Lập Dàn ý Phân tích bài Tự tình 2 ngắn gọn

  1. Trang chủ
  2. Lớp 11
  3. Lớp dàn ý văn lớp 11
  4. Dàn ý phân tích bài thơ “Tự tình” [ bài II - Hồ Xuân Hương ] lớp 11

Dàn ý phân tích bài thơ “Tự tình” [bài II - Hồ Xuân Hương ] chi tiết đầy đủ

Chia sẻ

Hồ Xuân Hương là nữ sĩ thơ ca đầy mạnh mẽ và cá tính. Nét thơ riêng của bà được thể hiện rất rõ qua tác phẩm "Tự tình" bài 2. Sau đây, wikihoc xin giới thiệu với các bạn dàn ý chi tiết đầy đủ nhất cho đề bài phân tích bài thơ “Tự tình” [ bài II - Hồ Xuân Hương ].

Các bài viết về chủ đề Tự tình được quan tâm trên Wikihoc:

  • Dàn ý phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Tự tình 2” và “Thương vợ” lớp 11
  • Dàn ý phân tích bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương lớp 11
  • Dàn ý phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài “Tự tình”, “Bánh trôi nước”, “Thương vợ”
  • Soạn bài Tự tình [bài II] lớp 11

Thơ ca là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Những câu chữ ngắn gọn nhưng lại mang nặng tâm trạng của ngòi viết thơ. Hoàn cảnh lịch sử thời phong kiến với nhiều biến cố và lắm hủ tục là cơ sở cho nhiều bút thơ nở rộ tài năng và sáng ngời phẩm giá. Hồ Xuân Hương-người phụ nữ sống trong lòng xã hội phong kiến đầy những định kiến đè nặng lên vai người phụ nữ là cây thơ tỏa sáng trong dòng chảy văn học Việt Nam. Phụ nữ nhưng không yếu mềm, xinh đẹp nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước số kiếp hẩm hiu của phận hồng nhan, Hồ Xuân Hương đã cho người đọc những vần thơ đầy mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. “Tự tình” bài II là tác phẩm thể hiện rõ phong cách thơ của nữ sĩ. Trong chương trình ngữ văn 11, các bạn có thể bắt gặp đề bài phân tích bài thơ “Tự tình” bài II của Hồ Xuân Hương. Để làm được bài thơ này, các bạn cần nắm được bố cục bài thơ, cần đi sâu vào phân tích ngôn từ để đọc được tâm trạng, cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm đồng thời nhìn ra dụ ý nghệ thuật trong cách sử dụng và sắp xếp từ ngữ. Dưới đây là dàn ý chi tiết nhất cho những ai có nhu cầu tham khảo. Chúc các bạn thành công !

DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ “TỰ TÌNH” [ BÀI II - HỒ XUÂN HƯƠNG ] LỚP 11

I. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ cần phân tích.

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ vào khoảng nửa cuối thế kỉ mười tám-đầu thế kỉ mười chín. Xã hội phong kiến đang khủng hoảng nhưng cũng là lúc tài năng thơ của Xuân Hương được nảy nở. Với bút thơ mạnh mẽ và đầy cá tính, Hồ Xuân Hương đã để lại nhiều tác phẩm xuất sắc từ nghệ thuật cho đến ý nghĩ nội dung. “Tự tình “ bài II là tác phẩm thơ để lại dấu ấn trong sự nghiệp thơ ca của bà và cũng là dấu ấn đậm nét của người đọc về bút thơ Xuân Hương.

II.Thân bài

1. Hai câu đề

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

  • Thời gian: “đêm khuya”, thời gian của những nỗi niềm sâu kín, lúc con người được sống thực với mình nhất.
  • Không gian: yên tĩnh vắng lặng, quặng quẽ được gợi ra qua âm thanh của tiếng trống canh “văng vẳng”.
  • Con người xuất hiện đậm nét: “trơ”
  • Khi cảnh vật chìm vào giấc ngủ thì chỉ có mình Xuân Hương cô đơn, trăn trở. Thao thức giữa đêm khuya, cái cô đơn của phận hồng nhan, của kiếp người nhỏ bé trước cái dài rộng của không gian thời gian.
  • Từ “cái” thể hiện sự tầm thường, bình thường. Qua đó thấy được cảm giác chua xót, đau đớn cho thân phận của chính mình.
  • Từ “trơ” không chỉ là nỗi cô đơn mà còn như là thách thức với cuộc đời. Đó là tâm sự của Xuân Hương, bên cạnh nỗi đau bao giờ cũng là sự trỗi dậy của cảm xúc.

2.Hai câu thực

“Chén rượu hương đưa say lại tình

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

  • Thơ xưa thường lấy rượu để giải sầu, để quên đi thực tại. Dễ hiểu vì sao Xuân Hương lại say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại say, say để quên đi buồn , tỉnh rồi lại càng thấy thấm thía buồn hơn.
  • “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: vầng trăng sắp tàn, vầng trăng hao khuyết, gợi lên liên tưởng về sự lụi tàn mơ hồ. Ở đây có sự đồng nhất giữa trăng và người, giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
  • Hình ảnh vầng trăng gợi liên tưởng đến cuộc đời người phụ nữ đã ở bên kia dốc mà hạnh phúc vẫn chưa một lần trọn vẹn, duyên phận vẫn lỡ làng.
  • Vầng trăng cuộc đời, vầng trăng tâm trạng nói lên sự dở dang, muộn màng của cuộc đời người.

3. Hai câu luận

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đã mấy hòn”

  • Đám rêu mềm yếu, những hòn đá bé nhỏ vô tri: bình thường, tầm thường, bị vùi dập dưới bước chân của người đi đường.
  • Nhưng trong cái nhìn của nhà thơ thì người nữ sĩ thì rêu mềm yếu mà “xiên ngang mặt đất”, đá vô tri mà “đâm toạc chân mây”.
  • Phép đảo ngữ, động từ mạnh gợi cảm giác dữ dội của bức tranh thiên nhiên, tràn đầy sức sống mãnh liệt ngay cả trong bi thương.
  • Tả cảnh thiên nhiên nhưng là để nói tâm trạng con người. Xuâ Hương không cam chịu, chấp nhận phận hẩm hiu mà luôn muốn bứt phá, phản kháng, chống lại hoàn cảnh trớ trêu một cách mạnh mẽ với nghịch cảnh, tự tìn và đầy khát vọng.
  • Ở hai câu luận ta không còn thấy cái bi lụy như bốn câu đầu nữa mà chỉ thấy những động thái đầy mạng mẽ của thiên nhiên cũng như là trong chính lòng người.
  • 4. Hai câu kết

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

  • Trở về với nỗi ngao ngán chán chường.
  • Từ ‘ngán” đứng đầu câu cùng hai thanh trắc cuối câu “lại lại” làm câu thơ như nặng trĩu xuống.
  • Hai từ “lại” thể hiện tâm trạng, nỗi niềm của chủ thể trữ tình. Mùa xuân của đất trời đi qua rồi lại trở lại, sự sống cứ thế tuần tự, tuần hoàn nhưng con người nhạy cảm trong Xuân Hương lại phát hiện ra một nghịch lý: xuân đất trời đi qua sẽ trở lại nhưng xuân của người một đi không trở lại.
  • Trớ trêu hơn là người phụ nữ khao khát vẫn tràn đầy mà lại nhận ra hạnh phúc dến với mình quá ít ỏi: “mảnh tình” chỉ còn lại “tí con con”.
  • Phép tăng tiến và cụm từ “tí con con” đã tô đậm những thua thiệt trong duyên phận của nữ sĩ.
  • Nỗi buồn ngao ngán ở đây vẫn đạm chất Xuân Hương, đọc lên nghe như là thách thức, dù buồn nhưng vẫn bản lĩnh để khao khát nhiều hơn, sống có bản lĩnh hơn.

5.Đánh giá

a.Nội dung

  • “Tự tình” là là những trăngtrở của người phụ nữ: chịu đựng những cô đơn lẻ bóng trước cái dài rộng mênh mông của không gian, đã phản kháng để chống lại duyên phận hẩm hiu để rồi trở về với nỗi ngao ngán chán chường.
  • Bài thơ nói lên khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương, từ đó bộc lộ tiếng nói nhân văn và ý nghĩ nhân đạo của tác phẩm.
  • b.Nghệ thuật
  • Ngôn ngữ giàu giá trị gợi hình gợi cảm, hình ảnh thơ đặc sắc giàu sức tạo hình.

III.Kết bài

  • Nêu cảm nhận về bài thơ.

Bài thơ “Tự tình” như một lời tâm tình mà Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm đến bạn đọc. Tâm trạng trong từng lời thơ như trùng khớp với con người, cuộc đời và cá tính của Hồ Xuân Hương, có nét buồn, có sắc cô đơn nhưng lại cũng đầy cá tính, cao ngạo như thách thức với đời, chứa đầy sức sống mạnh mẽ để “xiên ngang mặt đất”, để “đâm toạc chân mây”.

QP-wikihoc.com

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

Xem thêm: 3 bài văn mẫu Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương hay nhất

Bài giảng: Tự tình - Cô Thúy Nhàn [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

- Trình bày những nét tiêu biểu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ được mệnh danh: “Bà chúa thơ Nôm” với rất nhiều những bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và niềm cảm thông, thương xót cho số phận những người phụ nữ

- Giới thiệu bài thơ Tự tình II: Đây là một trong số 3 bài thơ trong chùm thơ Tự tình thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước cảnh ngộ lỡ làng

Quảng cáo

1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường

• Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:

- Thời gian: + Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an

- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng

⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn

• Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:

- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái

- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng

⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” >< “với nước non”

⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội

Quảng cáo

2. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi

• Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa

- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu

- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời

⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận

• Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn e chề

- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:

    + Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua

- Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người

- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở

⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương

- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:

    + Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu

    + Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”

    + Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh

    + Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt

⇒ sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng

⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người

4. Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

• Câu 7: - Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân

⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán

• Câu 8:- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

5. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:

    + Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa

- Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6

- Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Thông qua bài thơ thể hiện giá trị hiện thực và bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của một nhà thơ “phụ nữ viết về phụ nữ”

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tu-tinh.jsp

Video liên quan

Chủ Đề