Lens áp tròng là gì

Kính áp tròng là loại thấu kính mỏng làm từ chất dẻo được đặt trực tiếp lên bề mặt con ngươi để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt. Kính áp tròng được coi là thiết bị y tế và được dùng để điều chỉnh các tật của mắt, dùng để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ hay chữa bệnh về nhãn khoa.

Đeo kính vào và tháo ra.

Một cặp kính áp tròng

Năm 2004, theo thống kê có tới 125 triệu người [2%] sử dụng kính áp tròng trên toàn cầu, trong đó có 28 tới 38 triệu người dùng tại Mỹ.[1] Năm 2010, thị phần toàn thế giới ước đạt $6.1 tỉ, trong đó thị phần kính áp tròng mềm tại Mỹ là $2.1 tỉ.[2] Theo ước tính doanh thu thị trường này trên toàn thế giới sẽ đạt $11.7 tỉ vào năm 2015.[2] Theo đó năm 2010, độ tuổi trung bình của người sử dụng kính áp tròng toàn cầu là 31 tuổi và 2/3 trong số đó là nữ giới.[3]

 

Năm 1888, Adolf Fick là người đầu tiên thành công trong việc chế tạo kính áp tròng làm từ thủy tinh thổi.

Lịch sử kính áp tròng bắt đầu từ ý tưởng của Leonardo da Vinci, một trong những con người toàn tài nhất trên thế giới này đã có những nghiên cứu ban đầu về kính áp tròng từ những năm 1500. Bức họa ở trên được Leonardo da Vinci vẽ vào năm 1508 với một thấu kính nằm ở phía cuối của một ống và nước sẽ được sử dụng để tạo mặt cong tạo ra cảm giác y như đang nhìn bằng mắt thường. Ý tưởng kiểu như vậy được lặp lại vào năm 1820 khi Sir John Herschel, một nhà thiên văn học người Anh cho rằng có thể thu nhỏ thấu kính vẫn được sử dụng vào các công việc khác thành loại kính có thể đặt được vào mắt người thường. Phải tới năm 1887, kính áp tròng đầu tiên đã được sản xuất bởi nhà vật lý người Đức có tên là Adolf Eugen Fick. Kính này đã được thử nghiệm trên thỏ và sau đó là trên chính mắt của Fick. Tuy vậy, kính áp tròng thời kỳ này vẫn còn tương đối rộng và chưa thực sự vừa với mắt nên không thể dùng được trong một thời gian lâu mà chỉ dùng được trong khoảng thời gian ngắn. Tới thập niên 1930s, kính được làm bằng nhựa plastic cùng với thủy tinh đã được phát minh ra và sau đó là kính áp tròng thế hệ mới được sử dụng rộng rãi hiện nay [được chế tạo bởi nhà hóa học người Tiệp Otto Wichterle].

Trên thực tế, kính của Leonardo da Vinci vẽ ra không thể coi là kính áp tròng mà chỉ được coi là thiết bị quang học được sử dụng sát với mắt để tăng thị lực. Tuy vậy, tầm nhìn về khoa học của Leonardo da Vinci thì không phải bàn cãi. Tiếp theo phát minh có tính đột phá của Otto Wichterle làm cho kính áp tròng thuận tiện và dễ sử dụng hơn thì ngày nay kính áp tròng vẫn được cải tiến liên tục. Không chỉ cải thiện thị lực, kính áp tròng giúp mắt chống lại tia cực tím/tử ngoại có hại và giúp cho người sử dụng có thể đổi màu mắt một cách dễ dàng.Kính áp tròng ngày càng được hoàn thiện về cấu trúc hoá học, thời gian sử dụng, độ an toàn và thuận tiện nhất trên thị trường. Hiện nay các loại kính áp tròng dài ngày đã dần được thay thế bằng kính áp tròng sử dụng 1 ngày bởi sự tiện lợi của nó.

Hiện nay có 140 triệu người trên thế giới [31-42 triệu người ở Mỹ[1] và 15 triệu người ở Nhật] sử dụng kính áp tròng[4].

  Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

  • Vệ sinh bàn tay sạch khi tháo lắp kính, kiểm tra mắt kính còn trong bao bì, còn hạn dùng có bị biến dạng hay không?
  • Tuân thủ thời gian quy định đeo kính áp tròng
  • Sử dụng dung dịch rửa kính theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất hoặc theo đúng lời khuyên bác sĩ. Nên sử dụng dung dịch rửa theo hai bước nhằm giảm thiểu ký sinh trùng acanthamoeba
  • Vệ sinh sạch hộp đựng kính [áp dụng cho kính dùng dài ngày]
  • Thay hộp mới theo quy định hãng sản xuất hoặc 4 tuần 1 lần.
  • Nguyên lý điều chỉnh thị lực giống như mắt => Chữa đa số các tật về mắt [như cận thị, viễn thị...]
  • Thoải mái vận động mà không bị rơi
  • Làm đẹp [đổi màu mắt]
  • Tiện dụng, thẩm mỹ

Nếu không được giữ vệ sinh cẩn thận, kính áp tròng có thể là tác nhân gây nấm mắt hoặc tổn thương giác mạc. Bản thân các dung dịch để rửa kính cũng có thể là tác nhân gây nhiễm trùng nếu người dùng không tuân thủ các quy tắc vệ sinh đặc biệt

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kính áp tròng.

  1. ^ a b Barr, J. "2004 Annual Report". Contact Lens Spectrum. January, 2005.
  2. ^ a b Nichols, Jason J., et al "ANNUAL REPORT: Contact Lenses 2010". January 2011.
  3. ^ Morgan, Philip B., et al. "International Contact Lens Prescribing in 2010". Contact Lens Spectrum. October 2011.
  4. ^ National Consumer Affairs Center of Japan. NCAC News Vol. 12, No. 4[liên kết hỏng]. NCAC News. March, 2001.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kính_áp_tròng&oldid=68273630”

Kính áp tròng [hay còn được gọi là lens, kính tiếp xúc] được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ của mắt [cận thị – viễn thị – loạn thị]. Kính áp tròng được mang bằng cách áp sát vào giác mạc. Có rất nhiều loại lens với công dụng, hình dáng và màu sắc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

Việc lựa chọn kính áp tròng ngoài phương diện thẩm mỹ, kính còn giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn vì có thể di chuyển theo tròng mắt. Từ đó, người đeo sẽ có thể bao quát rõ hơn không gian xung quanh và không có cảm giác nhòe, mờ do các yếu tố khách quan. Kính áp tròng được những người làm việc như bác sĩ hay diễn viên, vận động viên lựa chọn. Tuy nhiên có những phiền toái khi sử dụng kính áp tròng. Cùng tham khảo ưu và nhược điểm khi sử dụng kính áp tròng.

Xem thêm: So sánh kính gọng và kính áp tròng

Kính áp tròng là gì?

Ngày nay, kính tiếp xúc đang ngày một phổ biến, nhất là với giới trẻ. Lens là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo có độ cong phù hợp và không cần co gọng đỡ. Khi bám sát giác mạc, sẽ có một lớp nước mỏng ngăn cách bề mặt giác mạc và kính áp tròng. Tác dụng của lớp nước này giúp kính di chuyển theo chuyển động của mắt.

Lớp nước này sẽ được thay mới liên tục bởi nước mắt, làm giảm cơ hội bám đọng vi khuẩn. Ngoài ra, lớp nước còn giúp bôi trơn, giảm trầy xước giác mạc. Lens thường được làm bằng chất liệu tổng hợp đặc nhằm đảm bao chức năng sinh lý bình thường của mắt.

Xem thêm: Kính áp tròng dành cho người cận loạn

Các loại kính áp tròng trên thị trường

  • Loại cứng: kích thước nhỏ và phù hợp với giác mạc. Với công nghệ hiện đại, loại kính cứng được làm bằng loại nguyên liệu LRPO [Lentilles Rigides Perméables à l’Oxygène] có khả năng tăng mức độ thẩm thấu oxygen.
  • Loại mềm: một số người còn gọi kính tiếp xúc mềm là kính thấm nước vì loại này có tác dụng ngậm nước, chứa 40% – 80% nước giúp thẩm thấu oxygen, mang lại cảm giác thoải mái và tiện lợi cho người dùng.
  • Kính dùng hàng ngày: kính có hạn sử dụng trong ngày, loại này thích hợp với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm đeo kính áp tròng hoặc chỉ đeo kính khi thật cần thiết.
  • Kính hàng tháng: làm từ chất liệu silicon hydrogel có khả năng tăng tính thấm oxy cho giác mạc.
  • Kính bảo vệ mắt: có khả năng chống lại tác hại của tia UV.
  • Kính đổi màu mắt: có tác dụng đổi màu tròng mắt hợp với nhu cầu người dùng.

Xem thêm: Cách đeo lens cho người mới bắt đầu

Ưu điểm khi đeo kính áp tròng

  • Thẩm mỹ: đây là ưu điểm đầu tiên và nổi bật nhất của kính tiếp xúc, đặc biệt là cho phái nữ. Kính áp tròng sẽ tạo cảm giác tự tin và thoải mái trong giao tiếp cho người dùng. Kính tiếp xúc ngoài công dụng chỉnh tật khúc xạ còn có tác dụng giãn tròng hoặc thay đổi màu tròng mắt. Điều này sẽ tăng tính thẩm mỹ cho phụ nữ, giúp tự tin hơn khi đứng trước người đối diện.
  • Tiện ích: một điểm cộng nữa của kính áp tròng là tính gọn, nhẹ, dễ dàng sử dụng. Do không có gọng kính nên kính áp tròng hoàn toàn phù hợp với những ai phải chơi thể thao hoặc làm những công việc đòi hỏi hoạt động mạnh.
  • Kính áp tròng sẽ giúp thị trường rộng hơn, không giống như kính gọng cổ điển bị giới hạn bởi gọng kính. Kính áp trọng có thể di chuyển theo chuyển động của mắt khiến baạ dễ dàng quan sát xung quanh.
  • Cũng cố thị giác: kính cổ điển thường bị hạn chế tầm nhìn bởi môi trường [nắng, mưa]. Ngược lại kính áp tròng hoàn toàn không bị chói khi đi ra nắng hoặc mờ khi đi trong mưa.
  • Bảo vệ mắt chống tia cực tím: đây là một ưu điểm mà kính cổ điển không có. Hầu hết các loại kính áp tròng đều có 1 lớp chống tác hại của tia UV, giúp bảo vệ mắt.

Xem thêm: Lưu ý đề sử dụng kính áp tròng an toàn

Bất tiện thường gặp khi dùng kính áp tròng

  • Nếu đeo không đúng cách sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại, có thể khiến giác mạc bị trầy xước, viêm loét hay nhiễm trùng. Bệnh lý thường gặp nhất khi đeo kính áp tròng là bệnh biểu mô, bệnh lý này xảy ra do lớp tế bào ngoài cùng của giác mạc bị tổn thương.
  • Do kính tiếp xúc trực tiếp với biểu mô trên giác mạc, vì thế cần được vệ sinh đúng cách hàng ngày, điều này có thể gây bất tiện với những người bận rộn.
  • Liên tục mang kính tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây kích thich mắt do sự cọ xát trực tiếp của kính với giác mạc.
  • Một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, khô mắt giác mạc.
  • Kính khá khó đeo, nhất là với những người lần đầu tiên hoặc không có kinh nghiệm đeo kính.

Một điều cần lưu ý khi đeo kính áp tròng cận thị là không được sử dụng kính đã quá hạn, phải luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo kính. Thêm nữa, cần định kỳ đến các cơ sở y tế uy tín để khám mắt thường xuyên, nhằm điều chỉnh độ kính áp tròng, thay kính định kỳ khi cần.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu riêng quầy kính Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề