Mẹ vắng nhà ngày bão lớp 3 tác giả

Trong gia đình Việt Nam, người mẹ có một vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam mang trong mình những đức tính quý báu từ lâu đời, đó là: trung hậu, đảm đang, thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, chăm lo cuộc sống hằng ngày chu đáo…

Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: “Hai chiếc giường ướt một – Ba bố con nằm chung”.

Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức.

Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: “Vẫn thấy trống phía trong – Nằm ấm mà thao thức”. Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: “Nghĩ giờ này ở quê – Mẹ cũng không ngủ được”.

“Cơn mưa dài” ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: “Thương bố con vụng về – Củi mùn thì lại ướt”. Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa – thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được.

Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.

Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: “Bố đội nón đi chợ – Mua cá về nấu chua”. Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con – Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh “Bố đội nón” thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.

Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố.

Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: “Thế rồi cơn bão qua – Bầu trời xanh trở lại”. Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà”. Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối “đòn bẩy” để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của anh góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động.

Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão là một thi phẩm đặc sắc giàu ý nghĩa sâu sắc. Tác giả muốn tôn vinh vị trí và lòng biết ơn của những người mẹ đã hi sinh cho gia đình. Đồng thời thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên khi gặp khó khăn, trắc trở. Bài thơ đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị và được ca tụng mạnh mẽ. Hãy đón xem và cảm nhận nhé!

admin27 Tháng Sáu, 201925 Tháng Ba, 2020

admin14 Tháng Sáu, 201925 Tháng Ba, 2020

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Tập đọc: Mẹ vắng nhà ngày bão trang 31 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Mẹ vắng nhà ngày bão để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:

Tập đọc: Mẹ vắng nhà ngày bão – Tiếng Việt 3

I. Hướng dẫn đọc Mẹ vắng nhà ngày bão

- Cần chú ý các từ dễ phát âm sai và viết sai: bão nổi, chặn lối, thao thức, no bữa,...

- Khi đọc cần ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

II. Nội dung chính bài Mẹ vắng nhà ngày bão

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ đến nhau, hết lòng yêu thương nhau.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1 [trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Ngày bão mẹ vắng nhà, ba bố con đều vất vả. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung. Củi mùn để nấu cơm thì bị ướt nên khi đun nấu khói làm mắt đỏ hoe. Ba bố con phải đảm nhiệm mọi việc: chị hái lá nuôi thỏ, em chăn đàn vịt, bố đi chợ mua cá về nấu canh chua.

Câu 2 [trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau:

- Ba bố con luôn nghĩ đến mẹ:

“Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được”

- Mẹ thì thương ba bố con phải lo nấu nướng:

“Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt.”

Câu 3 [trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ trở về.

“Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.”

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 khác:

Tập đọc: Người mẹ

Kể chuyện: Người mẹ

Chính tả: Nghe – viết: Người mẹ

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Gia đình

Tập viết: Ôn chữ hoa: C

Tập đọc: Ông ngoại

Chính tả: Nghe – viết: Ông ngoại

Tập làm văn: Nghe – kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn

Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối.

Trong gia đình Việt Nam, người mẹ có một vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam mang trong mình những đức tính quý báu từ lâu đời, đó là: trung hậu, đảm đang, thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, chăm lo cuộc sống hằng ngày chu đáo...Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: “Hai chiếc giường ướt một - Ba bố con nằm chung”.Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: “Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức”. Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: “Nghĩ giờ này ở quê - Mẹ cũng không ngủ được”.“Cơn mưa dài” ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: “Thương bố con vụng về - Củi mùn thì lại ướt”. Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa - thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được. Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: “Bố đội nón đi chợ - Mua cá về nấu chua”. Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con - Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh “Bố đội nón” thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố. Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: “Thế rồi cơn bão qua - Bầu trời xanh trở lại”. Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng “Mẹ về như nắng mới - Sáng ấm cả gian nhà”. Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối “đòn bẩy” để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của anh góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động.


Nguyễn Ngọc Phú

tửu tận tình do tại

Video liên quan

Chủ Đề