Lục lạp nằm ở đâu trong tế bào

V. TI THỂ

1. Cấu trúc

- Ti thể là một bào quan có 2 lớp màng bao bọc:

+ Màng ngoài trơn không gấp khúc.

+ Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.

- Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.

2. Chức năng

- Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng phân tử ATP.

VI. LỤC LẠP

- Là bào quan chỉ có ở thực vật.

1. Cấu trúc

- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.

- Phía trong:

+ Chất nền không màu có chứa ADN và ribôxôm.

+ Hệ thống túi dẹt gọi là tilacôit $ \longrightarrow$ Màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzim quang hợp $ \longrightarrow$ Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana $ \longrightarrow$ Các grana nối với nhau bằng hệ thống màng.

2. Chức năng

- Có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học.

- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.

VII. MỘT SỐ BÀO QUAN KHÁC

1. Không bào

- Cấu trúc: Phía ngoài có một lớp màng bao bọc. Trong là dịch bào chứa chất hữa cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.

- Chức năng: Tùy từng loại tế bào và tùy loài:

+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải.

+ Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng [tế bào thực vật].

+ Ở động vật nguyên sinh có không bào tiêu hóa và không bào co bóp phát triển.

2. Lizôxôm

- Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ, có 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thủy phân.

- Chức năng: Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, bào quan già. Góp phần tiêu hóa nội bào.



Câu hỏi:Cấu tạo và chức năng của lục lạp

Lời giải:

Cấu tạo của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

Chức năng của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. lục lạp chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về lục lạp nhé!

1. Định nghĩa lục lạp

Lục lạp là mộtbào quanở các loài sinh vật quang hợp [nhiều nhất làthực vậtvàtảo], cũng là đơn vị chức năng trong tế bào. Những khám phá đầu tiên về loại bào quan này được cho là củaJulius von Sachs[1832–1897], một nhà thực vật học.

Lục lạp thuộc một nhóm bào quan rộng hơn gọi làlạp thể[plastid], đặc trưng bởi nồng độchất diệp lụccao, những lạp thể khác, nhưvô sắc lạp[leucoplast] vàsắc lạp[chromoplast] chứa ít diệp lục và không thực hiện chức năng quang hợp.

Lục lạp rất linh động trong cơ thể thực vật, nó có thể dễ dàng di chuyển trong tế bào thực vật, thi thoảng thắt lại để thực hiện quá trình phân đôi tế bào. Hoạt động của lục lạp chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như: màu sắc và cường độ ánh sáng. Lục lạp không tạo ra từ tế bào thực vật mà lục lạp được tạo ra từ quá trình phân bào của cơ thể.

Trong lục lạp, cấu trúc quan trọng nhất là hệ thống cột hình mạng lưới nằm trong các chất nền. Hệ thống này bao gồm các cột grana được nối với nhau bởi các tấm gian cột có cấu tạo màng lipoprotein. Mỗi cột đều là một hệ thống túi dẹt hình dĩa xếp chồng lên nhau để tạo thành cấu trúc tấm nên nó còn được gọi là cột hình tấm grana lamella hoặc là tilacoit. Đây là nơi diễn ra các phản ứng phân ly nước và tổng hợp phân tử ATP.

Các túi dẹt được cấu tạo từ màng lipo protein [dày khoảng 7 mm] có đường kính 0,6mm, dày 20 mm, giúp giới hạn xoang tilacoit. Và màng tilacoit chứa các cấu trúc hạt hình nấm có kích thước 10 - 20 mm, là phức hệ ATP- sintetase. Sắc tố diệp lục nằm trên màng tilacoit nên grana có màu lục.

Với cấu trúc này thì màng trong của lục lạp hoàn toàn khác ty thể vì nó không xếp lại thành crista và cũng không chứa chuỗi chuyền điện tử.

2. Thành phần hóa học của lục lạp

Trong lục lạp có chứa đến 80% loại protein không hòa tan có liên kết với lipit ở dạng lipoprotein. Clorophyl là một trong những thành phần thuộc hệ sắc tố quang hợp của lục lạp, bao gồm diệp lục a [C55H72O5N4Mg] và diệp lục b [C55H70O6N4Mg]. Các phân tử clorophyl có cấu trúc không đối xứng gồm một đầu ưa nước được do 4 vòng pirol xếp xung quanh nguyên tử magie tạo thành và một đuôi dài là mạch kị nước.

Bên cạnh Corophyl, Caroic [gồm cóCarotin C40H56 và xantophyl C40H56On] cũng là những sắc tố khác màu có trong lục lạp, tuy nhiên, nó thường bị màu lục của clorophyl che lấp. Chúng chỉ có cơ hội xuất hiện vào mùa thu, thời điểm mà lượng Clorophyl bị sụt giảm đi khá nhiều.Ở tảo và thực vật thủy sinh thì sắc tố quang hợp là Phicobilin. Đây là nhóm sắc tố đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ ánh sáng lục [550 nm] và vàng [612 nm] trong ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra, trong lục lạp cũng có chứa axit nucleic, ARN [hàm lượng từ 2 - 4 % khối lượng khô], ADN [0,2 - 0,5% khối lượng khô], các chất truyền năng lượng, enzim, NADP, cytocrom, plastokinon, reductasa, atp-sintetase, plastoxiamin, ferredonxin và các enzim của chu trình calvin.

3. Tại sao lục lạp có màu xanh lục?

Lục lạp có màu xanh lục vì chúng chứa chấtdiệp lục,sắc tốquan trọng choquá trình quang hợp.Chất diệp lục xuất hiện ở một số dạng riêng biệt.Chất diệp lục avà blà những sắc tố chính được tìm thấy ở thực vật bậc cao và tảo lục.

4. Lục lạp được tìm thấy ở đâu?

Lục lạp có trong tế bào của tất cả các mô xanh củathực vậtvàtảo.Lục lạp cũng được tìm thấy trong các mô quang hợp không có màu xanh lục, chẳng hạn như các cánh màu nâu củatảo bẹ khổng lồhoặc lá đỏ của một số loại cây nhất định.Ở thực vật, lục lạp tập trung đặc biệt ở cáctế bào nhu môcủa trungbìlá [các lớp tế bào bên trong củalá].

Video liên quan

Chủ Đề