,…

– Các loại rau có màu xanh đậm như: bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây,…

– Các loại đậu: đậu tương, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,…

Giải pháp trẻ bú mẹ chậm tăng cân

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh, đều theo từng tháng

Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh

Dưới đây là một số cách hiệu quả để giúp trẻ sơ sinh chậm tăng cân Webtretho đưa ra:

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tăng cân không? Em bé ngay từ khi chào đời sẽ ngủ liên tục khoảng từ 16-18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Sở dĩ, sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu diễn ra rất nhanh chóng cũng chính là nhờ giấc ngủ, hay nói cách khác trẻ lớn lên khi ngủ.

Nhiều mẹ thường có quan niệm cho trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày sẽ giúp trẻ ngủ ngon và thẳng giấc vào ban đêm. Điều này hoàn toàn không đúng mẹ nhé! Vì khi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đặc biệt hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Khi lớn hơn, thời gian ngủ của bé cũng sẽ giảm đi nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ. Nhất là vào buổi tối, không cho trẻ thức quá muộn vì ngủ muộn sẽ làm cho tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng làm bé chậm lớn, chậm tăng cân hơn.

Cho con bú đúng cách

Nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì vậy mẹ cần cho bé bú đều đặn trong ngày. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm mẹ cũng nên đánh thức bé dậy để cho bú.

Đối với những ai nuôi con bằng sữa mẹ cần biết cách cho con bú đúng cách để bé có thể nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng. Dòng sữa mẹ chảy ra không giống nhau, sữa đầu có nhiều nước giúp bé đã khát, sữa cuối mới có nhiều chất béo. Muốn bé tăng cân thì bé phải bú được cả sữa đầu lẫn sữa cuối, vì vậy mẹ cần cố gắng duy trì thời gian bú.

Đồng thời bú hết một bên bầu vú này rồi mới chuyển sang bầu bên kia, tránh tình trạng cho bé bú một chút đã đổi bên.

Khuyến khích con vận động

Mẹ đừng lo lắng khi bé yêu quá mê trườn, bò hay lúc lắc mọi món đồ trong tay. Vận động nhiều sẽ giúp bé mau cảm thấy đói và giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Mẹ có thể cùng con tập thể dục mỗi ngày để đạt đúng chỉ tiêu “mẹ đẹp, con khỏe” nhé.

Massage cho trẻ sơ sinh

Ngoài tác dụng làm cho trẻ sơ sinh thư giãn, đi vào giấc ngủ ngon lành, việc massage cho trẻ sơ sinh cũng được các nhà nghiên cứu khuyến khích vì tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, con sẽ chóng tăng cân thôi!

Chẩn đoán vấn đề tăng cân chậm ở trẻ sơ sinh

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Sẽ rất khó để xác định việc tăng cân ở bé đang diễn ra bình thường với tốc độ chậm hay do bé có sự bất thường khác trong cơ thể. Vì vậy, khi thấy bé có dấu hiệu không tăng cân trong thời gian bú sữa mẹ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ.

Các bác sĩ có thể sử dụng nhiều cách để chẩn đoán sự tăng cân chậm của bé.

1. Cân nặng của bé nằm trong phần trăm dưới cùng của biểu đồ tăng trưởng

Biểu đồ do WHO cung cấp cho thấy mức độ % tăng cân của trẻ sơ sinh. Nếu như bé tăng cân dưới mức 3% thì bé đang bị tăng cân chậm.

2. Xét nghiệm máu

Nếu như có nghi ngờ dựa trên các triệu chứng của trẻ, các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định tình trạng cụ thể của bé, từ đó đưa ra phương án khắc phục phù hợp.

3. Tiền sử gia đình

Một số tình trạng di truyền tiềm ẩn có thể được phát hiện thông qua điều tra tiền sử gia đình. Do đó, bạn cần phải khai báo một cách đầy đủ và trung thực nhất khi được hỏi.

Mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân?

Hiện nay có rất nhiều sữa dành cho mẹ sau sinh giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, nâng cao chất lượng sữa, con bú mẹ khỏe mạnh và lớn nhanh. Mẹ có thể tham khảo một số loại sữa tốt cho cả 2 mẹ con sau:

Làm sao de be bú mẹ tăng cân nhanh

1. Sữa tươi tiệt trùng

Đây là các loại sữa tươi đóng hộp có nguồn gốc từ sữa bò, sữa dê đã qua quá trình xử lý để tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng vẫn giữ lại nguồn dinh dưỡng nguyên vẹn của sữa. Thành phần của sữa tiệt trung gồm: nước, canxi, protein, chất béo và một số vitamin. Tất cả những thành phần này đều là nguồn cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho mẹ sau sinh.

Do đó, mẹ bỉm sử dụng sữa tiệt trùng sẽ rất an toàn, bổ dưỡng, lợi sữa, giúp sữa đặc, mát con bú khỏe và tăng cân đều hơn.

Lưu ý: Đối với sữa dê tiệt trùng mẹ chỉ uống 1-2 ly/ngày song song đó mẹ nên cắt giảm chất béo trong khẩu phần ăn để tránh dư thừa chất béo gây tăng cân.

2. Sữa chua

Phụ nữ sau sinh có thể ăn sữa chua? Câu trả lời là có. Sữa chua cung cấp lợi khuẩn, bổ sung can-xi hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng hiệu quả cho mẹ sau sinh cho con bú.

Các mẹ sau sinh nên ăn 2 – 3 hộp sữa chua/ngày để tốt cho cơ thể mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên dùng lạnh.

3. Sữa từ các loại hạt, sữa thực vật

Bên cạnh việc ăn gì để sữa mẹ đặc, mát con tăng cân. Các mẹ cũng nên kết hợp cả việc uống sữa từ các loại hạt, sữa thực vật cũng được xem là nguồn bổ sung canxi, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ sau sinh. Các loại sữa hạt tốt cho mẹ sau sinh bao gồm:

– Sữa đậu nành: sữa làm từ hạt đậu nành có rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe mẹ sau sinh như: vitamin A, B1, B2, D, canxi, natri, magie, kali, sắt, kẽm, glucose, chất béo, chất đạm,… Mẹ bỉm uống sữa đậu nành sẽ giúp sữa về nhiều và chất lượng, giúp bổ sung canxin ngăn ngừa loãng xương, đồng thời giúp cải thiện làn da, cho da dẻ hổng hào.

– Sữa vừng/ mè đen: Đây là loại sữa hạt rất tốt cho các mẹ sau sinh giảm cân và lợi sữa, chúng không chỉ cung cấp chất béo có lợi mà còn có nguồn canxi rất dồi dào.

– Sữa yến mạch: Loại sữa này rất giàu chất xơ, cung cấp canxi, protein nhưng ít chất béo, mẹ dùng sữa không những giúp sữa nhiều, giàu dưỡng chất mà còn giúp giảm cân hiệu quả.

– Sữa gạo lứt: Sữa gạo chứa nhiều protein, vitamin và axit amin tự nhiên hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt và tăng cường sức đề kháng cho mẹ.

Sữa hạt macca, óc chó, hạnh nhân: rất giàu năng lượng, chất béo, chất xơ, omega 3, DHA và khoáng chất tốt cho trí não của trẻ bú sữa mẹ.

– Sữa bí đỏ/ngô: Sữa bí đỏ chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, cung cấp cho cơ thể mẹ nguồn năng lượng dồi dào. Mẹ bỉm uống sữa bí đỏ thường xuyên sẽ giúp sữa nhiều, đặc và thơm mát hơn.

Chú ý: Sữa hạt nguyên chất cũng phù hợp cho các bà mẹ không thể uống được sữa động vật (bị bất dung nạp lactose). Tuy nhiên, sữa hạt hiện nay có nhiều loại có pha trộn giữa sữa bò với sữa hạt, nên các mẹ bị kém tiêu lactose nên xem xét thành phần kỹ trước khi dùng.

4. Sữa bầu/ sữa bột công thức

Thực tế, sữa bầu vẫn có thể sử dụng cho mẹ sau sinh. Loại sữa này có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sau sinh như: protein, DHA, chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe khác.

Ngoài ra, sữa bột công thức bao gồm rất nhiều dưỡng chất rất thích hợp dùng khi mẹ không ăn được nhiều trong khẩu phần ăn thường ngày. Vì vậy, sau khi sinh mẹ nên tiếp tục sử dụng sữa bột để hỗ trợ sức khỏe và việc cho con bú.

Chú ý: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sữa cho mẹ bỉm lựa chọn với nhiều chủng loại, giá thành khác nhau. Tuy nhiên các loại sữa sản xuất công nghiệp không phải loại nào cứ giá cao là tốt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa tốt phải là sữa có đầy đủ dưỡng chất, không chứa các chất gây hại và phải phù hợp với cơ thể của cả mẹ và bé.

Phương pháp làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh hiệu quả

Dưới đây chúng tôi liệt kê một số phương pháp làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh, cùng điểm danh:

1.  Tư thế cho bú

Điều quan trọng nhất là phải thoải mái. Mẹ nên ăn uống một chút, chuẩn bị một bữa ăn nhẹ và một ly nước lọc bên canh. Không có tư thế đúng hay sai trong việc cho con bú. Phổ biến nhất là tư thế ẵm bé trên tay, bụng bé áp vào bụng mẹ, cả người bé nằm theo hướng thẳng. Mẹ có thể đặt 1 chiếc gối dưới người bé để nâng bé lên vừa tầm, tránh để mẹ phải chúi người xuống hay phải bê đỡ toàn bộ sức nặng của bé. Năm nghiêng cũng là tư thế phổ biến có thể giúp mẹ rất nhiều trong những ngày đầu sau sinh, khi bạn chưa lại sức sau khi sinh con. Hai mẹ con cũng nên bụng chạm bụng trong tư thế này. Tư thế “ giữ bóng” được áp dụng cho bà mẹ sinh đôi khi muốn cho cả hai bé bú cùng lúc.

2.  Giúp bé ngâm ti

Ngậm vú mẹ đúng cách là rất quan trọng giúp con bú no, núm vú mẹ không đau rát. Hãy chạm núm vú vào miệng bé và nhử nhử ở khóe môi sẽ kích thích bé mở rộng miệng. Đợi khi bé há miệng thật to mẹ đưa bé về phía vú, để bé ngậm trọn núm vú rồi bắt đầu bú. Môi bé tác động vào quầng vú sẽ kích thích tiết sữa.

3.  Giúp bé nhả ti

Nếu bé không chịu nhả vú mẹ sau khi đã ngừng bú, mẹ nhẹ nhàng chèn ngón tay vào khóe miệng bé rồi từ từ rút núm vú ra tránh gây đau rát núm vú.

4.  Lưu ý khi cho con bú mẹ

–  Cho bé bú theo nhu cầu, bất cứ lúc nào khi bé đói.

–  Cho bé bú trong vòng 2 giờ đầu ngay sau sinh.Trong giai đoạn đầu, không hạn chế thời gian cho mỗi cữ bú, lý do phải mất vài phút bú mút thì oxytocin ( hormone gây chảy sữa) mới được giải phóng. Trong giai đoạn đầu bé cần được bú 2-3 giờ một lần ( 8-12 cữ bú sữa/ngày)

–  Khi bé ngừng bú, vỗ cho bé ợ hơi rồi cho bé bú ở bầu vú bên kia trong thời gian bao lâu tùy bé. Nếu bé ngủ thiếp đi trong lúc bú, hãy ngừng lại, hãy tiếp tục khi bé sẵn sàng bú tiếp.

–  Cho bé bú thường xuyên, thay đổi bầu vú ở mỗi cữ bú sẽ giúp đảm bảo lượng sữa sản sinh. Trong 06 tháng đầu tiên, bé bú 8-12 lần/ngày. Bé bú thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị ứ đọng sữa, gây khó chịu cho mẹ và tăng nguy cơ nhiễm trùng bầu vú.

Tổng kết:

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Do đó, các mẹ vận dựng kiến thức được tiết lộ ở trên về các biện pháp làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh một cách an toàn và hiệu quả nhất. Chúc các mẹ thành công!!!