Liên nhân là gì

hội. Ngƣợc lại, có tác giả xem quan hệ liên nhân cách là mức độ cao nhất so với các mối

quan hệ khác. Ở trƣờng hợp khác, xem nó nhƣ là sự phản ánh các mối quan hệ trong ý thức.

Cuối cùng chúng ta thấy rằng, (dựa vào ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu tâm lí) để đi đến

kết luận, bản chất của mối quan hệ liên nhân cách - đó là loại quan hệ đặc biệt nó không xuất

hiện bên ngoài, bên cạnh, bên trên hay bên dƣới v.v… của mối quan hệ xã hội mà nó đƣợc

xuất hiện bên trong bất cứ dạng quan hệ xã hội nào. Có thể trình bày một cách đơn giản nhƣ

sau: mối quan hệ liên nhân cách nhƣ là tiết diện phẳng của hệ thống các mối quan hệ xã hội.

Những quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội v.v… rất đa dạng và phong phú đều phát hiện thấy

trong tiết diện phẳng này các mối quan hệ liên nhân cách. Hiểu nhƣ vậy mọi cái trở nên rõ

ràng, dễ hiểu hơn để từ đó có thể giải thích vì sao quan hệ liên nhân cách dƣờng nhƣ tác

động trực tiếp lên nhân cách một cách rộng rãi, mang tính xã hội toàn diện. Xét cho đến

cùng, quan hệ liên nhân cách đƣợc qui định bởi quan hệ xã hội mang tính khách quan.

Mối quan hệ liên nhân cách tồn tại bên trong các mối quan hệ xã hội rất đa dạng. Mối

quan hệ liên nhân cách dƣờng nhƣ thực hiện các mối quan hệ không bản sắc trong các hoạt

động cụ thể của con ngƣời, trong các cử chỉ, trong giao tiếp, trong sự tác động lẫn nhau.

Cùng lúc, trong quá trình thực hiện các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời (trong đó có quan

hệ xã hội), mối quan hệ liên nhân cách một lần nữa lại xảy ra. Có thể nói bằng cách khác, có

những khoảnh khắc (ý chí đƣợc ý thức và do những mục đích đặc biệt của cá nhân) xuất hiện

trong tế bào khách quan của các mối quan hệ xã hội. Chính tại đây, mối quan hệ xã hội và

mối quan hệ liên nhân cách va chạm nhau một cách trực tiếp. Vì vậy, trong tâm lí học xã hội,

vấn đề này đƣợc đƣa ra có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

1.2.2- Kiểu quan hệ liên nhân cách

Giới thiệu cấu trúc các mối quan hệ tạo ra một kết quả quan trọng đối với tâm lí học

xã hội. Đối với mỗi một ngƣời, khi tham gia các mối quan hệ liên nhân cách, các mối quan

hệ này có thể biểu hiện mang tính thống nhất. Trong thực tế, bất kể đó là mối quan hệ nào

thực ra suy cho đến cùng, dạng quan hệ xã hội này hay khác đều có nội dung của các quan hệ

liên nhân cách. Nghĩa là hoạt động xã hội đã đƣợc xác định, nhƣng nội dung, đặc biệt là bản

chất của chúng còn nhiều bí ẩn. Bình thƣờng con ngƣời

22

không chú ý tới quá trình quan hệ liên nhân cách mà chỉ chú ý quá trình vận hành quan hệ xã

hội, trong đó mọi ngƣời trao đổi ý tƣởng cho nhau và ý thức đƣợc mối quan hệ này. Sự ý

thức này không xảy ra thƣờng xuyên tới mức họ nghĩ rằng họ đang tham gia vào mối quan hệ

liên nhân cách. Vào những thời điểm riêng biệt của mối quan hệ xã hội, những con ngƣời

đang vận hành quan hệ xã hội lại thể hiện mình nhƣ là chủ thể các mối quan hệ liên nhân

cách và quan hệ lẫn nhau: ai đƣợc tri giác nhƣ là con rắn độc của chủ nghĩa tƣ bản, ai đƣợc

tri giác nhƣ một nhà buôn khôn lỏi v.v… Đối với lĩnh vực tâm lí học xã hội vẫn chƣa có sự

phân tích về mặt lí luận một cách chuyên sâu và vấn đề chính ở chỗ đó. Chính vì vậy, động

cơ của hành vi thƣờng chỉ đƣợc giải thích bề mặt bằng bức tranh mối quan hệ, chứ không

giải thích bên trong. Tất cả trở nên phức tạp hơn khi mối quan hệ liên nhân cách chính là

thực tiễn của các mối quan hệ xã hội. Mác đã viết rằng, chính mối quan hệ mang bản sắc cá

nhân của cá thể giữa ngƣời với ngƣời, mối quan hệ lẫn nhau của họ với tƣ cách là một cá thể

đã hàng ngày tạo và xây dựng nên mối quan hệ cơ bản. Trong thực tế, mọi ngƣời gia nhập

vào tất cả các nhóm hoạt động với hai tƣ cách: nhƣ là những ngƣời thực hiện vai xã hội

không bản sắc và với tƣ cách là một nhân cách mang bản sắc cá nhân và đơn nhất. Điều này

là cơ sở để đƣa "khái niệm vai liên nhân cách" nhƣ là sự ghi nhận vị thế của con ngƣời trong

hệ thống của các mối liên kết nhóm, không phải trên cơ sở vị trí khách quan của nhân cách

mà dựa vào vị trí đƣợc xuất hiện một cách đặc biệt, trên cơ sở những đặc điểm tâm lí của

nhân cách. Ví dụ có những vai liên nhân cách rõ nhƣ ban ngày trong cuộc sống thƣờng ngày

đƣợc một số ngƣời trong nhóm nói rằng, đó là "anh chàng ruột để ngoài da", loại "bất chấp

tất cả để đạt đƣợc danh vọng" v.v… Việc phát hiện các nét của nhân cách trong kiểu thực

hiện vai xã hội sẽ tạo ra các phản ứng trả lời của các thành viên khác trong nhóm. Tóm lại,

trong nhóm xuất hiện sự thống nhất của mối quan hệ liên nhân cách.

Theo tâm lí học mác xít, bản chất của mối quan hệ liên nhân cách về cơ bản khác hẳn

mối quan hệ xã hội: nét quan trọng mang tính đặc thù của nó đó là nền tảng cảm xúc. Chính

vì vậy, mối quan hệ liên nhân cách có thể đƣợc xem nhƣ là một nhân tố tạo nên bầu không

khí tâm lí của nhóm. Cơ sở cảm xúc của quan hệ liên nhân cách, nghĩa là các mối quan hệ

này xuất hiện và hình thành dựa trên một số cảm xúc xác định, đƣợc nảy sinh ở con ngƣời khi

có mối quan hệ lẫn nhau. Ngành tâm lí học Xô Viết đã

23

chia ra ba loại hay ba mức độ biểu hiện cảm xúc: xúc động, cảm động và tình cảm. Tuy

nhiên, trong tâm lí học, các thuật ngữ trên không đƣợc sử dụng trong ý chặt chẽ của nó.

Trong thực tế tập hợp các loại cảm xúc trên là vô hạn. Tuy nhiên, có thể phân ra thành hai

nhóm lớn:

- Nhóm thứ nhất: đó là những ngƣời gần gũi nhau, cảm xúc của họ đƣợc liên kết lại.

Họ gia nhập một cách tự nguyện trong từng trƣờng hợp của mối quan hệ. Trong mối quan hệ

với ngƣời khác, họ luôn sẩn sàng hợp tác, cùng tham gia hoạt động....

- Nhóm thứ hai: cảm xúc của họ phân tán khắp nơi, họ là ngƣời không thể chấp nhận

đƣợc, là con ngƣời khó chịu trong quan hệ với ngƣời khác. Họ không hề mong muốn hợp

tác... và cƣờng độ các cảm xúc của họ sẽ khác nhau.

Mức độ cụ thể của sự phát triển cảm xúc không thể nào là vô hạn đối với hoạt động

của nhóm. Việc mô tả, phân tích các mối quan hệ liên nhân cách không thể đƣợc coi là đầy

đủ đối với đặc tính của nhóm: trên thực tế, các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời không chỉ

đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp xúc cảm xúc một cách trực tiếp, bản thân hoạt động đã qui

định một loạt các quan hệ khác, đƣợc hình thành gián tiếp thông qua nó.

Các nhà tâm lí học Phƣơng Tây có cách tiếp cận khái niệm quan hệ liên nhân cách

khác với các nhà tâm lí học Xô Viết trƣớc đây. Cũng nhƣ các nhà tâm lí học Xô Viết họ đồng

quan điểm cho rằng quan hệ liên nhân cách nằm trong quan hệ xã hội. Tuy nhiên trong quá

trình thể hiện vai của mình, các chủ thể bao giờ cũng mang trong mình cá tình mang tính đơn

nhất, không lặp lại ở ngƣời thứ hai. Chính vì vậy cho dù ở vai nào, vị trí và chức năng nào. Ở

họ vẫn nổi trội kiểu quan hệ liên nhân cách rất đặc trƣng cho chính họ, vì vậy khi ở các nhóm

khác nhau với các vị trí chức năng khác nhau nhƣng những nhận xét về con ngƣời cụ thể đó

của những ngƣời khác nhau sẽ trùng khớp nhau.

- Mỗi con ngƣời là một cá tính với những đặc điểm tâm lí khác nhau, có các kiểu

quan hệ liên nhân cách khác nhau đƣợc hình thành do các quá trình xã hội hóa khác nhau,

trên cơ sở đó họ sẽ hình thành cái tôi rất khác nhau trong nhóm.

Chính những yếu tố này xác định những ấn tƣợng chung về con ngƣời trong quá trình

tri giác liên nhân cách. Trong vô số các tập hợp quan trong khi phân tích kiểu hành vi của các

hành vi liên nhân cách trong nhóm các nhà tâm lí học đã có thể phân chia các kiểu quan hệ

liên nhân cách trội hơn khi có sự tác động lẫn nhau trong nhóm. Chính

24

kiểu quan hệ liên nhân cách này làm cho các cá nhân khác nhau khi giữ các vai khác nhau

đều mang trong mình bản sắc riêng làm cho quan hệ xã hội không bản sắc đã đƣợc phủ lên

lớp sơn cá tính của cá nhân.

Khi nghiên cứu các mối quan hệ liên nhân cách, các tác giả khác nhau sẽ có cách

phân các kiểu quan hệ liên nhân cách sau:

- Khống chế - bị lệ thuộc.

- Hữu nghị - gây hấn.

- Dễ gần - xa cách

- Tiếp nhận sự đấu tranh - lảng tránh sự đấu tranh.

Theo Liri nhà tâm lí học xã hội ngƣời Mỹ đã chia các kiểu quan hệ liên nhân cách với

các đặc tính nhƣ sau:

Kiểu quyền uy: Tính cách của xƣớng ngôn viên, ngƣời hống hách chuyên quyền

(chuyên chế), kiểu nhân cách mạnh mẽ, thích đứng đầu trong các hoạt động nhóm, khuyên

bảo (dạy bảo) tất cả, giáo huấn (huấn thị) tất cả, khao khát tất cả phải dựa vào ý kiến của

mình. Không biết tiếp nhận lời khuyên của ngƣời khác. Mọi ngƣời xung quanh ghi nhận

quyền lực này nhƣng không thừa nhận nó.

- Ích kỷ: Mong muốn ở trên mọi ngƣời, mình luôn là nhất trong khi đó muốn tách ra

khỏi mọi ngƣời xung quanh, tự phụ say mê chính mình, là ngƣời chi li, ngƣời không phụ

thuốc, ích kỷ, chỉ nghĩ tới mình.

Chuyển những khó khăn sang những ngƣời xung quanh, bản thân tỏ thái độ với khó

khăn một cách ghẻ lạnh, là ngƣời tự kiêu, hài lòng với bản thân, tính hay khoe khoang.

- Gây hấn: Khắc nghiệt, tàn nhẫn, có tính thù địch trong mối quan hệ với những

ngƣời xung quanh, tàn nhẫn, gay gắt, cục cằn, thô bạo, tính công kích, có thể dẫn đến hành vi

chống xã hội.

Nếu điểm thấp hơn, là ngƣời yêu cầu cao, thẳng tính, cởi mở, nghiêm khắc, mạnh mẽ,

chặt chẽ khắt khe trong việc đánh giá những ngƣời xung quanh. Là ngƣời không khoan

nhƣợng, có khuynh hƣớng kết tội tất cả. Là ngƣời hay giễu cợt, mỉa mai, là ngƣời dễ tức

giận.

25

- Đa nghi: Lạnh nhạt (xa cách) trong mối quan hệ với thế giới (hung dữ) tàn ác và

nhiều kẻ thù. Là ngƣời đa nghi, hay giận, dễ bị mếch lòng có khuynh hƣơng nghi ngờ tất cả

hay thù oán, hay để bụng, thƣờng xuyên phàn nàn mọi điều.

Nếu điểm thấp, là ngƣời hay phê bình, thể nghiệm những khó khăn.Vì tính đa nghi

và sợ hãi các mối quan hệ xấu, là ngƣời khép kín, hoài nghi, tuyệt vọng chán mọi ngƣời, là

ngƣời kín đáo, tính tiêu cực thể hiện trong tính gây hấn bằng lời (thù địch bằng lời).

- Lệ thuộc: Ngoan ngoãn, dễ bảo, có khuynh hƣớng lệ thuộc, nhu nhƣợc, có khuynh

hƣớng nhƣờng nhịn mọi ngƣời tất cả. Thƣờng xuyên đặt mình vào vị trí cuối cùng, lên án

bản thân, gán lỗi cho mình, là ngƣời thụ động, có khuynh hƣớng tìm điểm tựa ở những

ngƣời mạnh hơn.

Nếu điểm số thấp là ngƣời nhã nhặn, rụt rè, nhút nhát, hay nhƣợng bộ, thận trọng,

ngƣời cảm xúc. Có khả năng bị chinh phục, không có ý kiến riêng của mình, nghe lời và

thực hiện trácch nhiệm một cách nghiêm túc.

- Phụ thuộc: Không tin vào bản thân, ám ảnh sự sợ hãi và nguy hiểm, lo lắng do bất

cứ nguyên nhân nào. Chính vì vậy mà phụ thuộc vào nsƣời khác, phụ thuộc vào ý kiến của

ngƣời khác. Loại ngƣời ngoan, dễ bảo, nhút nhát, bất lực yếu đuối, không biết biểu hiện sự

phản kháng, thƣờng chân thành cho rằng tất cả mọi ngƣời đều đúng.

Điểm thấp, là ngƣời dịu dàng, chờ đợi sự giúp đỡ và lời khuyên, cả tin, có khuynh

hƣớng khâm phục những ngƣời xung quanh, lịch thiệp.

- Hòa thuận: Lịch thiệp với tất cả. Định hƣớng vào việc tiếp nhận và khen ngợi xã

hội. Mong muốn thỏa mãn yêu cầu của ngƣời khác "trở thành ngƣời tốt" với tất cả mọi

ngƣời không tính tới hoàn cảnh, thƣờng hƣớng tới mục đích của nhóm nhỏ. Biết phát triển

cơ chế lấn át, là ngƣời cảm xúc.

Điểm thấp, có khuynh hƣớng đoàn kết, có sự hợp tác, mềm dẻo, biết thỏa hiệp khi

giải quyết vấn đề và trong hoàn cảnh xung đột, có khuynh hƣớng đồng ý với ý kiến của

những ngƣời xung quanh, ý thức, dẫn tới tính ƣớc lệ, tính nguyên tác, tính nội qui "là ngƣời

tốt giọng" trong mối quan hệ với ngƣời khác. Là ngƣời chủ động, sáng kiến, nhiệt tình đạt

đƣợc mục đích của nhóm, mong muốn giúp đỡ, cảm thấy mình là trung tâm của

26

sự chú ý, đáng đƣợc yêu và đƣợc thừa nhận, ngƣời cởi mở, là ngƣời đầm ấm và hữu nghị

trong các mối quan hệ.

- Vị tha: thƣờng xuyên hy sinh những hứng thú của mình mong muốn giúp đỡ tất cả

ngƣời khác, thƣơng xót tất cả, thông cảm với tất cả. Hay bị ám ảnh bởi sự giúp đỡ của mình

và tích cực quá đáng trong các mối quan hệ với ngƣời xung quanh. Vì ngƣời khác mà nhận

trách nhiệm về mình một cách không thích hợp, là loại nhân cách kín đáo, là loại ngƣời mâu

thuẫn.

Điểm thấp, là ngƣời trách nhiệm trong mối quan hệ với những ngƣời xung quanh, dịu

dàng, hiền lành, nhân hậu, lịch sự. Có mối quan hệ cảm xúc với mọi ngƣời biểu hiện ở sự

thƣơng xót, cảm tình, chăm sóc, an ủi, vuốt ve...

1.3- Vấn đề về bầu không khí tâm lý

Đã từ lâu các nhà tâm lý học xã hội đã chú ý nghiên cứu vấn đề về nhóm nhỏ, các đặc

thù thuộc nhóm, những công trình nghiên cứu và trong thực tế cuộc sống đã có nhắc tới bầu

không khí tâm lý. Bản thân khái niệm bầu không khí tâm lý tâm lý thực sự chƣa đƣợc nghiên

cứu đầy đủ và khoa học. Chính vì vậy sau nhiều năm khái niệm này có rất nhiều ý nghĩa khác

nhau. Các nhà tâm lý học và mọi ngƣời thƣờng sử dung thuật ngữ này với nội hàm của chúng

cũng rất khác nhau.

Từ những năm 20-30 của thế kỷ XX Macarencô đa nghiên cứu mối quan hệ, kiểu và

vai trò của tập thể. Ông nghiên cứu các thành viên họ khi đang sống trong tập thể sẽ phụ

thuộc nhau nhƣ thế nào? Mỗi một nhân cách riêng lẻ cần phải phối hợp những mong muốn

của riêng mình với mong muốn của những ngƣời khác. Thứ nhất: vì tập thể có tính thống

nhất, những mong muốn đầu tiên của tập thể của những ngƣời trong nhóm cần phải đƣợc

phối hợp, để các mục đích riêng lẻ trở thành các mong nuốn đƣợc chia sẻ trong mối quan hệ

với mục đích chung của nhóm. Các mục đích chung của nhóm cần phải đƣợc xác định thành

các mục đích riêng. Vì vậy những dấu hiệu chung, đặc trƣng cho tập thể, đó là:

- Sự hài hòa mối quan hệ và mục đích các nhân và mục đích tập thể.

- Các quan hệ phụ thuộc nhau một cách có trách nhiệm, giữa các thành viên trong

nhóm khi họ tham gia vào các công việc.

27

- Sẵn sàng hành động mang lại lợi ích và hứng thú với tâm trạng phấn khích và sảng

khoái.

- Tâm trạng đặc biệt của nhân cách trong tƣ tƣởng, tinh thần vững vàng (khỏe mạnh),

có khả năng tự thực hiện các công việc.

- Khả năng bảo vệ che chở cho nhóm.

- Khả năng ức chế về hành vi tâm lý và hành vi tay chân.

- Tin tƣởng vào tƣơng lai.

Khi Macarencô đƣa ra những tiêu chuẩn của tập thể, ông mong muốn dựa vào đó để

xác định kiểu làm việc của các nhân cách trong tập thể, và thực tế cho phép biết đƣợc những

đặc trƣng của tập thể bằng những đặc điểm tâm lý xã hội, những đặc điểm tâm lý xã hội này

sẽ hình thành bầu không khí tâm lý của nhân cách. Các quan điểm về lý thuyết của Macarenô

đƣợc ông phát triển chủ yếu nghiên cứu tập thể học sinh.

Vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX có làn sóng nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm

của bầu không khí tâm lý xã hội, mặc dù thuật ngữ này chƣa tìm ra. Ví dụ: E.B. Xopoxoba,

U.C. Maixurov, K.K. Palatonov đã từng nghiên cứu nội hàm bầu không khí tâm lý.

Đối với triết học Mác-xít U.C. Maixurov là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra thuật ngữ bầu

không khí tâm lý. Ông đã chú ý tới hiệu quả của công việc phụ thuộc vào bầu không khí tâm

lý. Ngƣời tiếp theo nghiên cứu khái niệm bầu không khí tâm lý là B.M.Sepel. Theo ông bầu

không khí tâm lý là lớp sơn cảm xúc của các mối liên kết tâm lý của con ngƣời trong tập thể,

nó xuất hiện dựa trên cơ sở gần gũi nhau, thiện cảm, sự giống nhau về tính cách, sở thích,

ham mê. Theo ông bầu không khí sản xuất của các mối quan hệ ngƣời với ngƣời đƣợc hình

thành từ ba loại bầu không khí.

Bầu không khí thứ nhất: bầu không khí xã hội đƣợc biểu hiện trong việc ý thức,

những mục đích công việc, bảo đảm sự tuân thủ các quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời công

dân.

Bầu không khí thứ hai: đó là bầu không khí đạo đức, nó xác định đƣợc các định

hƣớng đạo đức trong tập thể và đƣợc mỗi thành viên chấp nhận.

Bầu không khí thứ ba: bầu không khí tâm lý đó là bầu không khí không chính thức

đƣợc hình thành các thành viên trong nhóm khi họ tiếp xúc với nhau. Đó là môi trƣờng

28