Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào

Bài 45: Lai hai cặp tính trạng – Câu 1,2, trang 19, SGK Sinh học lớp 9. 1.Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình nhu thê nào? 2.Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.

1. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình :

– Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như sau: Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do mỗi căp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền [gen] quy định. Cơ thế mẹ giảm phân cho một loại giao tử ab, sự thụ tinh của 2 loại giao tuwrr này tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen là AaBb.

+ Khi cơ thể lai F1 giảm phân, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng, cụ thể A và a tổ hợp tự do như nhau với B và b đã tạo ra bốn loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là AB, Ab, aB và ab.

– Những điều kiện nghiệm đúng định luật phân li độc lập các cặp tính trạng:

+ P phải thuần chủng

Quảng cáo

+ Số lượng cá thể ở thế hệ lai để phân tích phải đủ lớn.

+ Các cặp gen phải phân li độc lập.

2. Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.

Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

Soạn sinh học 9 bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Soạn sinh học 9 bài 55: Hạn chế ô nhiễm môi trường [tiếp theo]

Soạn sinh học 9 bài 54: Ô nhiễm môi trường

Soạn sinh học 9 bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Soạn sinh học 9 bài 50: Hệ sinh thái

Soạn sinh học 9 bài 49: Quần xã sinh vật

Soạn sinh học 9 bài 48: Quần thể người

Soạn sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật

Soạn sinh học 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Soạn sinh học 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Soạn sinh học 9 bài 40: Ôn tập phần Di truyền và biến dị

Soạn sinh học 9 bài 35: Ưu thế lai

Soạn sinh học 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Soạn sinh học 9 bài 32: Công nghệ gen

Soạn sinh học 9 bài 31: Công nghệ tế bào

Soạn sinh học 9 bài 30: Di truyền học với con người

Soạn sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Soạn sinh học 9 bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Soạn sinh học 9 bài 25: Thường biến

Soạn sinh học 9 bài 24: Đột biến số lượng NST [tiếp theo]

Soạn sinh học 9 bài 23: Đột biến số lượng NST

Soạn sinh học 9 bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Soạn sinh học 9 bài 21: Đột biến gen

Soạn sinh học 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Soạn sinh học 9 bài 18: Protein

Soạn sinh học 9 bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

Soạn sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 5: Lai hai cặp tính trạng [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 5 trang 17: Quan sát hình 5 và:

– Giải thích tại sao ở F2 lại có 16 hợp tử.

– Điền nội dung phù hợp vào bảng 5.

Trả lời:

– Ở F2 có 16 hợp tử do F1 có kiểu gen AaBb tạo ra 4 loại giao tử [AB, Ab, aB, ab], sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 giao tử bố và 4 giao tử mẹ dẫn đến F2 có 16 hợp tử.

Bảng 5. Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Hạt vàng, trơn Hạt vàng, nhăn Hạt xanh, trơn Hạt xanh, nhăn
Tỉ lệ của mỗi kiểu gen ở F2

1 AABB

2 AaBB

2 AABb

4 AaBb

1 AAbb

2 Aabb

1 aaBB

2 aaBb

1 aabb
Tỉ lệ của mỗi kiểu hình ở F2 9 3 3 1

Bài 1 [trang 19 sgk Sinh học 9] : Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?

Lời giải:

– Ta thấy, cơ thể có kiểu gen AABB cho 1 loại giao tử AB, tương tự kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử ab. Sự kết hợp của hai loại giao tử này tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen AaBb.

– Khi cơ thể F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab với tỉ lệ ngang nhau.

– Như vậy, Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

Bài 2 [trang 19 sgk Sinh học 9] : Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập

Lời giải:

Nội dung của quy luật phân li độc lập là: “Các cặp nhân tố di truyền [cặp gen] đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.

Bài 3 [trang 19 sgk Sinh học 9] : Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

Lời giải:

Biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

Ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính là do biến dị được nhanh chóng nhân lên qua quá trình giao phối và ở các loài sinh vật bậc cao có rất nhiều gen và thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là cực kì lớn.

Bài 4 [trang 19 sgk Sinh học 9] : Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để sinh con sinh ra đều tóc xoăn, mắt đen?

a] AaBb

b] AaBB

c] AABb

d] AABB

Lời giải:

Đáp án: d

Giải thích:

– Bố có tóc thẳng, mắt xanh nên kiểu gen của bố là: aabb cho 1 loại giao tử ab.

– Con có mắt đen, tóc xoăn sẽ nhận 1 giao tử ab từ bố vậy nên kiểu gen của con sẽ là: AaBb.

– Vậy mẹ sẽ cho con giao tử AB nên kiểu gen của mẹ là AABB.

Sơ đồ lai:

Video liên quan

Chủ Đề