Làm thế nào để có một trái tim khỏe mạnh sinh học 11

10 việc nên làm để có trái tim khoẻ mạnh

1. Chọn chất béo tốt

Nên hạn chế chất béo bão hòa từ thịt bò, các sản phẩm sữa và thức ăn nhanh. Nên tránh càng nhiều càng tốt loại chất béo chuyển hóa, chất béo nhân tạo trong thực phẩm chiên và đồ ăn nhẹ đóng gói.

Hãy thay thế những loại chất béo này bằng chất béo không bão hòa có lợi cho tim, từ bơ, các loại hạt, dầu ô liu và cá béo như cá hồi.

Đặt mục tiêu tiêu thụ lượng chất béo bão hòa chỉ 10% trở xuống, trong tổng lượng calo tiêu thụ hằng ngày của bạn.

7 bước để có một trái tim khỏe mạnh

Ngày đăng: 02/08/2017

Bản in

Bạn có thể giúp cảgia đìnhtrái tim khỏe mạnhchỉ nhờ 7 bước đơn giản sau, theo khuyến cáo của các chuyên giatim mạch.

1. Thường xuyênvận động

Cả gia đình bạn có thể cùng nhau vận động như đi bộ trong công viên, đi xe đạp.

2. Bỏ hút thuốc

Gia đình sẽ trở thành hậu phương vững chắc giúp đức ông chồng bỏ thuốc thành công.

3. Dinh dưỡnghợp lý

Trong bữa ăn, nên có nhiều rau hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, ăn cá 2 lần mỗi tuần, và các thực phẩm giàu chất xơ. Mỗi tuần một lần, chị em nên lên thực đơn các món ăn mới cho cả gia đình. Cả gia đình hãy cùng nhau lên thực đơn hay cùng nhau mua thực phẩm.

4. Kiểm soátđường huyết

Điều tiên quyết trong việc duy trì một trái tim khoẻ là hạn chế chất đường ngọt, nhất là ở trẻ em, nên hạn chế trẻ nhỏ uống nước ngọt. Khi cả gia đình đi ăn hàng, có thể uống 1-2 lon cùng nhau. Nhưng khi ở nhà, cả gia đình chỉ nên uống nước hoa quả tươi, sinh tố tự làm, sữa và nước lọc.

5. Kiểm soáthuyết áp

Thường xuyên đo huyết áp khi đi khám và hướng dẫn trẻ đo huyết áp. Đây là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh tim mạch. Việc giáo dục sớm về sức khỏe có thể giúp ngăn chặn huyết áp cao sau này cho những đứa con thân yêu của bạn.

6. Giảm cân

Trẻ em bị thừa cân thường gặp phải các vấn đề sức khỏe của người lớn nhưcholesterolcao, huyết áp cao và tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, cả gia đình bạn hãy cùng nhau giữ cân nặng ở mức độ phù hợp, tốt cho sức khỏe.

7. Kiểm soát cholesterol

Quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của gia đình bạn có thể giúp hạ cholesterol, nhưng chắc chắn là duy trì một cân nặng hợp lý: không quá gầy cũng không quá béo và thường xuyênkiểm tra sức khỏetổng thể định kỳ [1 năm 1 lần], siêu âm để phát hiện sớm cácbệnh mãn tính.

[theo suckhoedoisong.vn]

Lần xem: 2717

Go top

Lựa chọn những chất béo có lợi – một cách điều độ

Thực phẩm đóng gói được mua từ cửa hàng như thức ăn vặt, đồ ngọt, thực phẩm nướng hoặc chiên, thịt đỏ và thịt đã qua chế biến như ba rọi xông khói hoặc xúc xích đều chứa nhiều chất béo bão hòa, các chất này làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Rau tươi, ngũ cốc nguyên cám và trái cây đều ít chất béo, giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ. Những chất này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các loại hạt, bơ, dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu hoa rum… cung cấp chất béo có lợi. Khi nấu ăn, lưu ý lượng dầu hoặc bơ bạn bỏ vào, để làm giảm lượng tổng calorie, giúp bạn kiểm soát cân nặng. Bơ chứa nhiều chất béo bão hòa nên bạn hãy cố gắng cắt giảm loại thực phẩm này.

Các loại thực phẩm chứa omega-3

Các loại thực phẩm giàu chất béo nhóm omega-3 đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch, bao gồm các chất béo từ cá như cá hồi, cá ngừ vây dài, cá trích, cá hồi cầu vồng, cá thu và cá mòi.
Những loại thực phẩm khác cung cấp axit béo omega-3 bao gồm các sản phẩm từ sữa đậu nành, quả óc chó, hạt lanh và dầu hạt cải. Bạn hãy cố gắng đưa sử dụng các loại thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày, và chia nhỏ trong khẩu phần hằng ngày của bạn. Những thay đổi nhỏ có thể tạo nên tác dụng tích cực.

Một trái tim khỏe mạnh

Khi các cơ hoạt động của tim được cung cấp máu đầy đủ, đó là một trái tim khỏe mạnh. Lượng máu được các động mạch vành chuyên chở đi qua bề mặt tim, sau đó đưa vào các cơ, do đó ta cần phải giữ cho các động mạch được tốt để bảo đảm việc cung cấp máu.

Chúng ta cần kiểm tra như thế nào?

Bạn hãy đánh dấu bảng trắc nghiệm dưới đây để biết rõ mức độ sức khỏe của bạn:

- Bạn không hút thuốc lá?

- Huyết áp bạn tốt?

- Hàm lượng cholesterol bạn thấp vừa đủ?

- Bạn có cân nặng hợp lý?

- Bạn tập thể dục thường xuyên?

Nếu bạn đáp có, bạn có một lối sống rất tốt và một trái tim khỏe mạnh. Càng thêm câu trả lời “không” càng tăng rủi ro bệnh tim. Nếu bạn chưa từng trả lời những câu hỏi loại này, ngay bây giờ bạn phải biết về nó. Cần phải tránh những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh: Hút thuốc lá, huyết áp cao, cholesterol cao. Mập phì và lười hoạt động cũng vậy. Còn có những yếu tố rủi ro khác như đái tháo đường, tiểu sử gia đình có người mắc bệnh tim, hoặc bệnh tim bẩm sinh, những điều này không thể thay đổi, và nếu bạn có, bạn càng có lý do để chú ý đến những yếu tố rủi ro [như đã liệt kê ở bảng trắc nghiệm trên].

Làm thế nào để có một trái tim khỏe mạnh? Một lối sống khỏe là chìa khóa tốt nhất cho một trái tim khỏe. Điều này không dễ dàng, và công sức nào cũng có cái giá của nó.

Video liên quan

Chủ Đề