Mẹo chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh

Theo lời của người mẹ này, thì từ 1 tháng tuổi em bé đã bị méo đầu ở bên trái. Sau đó, người mẹ chuyển cho bé sang nằm nghiêng bên phải thì bên phải cũng bị bẹp một ít và nhô hẳn gờ lên, bên trái thì bẹp rất nhiều.

Hiện tại, em bé 5 tháng tuổi đầu bị móp méo trông khá biến dạng khiến người mẹ này vô cùng lo lắng và phải lên cầu cứu các bà mẹ khác trên một group dành riêng cho các mẹ đang nuôi con.

Sau lời cầu cứu của người mẹ trẻ, rất nhiều mẹ bỉm sữa khác đã vào bình luận. Nhiều người đã chỉ ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng đầu của em bé méo đến mức độ như vậy là do mẹ đặt con nằm mãi một tư thế, hộp sọ của trẻ sơ sinh rất yếu nên dễ bị móp méo.

Một số bà mẹ cũng bày cách để chữa méo đầu cho con bằng cách bế em bé chạm đầu gần sát tường rồi xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để đầu bé bớt méo.

Cũng có người lên tiếng trách bà mẹ này vì để đầu con méo đến tận 5 tháng thì sẽ rất khó chữa.

Video: Kỳ lạ cả gia đình đội mũ bảo hiểm cả khi ở trong nhà

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị méo đầu?

Méo đầu ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất dễ gặp. Hầu hết đều do tư thế nằm của trẻ gây ra. Có thể do mẹ đặt con nằm gối đầu trên những chiếc gối không bằng phẳng, hoặc đặt bé nằm nghiêng ở một tư thế trong thời gian dài. Do hộp sọ của trẻ sơ sinh còn mềm, yếu và có khả năng mở rộng thêm để tăng diện tích cho não bộ phát triển. Do đó, các ngoại lực từ bên ngoài rất dễ tác động khiến đầu bé bị móp méo.

Trẻ sơ sinh nằm mãi một tư thế là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bẹp, méo đầu

Cách sửa đầu bị méo cho trẻ như thế nào?

Tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị méo thường không gây ảnh hưởng tới não bộ, tuy nhiên nó lại làm mất tính thẩm mỹ. Dù vậy mẹ không cần quá lo lắng bởi phần lớn các bé đều có thể tự điều chỉnh trở lại theo thời gian phát triển của hộp sọ. Tình trạng méo đầu ở trẻ có thể điều chỉnh dễ dàng trước khi bé được 6 tháng tuổi. Sau tháng 6 tuổi, trẻ ít nằm mà ngồi nhiều hơn, hộp sọ cũng cứng cáp hơn nên sẽ tự điều chỉnh dần.

Mẹ có thể giúp con điều chỉnh tình trạng méo đầu bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé

Để giúp con điều chỉnh, mẹ nên thường xuyên thay đổi hướng gối đầu của trẻ. Không nên đặt bé nằm nghiêng về một bên đầu hoặc chỉ nằm thẳng đầu trong thời gian dài.

Mẹ cũng lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ dụng cụ nào được quảng cáo sẽ giúp đầu bé cố định để tránh các nguy cơ đột tử hoặc gây hại cho sự phát triển của trẻ.

Khi cho con bú, mẹ nên để bé bú đều hai bên vú mẹ để bé không bị kê đầu quá nhiều về một bên.

Nếu đặt bé ngồi trên ghế xe hơi hay ghế dành cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý giúp bé đổi tư thế thường xuyên, bởi trẻ sơ sinh thường có xu hướng ngồi ngả đầu về một phía.

Đầu trẻ sơ sinh bị méo ngay khi vừa mới sinh ra có thể do nhiều nguyên nhân. Hiểu được những điều này sẽ giúp mẹ có cách khắc phục để đầu bé sớm trở lại tròn đẹp.

Khi con chào đời, các mẹ thường có nhiều cảm xúc đan xen. Vui, xúc động, hạnh phúc và cả ngạc nhiên nữa. Cơ thể bé sơ sinh không hoàn toàn “xinh đẹp” trong những ngày đầu tiên, đặc biệt là một số bé còn bị tình trạng méo đầu do nhiều nguyên nhân.

1. Bé sơ sinh bị méo đầu vì lực kéo đẩy khi mẹ sinh thường

Trong quá trình mẹ rặn đẻ, phần đầu con sẽ tự điều chỉnh sao cho mềm đi. Điều này giúp thích nghi với quá trình rặn đẻ của tử cung, nhờ đó mà con chui ra dễ dàng hơn.
Một nguyên nhân nữa là mẹ sinh thường nếu phải rặn quá nhiều và quá lâu cũng dễ khiến đầu bé bị dài hoặc móp sang một bên nào đó.

2. Trẻ sinh non cũng dễ bị bẹp đầu

Các bé sinh thiếu tháng, kể cả là phương pháp sinh mổ cũng sẽ có hiện tượng này. Đầu bé dường như không đều đặn và bị lệch về một bên. Điều này là do vùng đầu con chưa thực sự hoàn thiện và thường mềm hơn so với các bé sinh đủ tháng.

3. Lượng nước ối cũng quyết định đến hiện tượng bé sơ sinh bị méo đầu

Bọc nước ối giúp thai nhi được bảo vệ khỏi những nguy hiểm bên ngoài bụng mẹ. Đồng thời, khi mẹ bước vào thời điểm sinh bé, nước ối có tác dụng giảm thiểu lực tác động lên đầu bé. Nhờ vậy mà đầu bé được chui ra an toàn và nguyên vẹn.

Bé sơ sinh bị méo đầu do nhiều nguyên nhân

4. Bé sinh đôi thường bị méo đầu

Khi ở trong bụng mẹ, các thai nhi thường có sự phân chia chỗ nằm của mình. Con càng lớn, bụng mẹ càng trở nên chật hẹp với các bé. Trong quá trình di chuyển, xoay trở vị trí, đầu các con có thể va chạm vào nhau, khiến bé sinh đôi hay bị méo đầu.

Vậy sau khi bé chào đời, mẹ nên làm gì để giúp đầu bé sớm trở lại tròn đẹp?

Mẹ nhớ đừng cho bé nằm lâu một bên

Xương sọ bé sơ sinh rất mềm, con phải mất đến 6 tuần thì đầu mới trở nên cứng cáp. Vì thế nếu muốn đầu bé đẹp thì mẹ cần điều chỉnh tư thế nằm cho con trong 0-6 tuần đầu. Khi cho con nằm chơi hoặc ngủ mẹ cần lưu ý:– Không cần thiết sử dụng gối cho bé sơ sinh mà chỉ cần để một chiếc khăn xô lót xuống dưới đầu con.

– Sau đó cho bé nằm nghiêng xen kẽ trái phải. Nếu sợ bé lại nằm ngửa ra thì mẹ có thể để một chiếc gối chặn sau lưng con.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cơ thể còn non nớt nên dễ bị bệnh. Dùng thuốc tây sẽ chữa khỏi nhưng gây hại về lâu dài. Nhiều mẹ áp dụng mẹo hay để chữa cho con, giúp bé không bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc.Chào các mẹ! Em năm nay 27 tuổi, đã lấy chồng và mới sinh em bé được 4 tháng. Thú thật với các mẹ là ngay khi biết mình có thai, em rất vui và hạnh phúc, tối ngày tìm hiểu các kinh nghiệm bầu bí và chăm sóc bé sơ sinh từ các mẹ các chị và cả trên internet nữa. Vì vậy mà 9 tháng thai kỳ hoàn toàn suôn sẻ, bé trai nhà em sinh ra được 3,3 ký, khỏe mạnh, da trắng và rất ngoan. Hiện tại bé được 8 ký rồi, trộm vía bú được ngủ được nên nhìn “bụ sữa” lắm ạ. Nói về kinh nghiệm chăm con thì em cũng không giỏi giang gì mấy, chủ yếu là nhờ chịu khó tìm tòi áp dụng kiến thức khoa học và cả một số mẹo lưu truyền trong dân gian mà em có đề cập ở trên đấy ạ. Nhờ vậy mà đến giờ em vẫn thấy việc sinh đẻ và chăm con như vậy là khá hài lòng, chưa gặp rắc rối gì lớn, chỉ cầu mong con khỏe, tiếp tục đà tăng trưởng đều đặn như vậy là hạnh phúc lắm rồi.Hôm rồi, có mấy đứa bạn bầu nhắn tin hỏi em một số mẹo hay chăm sóc bé sơ sinh để mai mốt áp dụng. Cá nhân em làm cho con thấy khá hiệu quả nên tiện thể chia sẻ lên đây để nhiều mẹ cùng tham khảo. Hy vọng nó sẽ thật hữu ích. À mà em đính chính là những cách này rất khoa học nhưng cũng có một số cách chỉ là mẹo dân gian độc đáo mà thôi [nhiều người áp dụng thấy tốt với lại cũng chẳng gây nên tác hại gì nên truyền lại cho người sau đấy ạ]. 1/ Mẹo hay dỗ bé ngủ bằng hôn, vuốt veĐêm đã khuya mà bé vẫn muốn thức chơi, mẹ hãy hôn nhẹ nhàng tới tấp vào hai lòng bàn tay của bé. Hoặc mẹ cũng có thể dùng 5 đầu ngón tay vuốt nhẹ đầu con từ trán ra sau gáy, vòng quanh đầu. Làm mẹo này một hồi liên tục, bé sẽ lim dim, nằm yên hoặc đòi bú và dần đi vào giấc ngủ. 2/ Đừng sợ bé bị đói mà ép ăn cũng là một mẹo hay Trẻ nhỏ sẽ ăn khi chúng cảm thấy đói. Vì vậy, mẹ không nên ép bé ăn, lâu dần sẽ khiến bé nảy sinh tâm lý sợ ăn uống, cứ thấy chén, muỗng là trốn tránh, khóc lóc. 3/ Mẹo hay chữa ngứa bằng cháo yến mạch Trẻ bị ngứa ngáy, rôm sảy, mẹ mua yến mạch về nấu cháo rồi xay nhuyễn [có thể mua loại bột mịn về nấu để khỏi mắc công xay], cho cháo vào một túi vải và đặt trong chậu tắm của bé. Yến mạch sẽ xoa dịu làn da mỏng manh của bé và giảm ngứa tức thì. 4/ Mẹo hay mẹ làm khi con bị thủy đậu Mẹ tắm cho con bằng nước sạch ấm và chút sữa tắm dành cho da bé nhạy cảm. Tắm xong lau khô và bôi thuốc xanh vào liền [có thể bôi ngay khi mụn mới xuất hiện cho tới khi vỡ và lành hoàn toàn]. Bí quyết hay này sẽ giúp con mau khỏi bệnh và ít để lại sẹo xấu trên da. 5/ Mẹo hay dùng soda để dọn dẹp nôn trớ Mẹ xát bột soda vào chỗ bé nôn trớ thì mùi hôi ngay lập tức sẽ không còn nữa. Cách này mẹ cũng có thể áp dụng cho những lần bé tè trên các vật dụng khó giặt rửa như đệm, ghế trường kỷ... 6/ Mẹo hay đặt chiếc m áy tạo độ ẩm trong phòng ngủ đề ngừa bệnh hô hấp Mỗi khi thay đổi thời tiết, bé thường bị ho từ 1 đến 2 tuần. Nếu mẹ đặt một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng bé thì con sẽ chỉ ho tối đa 2 ngày mà thôi. Mục đích của mẹo hay này là để giữ cho phòng của bé không bị quá khô các mẹ nhé! 7/ Mẹo hay dỗ bé nín khóc bằng vòi hoa sen Bé khóc gay gắt dỗ hoài không nín, mẹ đem chiếc ghế ăn vào phòng tắm rồi cho con ngồi vào ghế. Tiếp theo, mẹ bật vòi nước chảy rào rào, khung cảnh ấm áp có mẹ bên cạnh sẽ khiến bé thích thú và ngừng khóc. Cách hay này được khá nhiều mẹ sử dụng và thấy con nín rất nhanh. 8/ Mẹo hay xoa dầu vào lòng bàn chân để trị ho Ban đêm, mẹ xoa tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm vào lòng bàn chân bé để giữ ấm, giảm ho và giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ cũng có thể dùng tinh dầu thiên nhiên chấm vào 4 góc gối để bé ngủ ngon, ngừa cảm bệnh, ngừa muỗi chích. 9/ Mẹo hay mẹ làm khi con bị méo đầuNày là mẹo dân gian mà thôi. Mẹ bế con đụng nhẹ vào tường, vừa đụng vừa nói “đụng đầu vào tường”. Bé trai mỗi lần đụng 7 cái, bé gái 9 cái thì đầu con sẽ dần tròn lại. Hihi, cách này chỉ là mẹo các mẹ truyền tai, không theo khoa học gì cả. Vì vậy mẹ cân nhắc áp dụng nha! 10/ Mẹo hay khi con chậm biết đi Mẹ mua con cá lóc [có nơi gọi là cá quả, cá chuối] đập thật nhẹ vào mắc cá chân con. Bé trai làm 7 cái, bé gái làm 9 cái thì con sẽ nhanh biết đi hơn. Lại thêm một mẹo dùng cho trẻ sơ sinh, không ai chứng thực nhưng không ít mẹ đã thử và thành công đấy! 11/ Mẹo hay để con ăn dặm ngoan, háu ăn Khi con được 3-4 tháng, thi thoảng mẹ ăn cơm thì giả vờ đưa muỗng, đũa vào miệng con như đang cho con ăn vậy. Làm như vầy sẽ khiến bé thích thú, quen dần đũa muỗng, mai mốt được cho ăn sẽ ngoan hơn, không thấy lạ lẫm nữa. 12/ Mẹo hay giúp bé mọc răng không sốt Con được 3 tháng 10 ngày, mẹ lấy lá hẹ hoặc giá đỗ giã nát, vắt lấy nước đó rơ lợi cho con, vừa rơ vừa đọc “mọc răng như giá, mọc răng không sốt”. Bé trai đọc 7 lần, bé gái đọc 9 lần. 13/ Mẹo hay để bé đi ra ngoài về không quấy khócLúc đi, mẹ bọc trong người một củ tỏi. Có thể gỡ 1 tép tỏi bỏ vào túi nhỏ dùng kim băng đính vào áo bé. Mẹo hay này sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ lột vỏ tép tỏi, bấu cho trầy để mùi tỏi tỏa ra thoang thoảng sẽ kháng khuẩn không gian rất tốt. Hoặc mẹ dùng son, nhọ nồi quẹt một chấm trên trán bé để “đánh dấu”. 14/ Mẹo hay chữa bé bị táo bón, rặn mãi không ra Mẹ tước cọng mồng tơi ngoáy vào hậu môn cho con, bé sẽ đi ị dễ dàng. 15/ Mẹo hay khi bé bị tiêu chảy Mẹ ăn cà rốt, chuối xanh hoặc hãm đọt ổi tương tự như hãm trà, uống nước đó rồi sau đó cho con ti.

[Mẹo hay dùng đọt ổi chữa tiêu chảy cho trẻ]

16/ Mẹo hay chữa cảm cúm, nghẹt mũi cho bé Mẹ nướng tỏi ép lấy nước pha loãng cho bé uống sẽ đỡ. Dùng tỏi giã nát cho vào ly nhỏ, rót vào tí nước sôi để khói có hương tỏi bốc lên, cho bé xông mũi bằng khói đó sẽ hết nghẹt mũi. 17/ Mẹo hay áp dụng khi bé bị sốtMẹ giã lá nhọ nồi [cỏ mực] hoặc lá cây rau diếp cá đắp vào gan bàn chân, tay, trán cho con sẽ đỡ sốt. 18/ Mẹo hay giúp bé sơ sinh sáng mắt, khỏe đường ruộtSinh xong, hằng ngày, vào hai bữa cơm trưa và tối, mẹ hấp một chén đu đủ chín + xíu đường để ăn tráng miệng. 19/ Mẹo hay khiến con dễ nuôi, ít quấy khóc Khi đưa con từ viện về, mẹ trải chiếu dưới đất rồi đặt con nằm đó một lúc cho quen hơi nhà rồi mới bế lên giường. Đây cũng là mẹo dân gian truyền miệng được khá nhiều bà đẻ áp dụng. 20/ Mẹo hay chữa hóc xương cá cho bé Nếu chẳng may bé bị hóc xương cá nhỏ, mẹ có thể cho con ngậm một viên kẹo C hoặc uống nước chanh, ngậm một lát chanh để làm xương mềm [hoặc tan], trôi xuống dễ dàng. Ngoài 20 mẹo chữa bệnh cho bé trên đây, mẹ cũng có thể áp dụng 5 mẹo khi ẵm bé sơ sinh từ viện về nhà để con không quấy khóc, dễ nuôi, lớn nhanh. Hy vọng kiến thức mẹo hay này sẽ giúp ích cho các mẹ thật nhiều!

Video liên quan

Chủ Đề