Mã số bhxh tìm ở đâu

Bởi ebh.vn - 16/07/2019

Mã số bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội có giống nhau hay không là thắc mắc mà nhiều người lao động đặt ra khi tìm hiểu về sổ BHXH. Để giải đáp về vấn đề này, eBH xin gửi đến người lao động bài viết hướng dẫn chi tiết. 

Quy định mới về mã số BHXH. 

I. Mã số bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, quy định chi tiết về mã số BHXH và số sổ BHXH như sau:

  • Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”

Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

  • Sổ BHXH được cấp mới, cấp lại theo mẫu [mới] từ ngày 01/8/2017.

Như vậy, theo mẫu sổ BHXH mới sẽ thay thế cụm từ "Số sổ:" in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”. Về bản chất thì Số sổ BHXH và Mã số BHXH là như nhau.

II. Cách tra mã số bảo hiểm xã hội

Như đã nói ở trên cụm từ “Số sổ” Bảo hiểm xã hội l được thay bằng “Mã số” và mã số BHXH này là mã định danh duy nhất được cấp cho một cá nhân ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời. 

1. Nguyên tắc cấp Mã số BHXH

  • a. Mã số BHXH bao gồm 10 ký tự bằng số
  • b. Mã số BHXH được kết nối với dữ liệu hộ gia đình
  • c. Người tham gia đã có sổ BHXH thì được bảo lưu số sổ BHXH làm mã số BHXH.
  • d. Mã số BHXH được thể hiện trên Sổ BHXH và Thẻ BHYT

2. Cách kiểm tra số sổ bảo hiểm xã hội 

Bảo hiểm Xã Hội [BHXH] Việt Nam có thay đổi cách hướng dẫn cách tra số bảo hiểm xã hội. Và để tra cứu mã số BHXH người dùng thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Người lao động truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam TẠI ĐÂY và tích chọn Tra cứu trực tuyến: 

Người lao động tích chọn ‘Tra cứu trực tuyến’ tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam. 

Sau đó, người lao động tích chọn “Tra cứu mã số BHXH”.

Bước 2: Thực hiện tra cứu mã số BHXH 

Người lao động điền đầy đủ các thông tin của mình vào các trường có [*] như sau:

  • Tỉnh/TP:  Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH
  • Họ tên
  • Ngày sinh/ Năm sinh 
  • Nhấn chọn “Không phải người máy” 

Người lao động điền đầy đủ thông tin để tra cứu BHXH. 

Bước 3: Kết quả trả về

Người lao động điền đủ 3 thông tin trên thì người lao động nhấn “Tra cứu” khi đó cơ quan BHXH sẽ trả về cho người lao động kết quả về các thông tin sau:

  • Mã số BHXH
  • Họ và tên
  • Giới tính
  • Ngày sinh 
  • Mã hộ
  • Địa chỉ
  • Trạng thái: Đã đồng bộ

Kết quả trả về từ cơ quan BHXH. 

Như vậy, bài viết trên đây bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến người lao động cách tra số BHXH và quy định mới của người lao động về thay đổi cách gọi “Số sổ” thành “Mã sổ” BHXH. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho người lao động khi tra cứu mã số BHXH.

✅ Tin liên quan:

Cách 1: Tra trên thẻ BHYT

Theo Khoản 2 Điều 3 Quyết định 346/QĐ-BHXH ngày 28/3/2019, mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Theo Khoản 4 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 thì Mười ký tự cuối của mã thẻ BHYT là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT.

Như vậy, mã số BHXH của một cá nhân chính là 10 kí tự cuối của mã thẻ BHYT của người đó.

Ví du: Ông A có mã thẻ BHYT là: CN 3 01 0003500099 thì mã số BHXH của ông A là : 0003500099

Cách 2: Tra trên tờ bìa sổ BHXH

Theo quy định của pháp luật hiện hành, NLĐ sẽ tự giữ và bảo quản sổ BHXH của mình chứ không phải doanh nghiệp. Vì vậy, khi cần thông tin về mã số BHXH, người lao động có thẻ tra mã 10 số được in trên tờ bìa sổ.

Cách 3: Tra cứu mã số BHXH trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam

Bước 1. Truy cập TẠI ĐÂY

Bước 2. Nhập các thông tin sau:

- Tỉnh/TP [*]: Theo nơi đăng ký thường trú

- Họ tên [*]: Sẽ có 02 lựa chọn cho bạn đó là Gõ tên “Không dấu” hoặc  “Có dấu”, tùy theo người tra cứu.

Tuy nhiên ở đây cũng lưu ý, mặc địch của website là có dấu, khi gõ tên cần gõ đúng chính tả. Ví dụ: Tên bạn là Huệ, nếu gõ dấu nặng trước sẽ cho kết quả là Hụê, khi đó sẽ không cho ra kết quả tra cứu.

- Nhập ít nhất 1 trong các thông tin bắt buộc sau: Ngày sinh/năm sinh hoặc Số CMND

Bước 3. Click vào Tra cứu để có mã số BHXH        

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Ngày đăng: 14:51 - 02/12/2021 Lượt xem: 20378 Cỡ chữ

   Mã số bảo hiểm xã hội là mã số định danh duy nhất của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Trong nhiều trường hợp người lao động sẽ cần đến mã số này để có thể tra cứu các thông tin BHXH của mình hoặc để làm hồ sơ giấy tờ cần thiết. Vậy khi không nhớ mã số bảo hiểm xã hội phải làm thế nào?.

Không nhớ mã số bảo hiểm xã hội người tham gia có thể tra cứu bằng nhiều cách.

1. Giải pháp khi không nhớ mã số bảo hiểm xã hội

Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế [khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH]. Mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp một mã số riêng biệt, mã số này gồm 10 chữ số, được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.

Người lao động không nhớ mã số bảo hiểm xã hội [BHXH] trong nhiều trường hợp sẽ gây bất tiện hoặc khó khăn cho người lao động, cụ thể như:

  • Không truy cập được vào ứng dụng VssID

  • Không thể điền và hoàn tất hồ sơ giấy tờ trong nhiều trường hợp

  • Không tra cứu được các thông tin BHXH.

Nhằm giúp người lao động có thể tra cứu mã số BHXH của mình một cách nhanh chóng và chính xác người lao động có thể thực hiện các biện pháp tra cứu mã số BHXH nhanh và chính xác thông qua tin cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam, thông qua thẻ BHYT hay thông qua sổ BHXH.

2. Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam

Để thực hiện tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH Việt Nam người lao động thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH Việt Nam

Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH Việt Nam theo đường link: //baohiemxahoi.gov.vn/. Sau đó nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến”

Hoặc truy cập mục “Tra cứu trực tuyến” nhanh TẠI ĐÂY

Bước 2: Nhập thông tin cá nhân.

Trên menu tra cứu trực tuyến chọn mục “Tra cứu mã số BHXH”. Khi giao diện mới hiện ra thực hiện nhập các thông tin cá nhân gồm: Tên tỉnh thành phố; Mã số BHXH; Ngày sinh; Số CMND...

Lưu ý: 

  • Các mục có dấu [*] là các mục bắt buộc phải nhập

  • Nhập thêm trường số CMND và ngày sinh để việc tra cứu được thực hiện nhanh và chính xác.

Bước 3: Bấm tra cứu

Sau khi nhập đầy đủ các dữ liệu tích chọn ô “Tôi không phải là người máy” rồi bấm chọn “Tra cứu”. Khi này hệ thống sẽ tự động trả kết quả là mã số bảo hiểm xã hội như sau:

3. Tra cứu thông qua thẻ bảo hiểm y tế

Trong trường hợp bạn có mang theo thẻ BHYT có thể thực hiện tra cứu mã số BHYT theo cách sau: 

Tra cứu trên mẫu thẻ BHYT mẫu cũ: 

Mã số bảo hiểm xã hội chính là 10 số cuối của mã số thẻ BHYT. Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm 04 ô:

- Ô đầu tiên gồm 02 chữ cái, là mã đối tượng tham gia BHYT.

- Ô thứ 2 được ký hiệu bằng số [theo số thứ tự từ 1 - 5] là mức hưởng BHYT.

- Ô thứ 3 được ký hiệu bằng số [từ 01 đến 99] là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.

- Ô thứ 4 gồm 10 số tự nhiên, chính là mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia.

Tra cứu mã số BHXH trên mẫu thẻ BHYT cũ.

Mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia cũng chính là 10 ký tự cuối thuộc ô số 4 của mã số BHYT trên thẻ BHYT cũ.

Tra cứu trên mẫu thẻ BHYT mẫu mới:

Đối với mẫu thẻ BHYT mới, mã số thẻ BHYT trùng với mẫu số BHXH của người tham gia. Chính vì vậy bạn chỉ cần tra cứu mã số BHYT trên thẻ BHYT là đã có thể biết được mã số BHXH của mình.

Tra cứu trên mẫu thẻ BHYT mẫu mới.

4. Tra cứu mã số BHXH trên sổ BHXH

Quyết định 595 đã nêu ở trên, mã số bảo hiểm xã hội được thể hiện ngay trên sổ bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động đang giữ sổ BHXH [theo quy định tại Khoản 3, Điều 19, Luật bảo hiểm xã hội] có thể tra cứu ngay trên sổ BHXH. 

Tra cứu mã số BHXH thông qua sổ BHXH.

Cụ thể mã số bảo hiểm xã hội là mã số gồm 10 ký tự số được in ngay trên bìa sổ của người tham gia. 

Trong trường hợp, người lao động vẫn chưa được người sử dụng lao động giao sổ để giữ thì có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội bằng các cách đã nêu trên.

Như vậy, khi không nhớ sổ BHXH người lao động sẽ có rất nhiều cách để tra cứu thông tin. Cách tra cứu nhanh được sử dụng nhiều nhất đó là tra cứu thông qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH Việt Nam. Để được hướng dẫn tra cứu các thông tin tham gia BHXH, quá trình đóng và hưởng BHXH người lao động có thể truy cập website để được hướng dẫn.

>>>> Tin liên quan: Mất sổ bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề