Lỗi không nhận card mạng main gigabyte h61

Bạn có biết chiếc máy tính mà bạn đang sử dụng hàng ngày nếu muốn kết nối đến máy tính khác qua cáp hoặc Internet phải cần đến một linh kiện vô cùng quan trọng đó là card mạng hay không?

Vâng, card mạng [hay còn được biết đến với tên LAN adapter] là một linh kiện được tích hợp sẵn trên MainBoard có khả năng giúp máy tính có thể giao tiếp với máy tính khác thông qua Internet.

Khắc phục card mạng bị hỏng nhanh chóng và hiệu quả

Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng, vì một lý do nào đó mà card mạng của bạn bị hỏng và khiến máy tính của bạn không thể kết nối được với mạng Internet thì bạn nên giải quyết tình trạng này như thế nào?

Sau đây HocvieniT.vn sẽ giới thiệu tới các bạn một số phương pháp khắc phục tình trạng card mạng bị hỏng nhanh chóng và hiệu quả.

Thông thường nếu bạn gặp phải tình trạng máy tính không kết nối được Internet mà nguyên nhân không phải đến từ đường truyền hay mất mạng thì khả năng cao là card mạng onboard có vấn đề.

Để khắc phục lỗi card mạng onboard, bạn cần tiến hành thay thế bằng card mạng rời.

Bước 1: Xác định và lựa chọn card mạng rời phù hợp

Card mạng giao tiếp Pci

Đây là loại card mạng đã được sử dụng từ rất lâu và hiện nay vẫn được nhiều hãng tiếp tục sử dụng. Nếu MainBoard của bạn có khe cắm PCI thì một chiếc card mạng giao tiếp Pci với tốc độ 100 Mb/s sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn bởi nó có chi phí khá rẻ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet của bạn.

Card mạng giao tiếp Pci

Đầu chuyển USB sang RJ45

Đây là thiết bị được nhiều người sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi mà người dùng cần kết nối mạng Internet ngay lập tức nhưng vẫn chưa thể thay thế card mạng vào lúc đó. Mặc dù tốc độ truyền dữ liệu của thiết bị này khá chậm nhưng bù lại giá thành của thiết bị này khá rẻ và có thể giúp bạn giải quyết vấn đề khẩn cấp của mình.

Đầu chuyển USB sang RJ45

Card mạng giao tiếp Pci Express x1

Đây là loại card mạng mới được bán trên thị trường trong khoảng vài năm trở lại đây. Chính vì vậy, giá của chúng khá cao nên hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định mua nó.

Card mạng không dây Pci

Giống với card mạng giao tiếp Pci về cả hình dáng và kiểu giao tiếp nhưng card mạng không dây Pci không có cổng PJ-45 mà thay vào đó là một chiếc ăng-ten ngắn để thu và phát tín hiệu.

Card mạng không dây Pci

Card mạng PcMcia

Lưu ý: Loại card mạng này chỉ được sử dụng cho laptop.

Hầu hết các loại laptop sử dụng CPU có vi xử lý là Core 2 Dual trở về trước đều được tích hợp sẵn khe cắm PCMCIA. Do đó, nếu máy tính bạn có khe cắm PCMCIA thì card mạng PcMcia là một sự lựa chọn không tồi.

Card mạng PcMcia

Tuy nhiên card mạng PcMcia lại có nhược điểm khá lớn đó là độ ổn định không cao. Hơn nữa, loại card này còn khó tháo lắp và có khi còn làm máy tính xuất hiện tình trạng bị treo trong quá trình cài đặt card mạng.

Card mạng Express

Loại card này được các nhà sản xuất cho ra đời với mục đích thay thế cho card mạng PcMcia. Thế nhưng, loại card này chỉ phù hợp với các loại máy đời mới có khe cắm Express card.

Card mạng USB

Tên đầy đủ của card mạng USB là thiết bị bắt sóng không dây giao tiếp cổng USB. Ngay từ tên của thiết bị đã chỉ ra rằng thiết bị kết nối với máy tính thông qua cổng USB và thiết bị này cũng mang trong mình đầy đủ tính năng và các ưu điểm vượt trội của một thiết bị không dây.

Bước 2: Lắp đặt card mạng rời mới

Phụ thuộc vào từng loại card mạng rời mà lại chia ra thành các cách lắp đặt khác nhau. Chính vì vậy, nếu bạn đã xác định được loại card mạng phù hợp thì có thể tìm kiếm cách lắp đặt tương ứng hoặc bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của các kỹ thuật viên sửa chữa.

Bước 3: Khắc phục card onboard xung đột với card rời mới [nếu có]

Nếu sau khi bạn lắp đặt card mạng rời mới mà thấy có tình trạng mạng Internet khi lướt Web bị chập chờn và thậm chí là bị treo thì khả năng cao là card onboard của bạn đã xung đột với card mạng rời mới.

Khi đó, để khắc phục bạn nên tắt card onboard như sau:

Bước 1: Truy cập vào BIOS bằng cách khởi động lại máy, đồng thời nhấn liên tục một phím [Tùy thuộc vào từng loại máy khác nhau mà quy định một phím nhất định để truy cập vào BIOS].

BIOS

Bước 2: Trong màn hình làm việc của BIOS, bạn tìm kiếm mục quản lý các thiết bị onboard được lắp đặt trên MainBoard.

Bước 3: Tại đây, bạn chỉ cần nhấn vào tên loại card onboard mà bạn đang sử dụng và chọn Disable.

Bước 4: Cuối cùng bạn khởi động lại máy là xong.

Trên đây là chia sẻ của HocvieniT.vn về cách khắc phục card mạng bị hỏng nhanh chóng và hiệu quả. Hi vọng chúng giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy tính cũng như trong học tập. Chúc bạn thành công!

Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính khác thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất của HocvieniT.vn nhé.

Bài viết có liên quan: Giới thiệu quy trình thiết lập card mạng LAN

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT MST: 0108733789 Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001 Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: //bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Chủ Đề