Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi

Bạn đang gặp khó khăn trong học văn và cảm thấy ngán ngẫm với môn này. Chính vì thế những bài viết về môn văn sẽ khiến bạn áp lực và nặng nề. để giúp bạn có động lực hơn trong học văn, chúng tôi sẽ có những bài văn viết về các chủ đề để bạn tham khảo. bài viết dưới đây xin chia sẻ một bài viết lập dàn ý thuyết minh về một trò chơi dân gian. I. Mở bài: giới thiệu về trò chơi dân gian Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó,bất kì việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trờ chơi dân gian bị lãng quen, không ai nhắc tới hay chơi nó. Trò chơi dân gian rất thú vị và có tính giải trí rất cao nhưng bị lãng quen. Một trò chơi dân gian ngày xưa nhiều người chơi như trò chơi cướp cờ, một trò chơi rất thú vị. II. Thân bài: thuyết minh về trò chơi dân gian 1. Dụng cụ để chơi cướp cờ: - Một cây cờ - Một vòng tròn và cờ đặt ở giữa - Vạch xuất phát cũng là đích của hai đội chơi 2. Cách chơi cướp cờ: - Chia làm hai đội, mỗi đội bao nhiêu người tùy ý và chia theo số thứ tự 1,2,3,4,5… - Khi người điều khiển hô số thứ tự của người nào thì người đó chạy lên cướp cờ - Người điều khiển gọi ai về người đó phải về - Mỗi lượt chơi có thể có nhiều người chơi 3. Luật chơi cướp cờ: - Khi bạn lấy được cờ mà người của đội bạn chạm vào bạn là thua - Khi lấy được cờ chạy nay về đích không để đội bạn chạm vào người, như vậy ta sẽ chiến thắng - Số thứ tự nào phải vỗ số thứ tự đó - Số nào bị thua sẽ không bị gọi nữa - Người chơi không được ôm hay giữ nhau để đội mình cướp cờ - Khoảng cách từ cờ đến vạch xuất phát của hai đội bằng nhau III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trò chơi dân gian - Đây là một trò chơi hết sức thú vị và ý nghĩa - Chúng ta hãy lưu giữ những nét đẹp truyền thống này Xem thêm: Dàn ý về nói tục chửi thề

Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi

Bạn đang gặp khó khăn trong học văn và cảm thấy ngán ngẫm với môn này. Chính vì thế những bài viết về môn văn sẽ khiến bạn áp lực và nặng nề. để giúp bạn có động lực hơn trong học văn, chúng tôi sẽ có những bài văn viết về các chủ đề để bạn tham khảo. bài viết dưới đây xin chia sẻ một bài viết lập dàn ý thuyết minh về một trò chơi dân gian.

I. Mở bài: giới thiệu về trò chơi dân gian
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó,bất kì việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trờ chơi dân gian bị lãng quen, không ai nhắc tới hay chơi nó. Trò chơi dân gian rất thú vị và có tính giải trí rất cao nhưng bị lãng quen. Một trò chơi dân gian ngày xưa nhiều người chơi như trò chơi cướp cờ, một trò chơi rất thú vị.

II. Thân bài: thuyết minh về trò chơi dân gian 1. Dụng cụ để chơi cướp cờ:- Một cây cờ

- Một vòng tròn và cờ đặt ở giữa - Vạch xuất phát cũng là đích của hai đội chơi

2. Cách chơi cướp cờ:
- Chia làm hai đội, mỗi đội bao nhiêu người tùy ý và chia theo số thứ tự 1,2,3,4,5…

- Khi người điều khiển hô số thứ tự của người nào thì người đó chạy lên cướp cờ - Người điều khiển gọi ai về người đó phải về - Mỗi lượt chơi có thể có nhiều người chơi

3. Luật chơi cướp cờ:
- Khi bạn lấy được cờ mà người của đội bạn chạm vào bạn là thua

- Khi lấy được cờ chạy nay về đích không để đội bạn chạm vào người, như vậy ta sẽ chiến thắng - Số thứ tự nào phải vỗ số thứ tự đó - Số nào bị thua sẽ không bị gọi nữa - Người chơi không được ôm hay giữ nhau để đội mình cướp cờ - Khoảng cách từ cờ đến vạch xuất phát của hai đội bằng nhau

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trò chơi dân gian
- Đây là một trò chơi hết sức thú vị và ý nghĩa

- Chúng ta hãy lưu giữ những nét đẹp truyền thống này

Xem thêm:

Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi
Viết đoạn văn miêu tả người thân (Ngữ văn - Lớp 5)

Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi

2 trả lời

Tính các câu sau (Ngữ văn - Lớp 7)

2 trả lời

Những câu sau liên quan đến PCHT nào (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu (Ngữ văn - Lớp 5)

2 trả lời

Hồ Chủ Tịch có dạy (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

I. Mở bài:

– Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh.

– Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Trong số đó có trò chơi kéo co là trò chơi dân gian thông dụng nhất.

II. Thân bài:

– Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.

– Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.

Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi

Ấn f5 hoặc tải lại trang nếu không click được

Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi

Ấn f5 hoặc tải lại trang nếu không click được

– Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".

– Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được

III. Kết bài

– Trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo.

Dàn ý số 2

I. Mở bài: 

– Giới thiệu về trò chơi kéo co

– Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó,bất kì việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trờ chơi dân gian bị lãng quen, không ai nhắc tới hay chơi nó. Trò chơi dân gian rất thú vị và có tính giải trí rất cao nhưng bị lãng quen. Một trò chơi dân gian ngày xưa nhiều người chơi như trò chơi kéo co, một trò chơi rất thú vị.

II. Thân bài: thuyết minh về trò chơi kéo co

1. Lịch sử trò chơi kéo co:

– Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại

– Thời Ai Cập người ta không dung dây thừng để chơi

– Kéo co được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Đường

– Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.

2. Luật chơi trò kéo co:

– Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau

– Kéo co có 2 đội. mỗi đội dung sức của mình giành chiến thắng

– Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.

– Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của trò chơi kéo co

– Đây là một trò chơi thú vị và vui vẻ

– Chúng ta nên giữ gìn các trò chơi gian dân như thế này.

Dàn ý số 3

I. Mở bài:

– Ví dụ 1 cách mở bài: Cùng với nền văn hóa lâu đời là sự phát triển của những trò chơi dân gian mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

– Sự phong phú của đời sống tình cảm nhân dân quyết định sự phong phú trong tính chất của các trò chơi truyền thống.

– Ở đó, ta thấy được những trò đòi hỏi sự thông minh, tài thao lược như cờ vây, cờ người; những trò cần đến sự khéo léo, nhanh nhẹn như thi thổi cơm Quang Trung; có trò lại cần tài năng văn nghệ như thi làm thơ, hát đối…

– Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, nhân dân ta còn coi trọng việc rèn luyện thân thể và tính đoàn kết bằng các trò chơi thể lực, trong đó tiêu biểu nhất vẫn là trò kéo co.

II. Thân bài:

1. Lịch sử trò chơi:

– Trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN.

– Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống.

– Quốc gia nổi tiếng thế vận hội – Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN.

– Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên.

2. Luật chơi kéo co:

– Kéo co có hai đội, tùy thuộc vào số lượng người tham gia mà ban tổ chức chia ra hai đội cân xứng. Thông thường các đội kéo co là nam với nam, hoặc nữ với nữ. Nếu bên nam bên nữ thì trong làng chọn những người chưa lập gia đình.

– Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua.

– Để bắt nhịp cho các đội, trọng tài và những người xung quanh thường hô lớn “một, hai” theo nhịp hoặc cổ động bằng tiếng hò hét, vỗ tay…

– Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.

3. Vị trí trò kéo co trong nước và trên thế giới:

– Trò chơi dân gian này được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm.

– Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển.

4. Ý nghĩa của trò chơi:

– Trò chơi là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi.

– Đây còn là môn thể thao vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.

III. Kết bài:

– Để tránh xa những mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng bên chiếc máy tính, hoặc ngột ngạt trong phòng kính, không còn lựa chọn nào khác ngoài các trò vận động trong đó có kéo co.

– Hòa mình vào những trò chơi mới lạ trên thế giới, kéo co ở Việt Nam và một số nước châu Á đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.