Cách lưu file PSD trong Photoshop

Bài viết này mô tả file PSD là gì và chúng khác với hình ảnh tiêu chuẩn như thế nào, cách mở file và chương trình nào có thể chuyển đổi file này sang các định dạng hình ảnh phổ biến như PNG và JPG.

File PSD là gì?

File PSD được sử dụng chủ yếu trong Adobe Photoshop làm định dạng mặc định để lưu dữ liệu. Các file có phần mở rộng này được gọi là file Adobe Photoshop Document và ở định dạng độc quyền do Adobe phát triển.

Mặc dù một số file PSD chỉ chứa một hình ảnh duy nhất và không có gì khác, việc sử dụng phổ biến cho file PSD bao gồm nhiều thứ hơn là chỉ lưu trữ một file hình ảnh. Chúng hỗ trợ nhiều hình ảnh, đối tượng, bộ lọc, văn bản, v.v..., cũng như sử dụng các layer, hình dạng, đường vectơ và độ trong suốt.

Ví dụ, giả sử bạn đã kết hợp 5 hình ảnh trong một file PSD, mỗi hình ảnh trên layer riêng biệt. Khi được đặt cùng với nhau, các bức ảnh trông như thể chúng nằm trên một hình ảnh phẳng, nhưng trên thực tế, chúng có thể di chuyển và hoàn toàn có thể chỉnh sửa được trong layer của chính chúng - giống như thể bạn đang làm việc với các bức ảnh riêng biệt. Bạn có thể mở lại file PSD này bao nhiêu lần tùy thích và thực hiện các thay đổi đối với những layer đơn lẻ mà không ảnh hưởng đến các layer khác.

File PSD được sử dụng chủ yếu trong Adobe Photoshop

Lưu ý: PSD cũng là chữ viết tắt của các thuật ngữ công nghệ khác như ổ bảo mật cá nhân [personal secure drive], thiết bị hệ thống có thể lập trình [programmable system device], thiết bị chia sẻ cổng [port-sharing device] và thiết kế chuyển mạch gói [packet switch design], nhưng không có cái nào liên quan đến định dạng file Adobe Photoshop Document.

Cách mở file PSD

Các chương trình tốt nhất để mở và chỉnh sửa file PSD là Adobe Photoshop và Adobe Photoshop Elements, cũng như CorelDRAW và công cụ PaintShop Pro của Corel.

Các chương trình Adobe khác cũng có thể sử dụng file PSD, như Adobe Illustrator, Adobe Premiere Pro và Adobe After Effects. Tuy nhiên, những chương trình này chủ yếu được sử dụng để chỉnh sửa video hoặc âm thanh chứ không phải là trình chỉnh sửa đồ họa như Photoshop.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình miễn phí để mở file PSD, bài viết khuyên bạn nên sử dụng GIMP. Đây là một công cụ chỉnh sửa ảnh miễn phí và phổ biến, giúp mở các file PSD và nhiều định dạng file khác. Bạn cũng có thể sử dụng GIMP để chỉnh sửa file PSD nhưng có khả năng gặp sự cố, vì nó có những hạn chế trong việc nhận dạng các layer phức tạp và các tính năng nâng cao khác có thể đã được sử dụng trong Photoshop khi file được tạo.

Paint.NET [với Paint.NET PSD Plugin] là một chương trình miễn phí khác, giống như GIMP, có thể mở các file PSD. Các trình chỉnh sửa ảnh miễn phí khác cũng hỗ trợ mở file PSD và một số cũng có thể lưu thành định dạng file PSD.

Nếu muốn mở nhanh một file PSD mà không cần Photoshop, bạn nên sử dụng Photopea. Đó là một trình chỉnh sửa ảnh trực tuyến miễn phí chạy trong trình duyệt, không chỉ cho phép bạn xem tất cả các layer của PSD mà còn thực hiện một số chỉnh sửa. Bạn cũng có thể sử dụng Photopea để lưu file trở lại máy tính của mình ở định dạng PSD.

Chỉnh sửa file PSD trong Photopea

IrfanView, PSD Viewer và QuickTime Picture Viewer của Apple [một phần trong chương trình QuickTime miễn phí của hãng này] cũng sẽ mở các file PSD, nhưng bạn không thể sử dụng chúng để chỉnh sửa file PSD. Bạn cũng sẽ không có bất kỳ loại hỗ trợ layer nào vì chúng chỉ hoạt động như một công cụ xem PSD.

Apple Preview, đi kèm với macOS, sẽ có thể mở các file PSD theo mặc định. Nếu chương trình tự động mở file PSD trên máy tính Windows của bạn không phải là chương trình bạn muốn mở theo mặc định, thì việc thay đổi khá dễ dàng. Xem bài viết: Cách thay đổi các ứng dụng mặc định trong Windows để biết thêm chi tiết.

Cách chuyển đổi file PSD

Lý do phổ biến nhất để chuyển đổi file PSD là sử dụng nó như một file hình ảnh thông thường, có lẽ như file JPG, PNG, BMP hoặc GIF. Bằng cách đó, bạn có thể upload hình ảnh trực tuyến [nhiều trang web không chấp nhận file PSD] hoặc gửi hình ảnh qua email để có thể mở trên máy tính không sử dụng công cụ mở PSD.

Nếu bạn có Photoshop trên máy tính, việc chuyển đổi file PSD sang định dạng file hình ảnh là cực kỳ dễ dàng: Hãy sử dụng tùy chọn menu File > Save As.

Có nhiều cách để chuyển đổi file PSD

Nếu bạn không có Photoshop, một cách nhanh chóng để chuyển đổi file PSD sang PNG, JPG, PDF, SVG, GIF hoặc WEBP là thông qua tùy chọn File > Export as của Photopea.

Hầu hết các chương trình trên hỗ trợ chỉnh sửa hoặc xem file PSD đều có thể chuyển đổi PSD sang định dạng khác bằng quy trình tương tự như Photoshop và Photopea.

Một tùy chọn khác để chuyển đổi file PSD là thông qua chương trình chuyển đổi hình ảnh miễn phí.

Việc chuyển đổi file PSD sang file hình ảnh thông thường sẽ làm phẳng hoặc hợp nhất tất cả các layer thành file chỉ có một layer để chuyển đổi. Sau khi chuyển đổi file PSD theo cách này, không có cách nào để chuyển đổi nó trở lại PSD và sử dụng lại các layer.

Thông tin thêm về file PSD

Các file PSD có chiều cao và chiều rộng tối đa là 30.000 pixel, cũng như dung lượng tối đa là 2GB.

Một định dạng tương tự như PSD là PSB [file Adobe Photoshop Large Document], hỗ trợ hình ảnh lớn hơn, lên đến 300.000 pixel và dung lượng file lên đến khoảng 4 exabyte [4 tỷ GB].

Adobe có một số cách đọc nâng cao trên định dạng file PSD trong tài liệu Adobe Photoshop File Format Specification [Thông số định dạng file Adobe Photoshop] trên trang web của hãng:

//www.adobe.com/devnet-apps/photoshop/fileformatashtml/

Một số phần mở rộng file trông tương tự như .PSD nhưng không liên quan gì đến định dạng hình ảnh này. WPS, XSD, PSF và PPS là một vài ví dụ. Kiểm tra kỹ phần mở rộng file để đảm bảo đó đúng là file .PSD trước khi kết luận rằng bạn không thể mở file bằng các chương trình PSD ở trên.

Câu hỏi thường gặp

Làm cách nào để chuyển đổi file PSD sang file đồ họa vector?

Bạn có thể muốn chuyển đổi file PSD sang file đồ họa vector, file này có thể mở rộng dễ dàng và tốt hơn cho một số dự án đồ họa. Các công cụ đồ họa như Adobe Illustrator, cùng với Photoshop, sẽ chuyển đổi các file PSD sang file vector một cách dễ dàng.

Trong Photoshop, chọn Export as > SVG để chuyển đổi file thành định dạng SVG, đây là định dạng file vector. Trong Illustrator, mở file PSD, sau đó sử dụng Image Trace để chuyển đổi file sang định dạng file vector.

Làm cách nào để lưu file PSD dưới dạng PDF?

Mở tệp trong Photoshop, sau đó chọn Save As > PDF. Để mở file PDF trong Photoshop, hãy chọn File > Open, chọn file PDF của bạn, sau đó làm theo lời nhắc trong hộp thoại Import PDF.

Xem thêm:

  • Định dạng ảnh JPG, JPEG, GIF, PNG và SVG khác gì nhau?

Xuất ảnh trong photoshop hay lưu file Jpg, Png, Jpeg trong photoshop. Là cách đưa các file thiết kế, hoặc file ảnh sửa ở dạng file mềm [psd] thành các bức ảnh bitmap. Việc xuất file ảnh là điều bắt buộc, nhưng không phải dễ dàng với những người mới học. Vì vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách xuất ảnh chất lượng cao trong photoshop.

1. Định dạng ảnh trong Photoshop.

Khi chỉnh sửa ảnh bằng photoshop, và bạn ấn lưu [crtl + s]. Hiển nhiên file của bạn sẽ lưu ở định dạng psd; có nghĩa là phần mềm sẽ lưu trữ lại những gì bạn đang thao tác với phần mềm. Định dạng có đuôi .Psd chỉ có thể xem được bằng Photoshop và một số phần mềm khác. Định dạng này không thể xem được trên máy tính, cũng không thể hiển thị trên web, facebook….

Một cách tổng quan định dạng ảnh được hiểu là các file có đuôi .pgn, jpg, gif, jpeg… Những định dạng ảnh này tương thích với hầu hết các nền tảng web, các phần mềm; các ứng dụng mặc định của máy tính và thiết bị di động. Ngoài ra việc xuất ảnh chất lượng cao bằng photoshop còn ứng dụng cho việc in ấn, gửi, truyền file.

2. Xuất ảnh trong Photoshop

Đối với photoshop bạn sẽ có rất nhiều cách xuất file ảnh. Trong đó có 2 lệnh thường xuyên được sử dụng là Save [ctrl+s] và Save as [ctrl +shift +s]. Trước khi bắt đầu tìm hiểu cách xuất ảnh chất lượng cao trong photoshop. Bạn cần phân biệt 2 lệnh save as, và lệnh save vừa nói ở trên.

2.1 Phân biệt 2 lệnh xuất ảnh trong photoshop

Mới học các bạn sẽ thấy đôi khi 2 lệnh này không khác nhau. Tuy nhiên chúng có sự khác biệt nhất định, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 chút về 2 lệnh này.

Lệnh Save [ctrl +s]

Xuất ảnh trong photoshop bằng lệnh save [ctrl+s]; sử dụng khi và chỉ khi bạn có thực hiện chỉnh sửa ảnh, có sử dụng nhiều hơn 1 layer; và chưa thực hiện lưu file photoshop 1 lần nào. Tại sao lại như thế? Lệnh save được hiểu là lệnh lưu lại. Có nghĩa là nó được sử dụng để lưu những gì bạn đang thực hiện một cách nhanh nhất. Sau khi lưu bạn có thể mở file đã lưu để tiếp tục làm việc.

Khi bạn ấn lệnh Save [ctrl +s] thì bạn đang lưu trữ file của mình ở định dạng gì thì phần mềm sẽ tự động lưu file bằng định dạng đó. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn đang lưu file định dạnh psd; bạn không thể xuất file ảnh bằng lệnh này

>> Đăng kí ngay khoá học photoshop cho người mới bắt đầu để có cơ hội nhận ngay 40% học phí

Lệnh Save as [Ctrl +shift + S]

Giống với xuất file ảnh bằng lệnh Save as [ctlr +s]. Bạn có thể lưu rất nhiều định dạng bằng lệnh lưu trữ này. Nhưng điểm khác của lệnh, Save as và Save là: Lệnh Save as, cho bạn lưu một file khác có định dạng khác hoặc giống với file ban đầu.

Cụ thể như sau: Giả sử bạn đang có 1 file là Test.psd. Bạn muốn tạo ra 1 file mới để tiếp tục sử mà vẫn có thể lưu giữ được file trước đó. Lúc này bạn sẽ sử dụng lệnh save as. Bạn sẽ lưu 1 file mới là Test1.psd, lúc này bạn có 2 file riêng biệt cùng định dạng.

Lợi dụng việc này bạn sử dụng lệnh Save as để xuất ảnh trong photoshop, và các định dạng khác.

2.2 Cách xuất ảnh trong photoshop

Cách xuất file ảnh trong photoshop ở các định dạng pgn, jpg, gif, jpeg được thực hiện như sau:

Bước 1: Từ thanh menu -> chọn file -> chọn Save as [ctrl +shift +s]

Bước 2: Trong hộp thoại save as option -> Bạn chọn thư mục lưu trữ muốn lưu trữ ảnh trên máy tính.

Bước 3: Trong phần file name bạn đặt tên cho bức ảnh của mình.

Bước 4: Tiếp theo bạn lựa chọn định dạng ảnh mà mình muốn lưu trữ. Trong phần Tại save as typer -> chọn định dạng phù hợp [bạn có thể chọn ipg, png, svg, tif..]. -> Sau đó chọn Save

Bướ 5: Lúc này một bảng điều khiển hiện ra. Bạn lựa chọn các thiết lập phù hợp với định dạng và chọn OK

Lưu ý rằng mỗi một định dạng bạn lựa chọn khác nhau sẽ có cách thiết lập các thông số khác nhau. Đồng thời mỗi định dạng ảnh có những ứng dụng nhất định của nó. Dưới đây tôi sẽ cùng các bạn tiếp tục tìm hiểu về bảng điều khiển ở bước 5 của một số định dạng ảnh tiêu biểu.

2.1 xuất file định dạng Jpg.

Đây là định dạng hết sức phổ biến trong quá trình Thiết Kế Đồ Hoạ. Chúng được sử dụng khi bạn muốn xuất ảnh trong photoshop, để in ấn, hoặc đăng lên web. Sau khi thực hiện đến bước 4 đã nêu ở trên; bạn lựa chọn định dạng Jpeg [*.jpg; *.jpeg; *.jpe]. Đây là lưu chữ ở định dạng ảnh mà chúng ta quen gọi là Jpg. -> Bạn chọn Save. Một bảng Jpeg option hiện ra bạn lưu ý các thuộc tính sau:

Image options:

Thuộc tính ngày giúp bạn lựa chọn chất lượng của ảnh và nén dung lượng của hình ảnh.  Trên thanh trượt bạn có thể kéo tự do hoặc điền số từ 1 – 12. Chất lượng ảnh càng tốt thì dung lượng ảnh càng lớn. Nếu bạn sử dụng để in nên để chất lượng là maximum.

Preview:  Thuộc tính cho phép bạn xem dung lượng của ảnh trước khi xuất file

Format option:

Bạn có 3 lựa chọn cho thuộc tính này bao gồm: Baseline [“Standard”], Baseline Optimized, Progressive trong đó:

Baseline [“Standard”]: Đây là lựa chọn phổ biến thường được sử dụng nhất. Lựa chọn này sử dung một định dạng dễ nhận biết cho hầu hết các trình duyệt web.

Baseline Optimized: Lựa chọn này giúp tối ưu hóa chất lượng màu của bức ảnh. Đồng thời nó tạo ra các ảnh có kích thước tệp nhỏ hơn một chút so với ảnh gốc. Tuy nhiên tất cả các trình duyệt web không hỗ trợ tùy chọn này

Progressive: Là lựa chọn rất ít khi được sử dụng. Nó cho phép tạo một hình ảnh được hiển thị dần dần trong quá trình tải xuống trình duyệt web. Tuy nhiên nó cần nhiều RAM hơn để xem và không được hỗ trợ bởi tất cả các ứng dụng và trình duyệt web.

2.2 Xuất ảnh trong Photoshop định dạng png

Đây là định dạng ảnh đặc biệt. PNG là định dạng ảnh có nền trong suốt. Có nghĩa là nếu bạn có 1 layer ảnh đã cắt ảnh ra khỏi nền; bạn muốn lưu nó và sử dụng cho những lần sau. Nếu bạn lưu ảnh này ở định dạng JPEG thì lúc này ảnh của bạn sẽ được photoshop tự động thêm phần nền màu trắng. Lúc này định dạng PNG sẽ phát huy tác dụng. Ảnh Png còn gọi là ảnh có nền trong suốt. Cách làm như sau:

bước 4 ở trên chúng sau khi chúng ta lựa chọn lệnh Save. Lúc này một bản PNg option hiện ra bạn có các lựa chọn sau:

none: Chỉ hiển thị hình ảnh trong trình duyệt web sau khi được tải xuống hoàn toàn.

Interlaced: Hiển thị các phiên bản độ phân giải thấp của hình ảnh trong khi tệp hình ảnh đầy đủ đang tải xuống trình duyệt. Việc xen kẽ có thể làm cho thời gian tải xuống có vẻ ngắn hơn và đảm bảo cho người xem rằng quá trình tải xuống đang diễn ra. Tuy nhiên, xen kẽ cũng làm tăng kích thước tập tin.

Những bài học photoshop quan trọng bạn cần học

Có rất nhiều nội dung trong photoshop cực kì quan trọng mà bạn cần phải thực hiện. Dưới đây là một vài nội dung mà bạn cần phải học nếu như muốn thành thạo photoshop. Cùng xem thử nó là gì nhé.

2. Lưu ý & Kết luận: 

Lưu ý: Có rất nhiều bạn xuất file ảnh ở chất lượng cao rồi, nhưng khi xem ảnh vẫn bị vỡ. Ở đây không phải bạn làm sai, mà do 2 nguyên nhân: Kích thước bức ảnh, và mật độ điểm ảnh. Nếu bạn làm 1 ảnh kích thước 1cm; thì khi bạn xem trên máy tính kích thước 15cm thì vỡ ảnh là điều đương nhiên. Nếu kích thước ảnh bạn lớn ví dụ 10cm mà mật độ điểm ảnh chỉ 10px/inch thì khi bạn xem ở kích thước 10cm thì ảnh vẫn bị vỡ hình.

Trước khi xuất ảnh trong photoshop, bạn cần kiểm tra lại kích thước ảnh của mình. Bằng cách bạn ấn tổ hợp phím ctlr + Alt + I.  Bạn cần xác định chính xác kích thước thực sự mà mình muốn xuất ra là bao nhiêu.

Như vậy Tự học Đồ hoạ vừa cùng các bạn tìm hiểu về cách xuất ảnh trong photoshop. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp các bạn trong quá trình học photoshop của mình. Đồng thời chúng tôi cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn ở phần coment bên dưới.

Video liên quan

Chủ Đề