Mẫu sổ kho nhập xuất tồn

Để theo dõi tình trạng vật tư, hàng hóa nhập, xuất, tồn hàng kỳ, kế toán phải lập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa. Mời bạn đọc tham khảo và tải về mẫu Bảng tổng hợp này tại bài viết dưới đây.

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa là tài liệu dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn đầu kỳ, cuối kỳ của vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa trong kho của doanh nghiệp. Căn cứ để lập bảng là sổ chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa.

Sổ chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa.

Bảng tổng hợp này thường được lập vào cuối kỳ. Có thể là cuối tháng, cuối quý, cuối năm tùy theo mỗi doanh nghiệp.

Để việc theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn dễ dàng hơn, kế toán thường lập Bảng tổng hợp và theo dõi trên Excel. Ketoan.vn xin cung cấp cho bạn đọc mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa [file Excel] dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo và tải về TẠI ĐÂY.

Hướng dẫn ghi Bảng Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa

Phần thông tin cơ bản

– Dòng “Đơn vị”, “Địa chỉ”: điền tên đơn vị và địa chỉ của đơn vị có Bảng tổng hợp này.

– Dòng “Số hiệu tài khoản”: số tài khoản của đối tượng cần theo dõi. Ví dụ lập bảng tổng hợp cho đối tượng là vật liệu: điền TK 152.

– Dòng “Tên tài khoản”: điền tên tài khoản. Ví dụ tài khoản hàng hóa, tài khoản vật liệu,…

– Cột “STT”: điền số thứ tự của từng loại vật tư, hàng hóa.

– Cột “Mã số”: điền mã vật tư, hàng hóa. Mã này có thể lấy từ phần “Mã số” trong Sổ chi tiết của vật tư, hàng hóa hoặc trong bảng danh mục hàng hóa.

– Cột “Tên vật tư, hàng hóa”: điền tên đầy đủ của từng vật tư, hàng hóa.

– Cột “ĐVT”: điền đơn vị tính của từng loại vật tư, hàng hóa tương ứng.

Số liệu nhập, xuất, tồn

– Cột “Tồn đầu kỳ”:

+ “Số lượng”: đây là số lượng vật tư, hàng hóa tồn đầu kỳ. Lấy số liệu phần “Số lượng” của cột “tồn cuối kỳ” kỳ trước sang. Hoặc lấy số liệu ở phần “số lượng” của cột “Tồn đầu kỳ” trong Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa.

+ Cột “Thành tiền”: điền tương tự cột “Số lượng”.

Lưu ý: nếu vật tư, hàng hóa phát sinh kỳ này là kỳ đầu tiên thì Số lượng và Thành tiền tồn đầu kỳ bằng 0.

– Cột “Nhập trong kỳ”:

+ Cột “Số lượng”: lấy số liệu ở phần tổng số lượng nhập trong kỳ từ Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa sang.

+ Cột “Thành tiền”: lấy số liệu ở phần tổng số tiền nhập vật tư, hàng hóa trong kỳ từ Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa sang.

– Cột “Tồn cuối kỳ”:

+ Cột “Số lượng”: số lượng tồn cuối kỳ được xác định theo công thức sau:

Số lượng tồn cuối kỳ = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ – Số lượng xuất trong kỳ

+ Cột “Thành tiền”: kết quả cột này được xác định theo công thức sau:

Thành tiền tồn cuối kỳ = Thành tiền tồn đầu kỳ + Thành tiền nhập trong kỳ – Thành tiền xuất trong kỳ

– Dòng “Cộng”: cộng các số liệu cột “Thành tiền” ở các mục “Tồn đầu kỳ”, “Nhập trong kỳ”, “Tồn cuối kỳ”.

Trên đây là mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa. Mời bạn đọc tham khảo và tải về sử dụng. Chúc các bạn thành công.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET hỗ trợ doanh nghiệp tự động tính giá xuất kho theo nhiều phương pháp: Bình quân cuối kì, Bình quân tức thời… và tính giá xuất cho từng hàng hóa. Đồng thời Cho phép nhập kho, xuất kho; quản lý, theo dõi hàng hóa theo nhiều đặc tính như: màu sắc, size, số máy, số khung…

Để tìm hiểu chi tiết hơn về nghiệp vụ quản lý kho trên phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị vui lòng đăng ký tại link dưới đây:

Thẻ kho là một dạng chứng từ rời nhằm theo dõi hoạt động, số lượng xuất - nhập - tồn của từng loại nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho. Thẻ kho là loại giấy tờ được lập bởi kế toán, quản lý kho, theo đó thì nội dung của thẻ kho sẽ bao gồm nội dung ghi chép về số lượng của hàng hóa nhập vào và số lượng hàng hóa bị tồn đọng ở trong kho.

Mỗi một thẻ kho chỉ được sử dụng cho một loại hàng hóa, người được quản lý kho thực hiện. Tổng hợp tất cả những thẻ kho ghi rời theo từng tháng sẽ được đóng lại thành quyển, được gọi là sổ kho. Trong sổ kho sẽ có chữ ký của Giám đốc, những người có liên quan đến công tác quản lý kho bãi. Quyển sổ kho này sẽ được nộp cho kế toán để phục vụ trong công việc như chi phí, tính các khoản tiền có liên quan. Những số liệu trong thẻ kho có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của đơn vị đó.

Thẻ kho có vai trò như thế nào?

Thẻ kho có sự liên quan mật thiết với công việc của kế toán. Tất cả thông tin về số lượng hàng nhập  xuất, số lượng hàng tồn ... sẽ là nguồn thông tin chính để kế toán thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Tình hình doanh thu, lợi nhuận trong kỳ;
  • Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh;
  • Tính nguồn vốn, tài sản doanh nghiệp;
  • Đối chiếu, so sánh số lượng hàng hóa nhập với hàng hóa thực tế trong kho.

Thẻ kho chính là tài liệu quan trọng, quyết định tiến độ và kết quả công việc của kế toán, vì vậy những ai nhận nhiệm vụ quản lý kho phải cập nhật chính xác thông tin thẻ kho mỗi ngày. Thông qua số liệu được ghi nhận trong thẻ kho, chủ doanh nghiệp sẽ bao quát được tình hình xuất nhập tồn, kinh doanh của từng loại mặt hàng cụ thể, từ đó sẽ đưa ra các kế hoạch kinh doanh cũng như giải pháp phù hợp cho hàng tồn kho.

Thẻ kho có bắt buộc không?

Thẻ kho là tài liệu không bắt buộc. Hiện nay, chưa có quy định nào bắt buộc phải lập thẻ kho. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, tổ chức vẫn nên lập Thẻ kho để tổng hợp các thông tin liên quan về sản phẩm, hàng hóa trong kho. Thẻ kho được lập thì mới có sổ kho, khi kế toán tổng hợp các thông tin liên quan về sản phẩm, hàng hóa trong kho thì cần đến sổ kho để ghi nhận lại số liệu cụ thể, chính xác. Đối với những mô hình kinh doanh nhỏ và vừa, việc sử dụng thẻ kho sẽ giải đáp phù hợp giúp chủ kinh doanh và nhân viên kho có thể quản lý toàn bộ sản phẩm một cách dễ dàng trên tất cả các kênh, hạn chế tối đa sai sót cũng như đảm bảo khả năng vận hành một cách hiệu quả.

Lưu ý khi làm việc với thẻ kho [sổ kho]:

  • Kế toán lập ra thẻ kho sẵn mẫu để gửi lại cho thủ kho, quản lý kho, sau đó ghi lại những thông tin cần thiết theo yêu cầu của mẫu thẻ kho. Đến cuối mỗi ngày thì kế toán cần kiểm tra đồng thời xác nhận các thông tin trong thẻ kho, nếu có sai sót phải điều chỉnh cho đúng và hợp lý;
  • Để độ chính xác cũng như dễ kiểm soát kho hàng thì nhân viên thủ kho nên ghi lạu và thực hiện đều đặn hàng ngày, kiểm soát một cách chính xác tránh tình trạng chênh lệch về thông tin của hàng hóa hoặc sản phẩm trong kho hàng.

Như vậy, thẻ kho [sổ kho] có vai trò rất quan trọng là cơ sở để doanh nghiệp đối chiếu số lượng hàng hóa, sản phẩm, ... giữa nhập kho và xuất kho để đề ra phương hướng cân đối và xử lý hàng tổn khô, đồng thời là cơ sở để xác định trách nhiệm của thủ kho.

 

2. Cách lập thẻ kho [sổ kho]

Mẫu thẻ kho hàng hóa sẽ được phòng kế toán lập và in ra sẵn, sau đó sẽ được chuyển qua cho thủ kho. Thủ kho sẽ dựa vào phiếu xuất nhập khi hàng ngày để ghi thông tin chính xác, đầy đủ nội dung vào trong thẻ kho. Việc lập sổ kho được dùng làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho.

Thẻ kho là sổ tờ rời, nếu đóng thành quyển thì gọi là " sổ kho" và thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển " sổ kho" hoặc " thẻ kho" sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.

Lưu ý: Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu,, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng nhãn hiệu, quy cách cùng một kho. Bộ phận phòng kế toán sẽ lập thẻ và ghi các chỉ tiêu bao gồm : tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm , hàng hoá, sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.

Mẫu thẻ kho sẽ có những nội dung chính như sau:

  • Thông tin số kho, ghi rõ người lập thẻ kho và số tờ in thẻ kho;
  • Tên hàng hóa, sản phẩm, nhãn hiệu;
  • Thông tin về chi tiêu sản phẩm và yêu cầu chất lượng sản phẩm;
  • Thông tin về Mã số thẻ kho.

Thẻ kho sẽ được kẻ bảng, theo đó mỗi cột sẽ tương ứng với từng nội dung khác nhau,  cụ thể như sau:

  • Cột A: Ghi số thứ tự;
  • Cột B: Ghi ngày tháng năm của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;
  • Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;
  • Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
  • Cột F: Thời gian ngày nhập, xuất kho.

Các cột sẽ ghi tất cả thông tin về hàng hóa:

  • Cột 1: Số lượng hàng hóa đã nhập kho;
  • Cột 2: Số lượng hàng hóa đã xuất kho;
  • Cột 3: Số lượng hàng hóa tồn sau mỗi lần nhập xuất, phần này sẽ tổng hợp và ghi lại vào cuối ngày.

Cuối cùng là cột G có chữ ký xác nhận của kế toán khi đã kiểm tra xong các thông tin. Phần cuối cùng bảng từ cột E đến cột G là thống kê số liệu tổng cuối kỳ. Thẻ kho được đóng thành quyển sẽ lập thành sổ khi thì phải cần có số thứ tự của trang.

Cuối thẻ kho là chữ ký và ghi rõ họ tên, có dấu mộ của những người có liên quan như thủ quỹ, kế toán, giám đốc bộ phận.

Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư sẽ xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho ở Cột G.

Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.

 

3. Mẫu thẻ kho [sổ kho] mới nhất 

Vì tính chất quan tọng của thẻ kho, Bộ Tài chính có ra thông tư số 200 và 133 về hướng dẫn và quy định cách lập thẻ kho hàng hóa. Mọi thông tin trong thẻ kho phải được ghi chép chính xác, phản ánh đúng hoạt động của sản phẩm trong kho, như vậy việc quản lý, xây dựng định hướng mới thực sự có đúng đắn và có hiệu quả. Theo đó, hiện nay có thể sử dụng một trong hai mẫu này để tiến hành lập thẻ kho.

- Mẫu thẻ kho số S12 - DN ban hành kèm theo theo thông tư số 200/2014/ TT-BTC đối với doanh nghiệp, cụ thể dưới đây:

 

- Mẫu thẻ kho số S08 - DNN quy định tại Thông tư 133/2016/ TT-BTC đói với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể dưới đây:

 

Đơn vị: Công ty TNHH Nguyễn Hoàng A

Địa chỉ: 12x, đường Nguyễn Thị Định, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Mẫu số S08 - DNN

[Ban hành theo Thông tư số 133/2016/ TT-BTC

ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính]

 

THẺ KHO [SỔ KHO]

 

Người lập thẻ: Nguyễn Văn A

Tờ số: 15x

- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Bàn gỗ, nhãn hiệu LGXX

- Đơn vị tính: Cái 

- Mã số: 125xxx

- Sổ này có 0X trang, đánh số từ trang 01 đến trang 0X

- Ngày mở sổ: ngày 15 tháng 0x năm 2022.

Người lập biểu

[Ký, họ tên]

 

Nguyễn Văn A

Kế toán trưởng

[Ký, họ tên]

 

Nguyễn Văn B

Ngày 15 tháng 0x năm 2022

Người đại diện theo pháp luật

[Ký, họ tên, đóng dấu]

 

Hoàng Văn C

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về mẫu thẻ kho [sổ kho] bằng excel mới nhất  theo quy định và một số vấn đề liên quan khác, hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho quý khách hàng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm và theo dõi bài viết của công ty Luật Minh Khuê!

Chủ Đề