Lạp hoàn là gì

Skip to content

Trong Đông y, có 2 dạng bào chế thuốc viên chính là viên hoàn mềm [hay còn được gọi là thuốc tễ] và viên hoàn cứng [còn gọi là viên đan, viên đơn]. Vậy quy trình sản xuất của 2 loại viên này có gì khác nhau, sử dụng loại máy gì. Hãy cùng Đông Nam phân tích chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

Thuốc viên hoàn

Xem thêm: Máy sấy công nghiệp đa năng 12 khay giá rẻ bất ngờ

  • Viên hoàn mềm hay còn được gọi là thuốc tễ được bào chế dưới dạng thuốc mềm dẻo, hình cầu, đường kính từ 1-2cm, chủ yếu là gồm thuốc và mật [thường dùng mật ong, mật mía hoặc mạch nha].
  • Đây là dạng thông dụng trong điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Thuốc tễ được bào chế từ bài thuốc thang giúp người bệnh không phải sắc thuốc mỗi ngày, hoặc người không có điều kiện sắc thuốc thang nhưng vẫn đảm bảo được tính năng điều trị. 
  • Tên gọi thuốc tễ còn được hiểu là thuốc được bào chế bằng cách gộp nhiều thang làm thành một tễ dùng được nhiều ngày.
  • Khi dùng thuốc tễ sẽ giảm được khối lượng thuốc mỗi lần sử dụng vì thuốc sẽ được bào chế bằng cách chiết xuất hoạt chất có trong dược liệu [nấu cao] sau đó trộn cùng mật ong để cô đặc thành viên hoàn mềm.
  • Mật ong vừa sử dụng là tá dược dính vừa có công dụng dẫn thuốc, làm tăng tác dụng của thuốc giúp thuốc bảo quản được lâu hơn mà không cần dùng chất bảo quản.
  • Thuốc tễ thích hợp điều trị các bệnh lý mạn tính, thời gian uống thuốc dài ngày như bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng các tạng như thận, tỳ, can, suy nhược cơ thể, mất ngủ, kém ăn, đau lưng, nhức mỏi, yếu sinh lý, tiểu đêm,…
  • Liều sử dụng mỗi ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh thông thường từ 1-3 viên mỗi ngày. Đặc biệt, mỗi viên thuốc chính là một liều sử dụng.
  • Lưu ý: khi dùng phải nhai và nuốt sau đó uống nước ấm để tăng tác dụng chứ không phải nuốt luôn như dạng thuốc thông thường vì rất dễ nghẹn. 
Phân biệt viên hoàn cứng và viên hoàn mềm

Đây là một dạng thuốc trong Đông y có dạng hình cầu, rắn, to bằng hạt đậu xanh hoặc hơn. Khối lượng viên nặng khoảng 0,5-2g. Thuốc bào chế dưới dạng này để dễ bảo quản và sử dụng

Xem ngay: Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết Nhâm Dần 2022. Năm nay được nghỉ Tết bao nhiêu ngày

Xem ngay: Còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu 2021

Xem thêm: Ngày 20/10 là ngày gì? Năm 2021 tặng quà gì cho phụ nữ mới độc đáo nhất?

Xem thêm: Máy sấy công nghiệp đa năng 12 khay giá rẻ bất ngờ

Thành phần của viên hoàn cứng

1 – Chất thuốc

Có thể là bột thảo dược hoặc cao thảo dược, động vật hoặc hóa chất

2 – Tá dược

Tá dược là những chất cần thiết để tạo thành viên, là những “chất trơ” – không làm ảnh hưởng đến hoạt chất trong thuốc mà còn góp phần làm tăng tác dụng của thuốc hay hương vị.

Tá dược góp phần tạo nên hình dạng viên thuốc và tăng tác dụng của thuốc. Tùy thuộc vào chất thuốc, công thức mà có thể có 1 hoặc nhiều tá dược cần phải lựa chọn như:

  • Tá dược dính: Nếu dược liệu là chất khô, rắn thì tá dược nên chọn chất lỏng như: mật ong, mật mía, siro đường, dung dịch hồ nếp 5%-20%.
  • Tá dược rắn: Nếu dược liệu là chất lỏng hoặc dạng mềm thì tá dược nên chọn dạng bột, khô như: bột gạo, bột sắn, bột cam thảo, bột bánh khảo,…
  • Tá dược áo như: bách thảo sương, bột nghệ, bột chu sa,… giúp che giấu mùi vị, tăng tác dụng của thuốc, làm viên hoàn đẹp hơn và bảo quản tốt hơn.

Lưu ý: Lựa chọn tá dược thích hợp để viên hoàn được mịn, không bị nứt, vỡ, không chảy nước và khi uống dễ tan, dễ hấp thu.

Xem thêm: Cách làm lông vịt siêu nhanh

Liều dùng: thuốc viên hoàn cứng mỗi lần dùng số lượng viên sẽ nhiều hơn hoàn mềm tùy thuộc vào bệnh có thể lên đến chục viên. Cách uống giống uống thuốc thông thường nuốt và uống nước ấm.

Viên hoàn cứng [viên đan, viên đơn, viên tròn]

Trước đây để sản xuất thuốc viên hoàn cần nhiều công đoạn, sản xuất theo thủ công từ làm nhân của viên thuốc, công đoạn chia viên, bao vỏ thuốc, sửa viên , sấy, bảo quản. Có thể mô tả như sau:

Làm viên hoàn bằng bàn cắt viên

  • Dụng cụ: Cối chày sứ, bàn cắt viên, bàn xoa viên, khay sấy.
  • Làm khối viên dẻo: Cho dần tá dược lỏng vào khối bột kép đã được nghiền kỹ trong cối, khuấy đều thành khố bột đều mịn, dẻo, sờ không dính tay và chày cối.
  • Chia viên: Cho khối chất dẻo lên bàn chia viên đã được làm sạch căn cứ vào số lượng viên cần làm, chia khối chất dẻo thành từng phần nhỏ. Sau đó đem nắn thành đũa trên khay rồi dùng bàn cắt, cắt thành viên vừa viên tròn.
  • Sửa viên: Dùng bàn xoa viên cho thật tròn và đều
  • Sấy viên: cho viên dải đều trên khay sấy và đem đi sấy.

Nhược điểm: Cách làm này tốn nhiều thời gian và năng suất không được cao, viên hoàn trong một mẻ sẽ khó đồng đều.

Ngày này, chất lượng y tế ngày càng nâng cao và khắt khe để đảm bảo sức khỏe cho con người. 

Nên những quy mô sản xuất thuốc theo thủ công thường không còn được ứng dụng bởi yêu cầu quy trình sản xuất khép kín và vệ sinh an toàn đòi hỏi hết sức chặt chẽ. 

Chính vì vậy, máy làm viên hoàn [máy vo viên] ra đời, được ứng dụng phổ biến hiện nay giúp làm giảm bớt quá trình vo viên, tăng năng suất, đồng đều chất lượng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu vệ sinh.

Bào chế viên hoàn mềm theo phương pháp thủ công
  • Giai đoạn này là tạo các hạt nhân của thuốc, ban đầu kích thước nhân cho vào nhỏ bằng hạt cốm nhỏ.
  • Máy quay tròn đều, các hạt cốm nhỏ lăn tròn trong máy, dùng bình xịt thêm nước để tạo độ ẩm cho nhân thuốc dễ bám dính. 
  • Dùng sàng lọc, lọc các hạt nhân tròn đều vừa cỡ làm nhân thuốc, tiếp tục cho vào máy bao viên bao đến khi viên đạt kích cỡ yêu cầu.
  • Nếu chưa đều sàng lọc lại, viên nào đạt yêu cầu thì ngừng lại để riêng, loại nhỏ hơn cho vào bao tiếp đến khi đạt yêu cầu, tròn, đẹp, đồng đều.
  • Tiếp tục bao nhân viên thuốc vừa bao vừa cho thêm bột và nước để cho viên đều.
  • Bao viên bằng cách quét một lớp siro vào lồng quay của máy bao viên hoàn. 
  • Sau đó cho bột cần bao và lắc, làm nhiều lần như vậy cho đến khi bột cần bao tạo thành một lớp bám đều vào viên thuốc.
  • Sàng lọc những viên to đều đạt yêu cầu đem để ra ngoài từ 1 đến 2 giờ, sau đó lại cho vào bao tiếp từ 10-15 phút cho viên tròn và nhẵn hơn.
  • Những viên chưa đạt đem đi bao tiếp đến khi đạt yêu cầu.
Cách chế biến viên hoàn bằng máy làm viên hoàn
  • Sau khi làm viên hoàn xong, đem rải mỏng ra khay và cho vào tủ sấy dược liệu.
  • Tùy vào dược liệu mà nhiệt độ sấy khác nhau, nhưng thông thường thời gian sấy ban đầu là 2-3 giờ ở nhiệt độ 50-60°C để viên thuốc được khô từ từ, từ ngoài vào trong. 
  • Sau đó tăng dần tới nhiệt độ 70-80°C để tránh vỏ cứng nhanh mà bên trong bị mềm gây hỏng thuốc.
  • Lưu ý: Khi sấy phải thường xuyên đảo để thuốc khô đều và đồng màu.

Thuốc viên hoàn khi đã sấy xong phải để thật nguội mới đóng vào chai thủy tinh hoặc túi Polyetylen tiệt khuẩn và làm khô. Thuốc để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng.

  • Mùi vị: Đảm bảo giữ hương thơm của dược liệu
  • Mặt viên: Đồng đều, nhẵn bóng, không bị khô, nứt
  • Độ tan rã: Trong thời gian từ 10-20 phút phải tan hoàn toàn trong nước nóng ở nhiệt độ 37°C phù hợp với môi trường cơ thể.
  • Sai số khối lượng: Không được vượt quá 10% so với khối lượng trung bình viên.

Cấu tạo đơn giản bao gồm lồng quay và trục quay:

  • Lồng quay: thiết kế dạng hình cầu, làm bằng thép không gỉ, phía trong gia công tỉ mỉ, bề mặt trơn nhẵn mịn để không bị dính nguyên liệu khi bao. Kích thước lồng quay phụ thuộc vào yêu cầu khách hàng.
  • Trục quay: còn được gọi là khung máy chứa motor quay với tốc độ khoảng 50 vòng/phút. 

Máy làm viên hoàn, vo viên, vê hạt tròn được ứng dụng phổ biến từ quy mô hộ gia đình cho đến các công ty vừa và nhỏ.

Ứng dụng chủ yếu trong chế biến thuốc đông y, các loại hóa dược phẩm, hóa mỹ phẩm như viên hà thủ ô, viên tinh bột nghệ, viên nghệ mật ong,…

Ngoài ra, máy vo viên còn được ứng dụng nhiều trong chế biến thực phẩm, chuyên dùng sản xuất đậu phộng da cá nước cốt dừa, tẩm mè, đậu hà lan tẩm ướp gia vị, viên kẹo, cá viên, chả viên,…

Ưu điểm của Máy làm viên hoàn

Máy được chế tạo bằng inox không gỉ đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Máy thân thiện với người dùng, dễ dùng, vệ sinh và bảo trì. Máy được công ty Cơ Khí Đông Nam bảo hành và bảo trì lên đến 12 tháng. 

Địa chỉ bán máy làm viên hoàn

Hiện nay thị trường có rất nhiều cơ sở bán máy làm viên hoàn với nhiều mức giá khác nhau khiến bạn hoang mang không biết lựa chọn đâu cho phù hợp. Nếu bạn tin tưởng Đông Nam, hãy gọi ngay tới hotline dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn đến bạn chiếc máy làm viên hoàn phù hợp nhé!

Hotline: 0869 286 525 / 0886255729

Facebook: Cơ Khí Đông Nam

Website: www.cokhidongnam.vn

Xem thêm: Chính sách bảo hành sản phẩm

Top 5 lý do nên mua máy móc tại cơ khí Đông Nam

Như vậy, Đông Nam đã chia sẻ cho bạn quy trình sản xuất và chế biến thuốc viên hoàn và loại máy được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và đừng quên đánh giá 5 sao cũng như like và chia sẻ bài viết này tới mọi người nhé! Chúc bạn một ngày mới vui vẻ!

Video liên quan

Chủ Đề