Cách vệ sinh máy cắt tóc

Bước 1: Vệ sinh thân máy

Cách vệ sinh tông đơ phần thân máy

Với phần thân máy cách vệ sinh tông đơ khá đơn giản bạn có thể làm theo hướng dẫn sau. Trước tiên với tông có dây bạn cần chắc chắn là đã rút dây điện và tắt công tắc trước khi vệ sinh. Với tông Không Dây, Tông Đơ Pin sạc tốt nhất là bạn nên tháo rời pin khỏi máy trước khi vệ sinh. Sau đó dùng khăn cotton khô hoặc hơi ẩm [không dùng khăn ướt] lau sạch bề ngoài của máy để tẩy sạch bụi bẩn, rồi dùng Chổi Phủi Tóc hoặc chổi phủi đi kèm với tông dơ để quét sạch tóc, chú ý cả các ngách nhỏ như ở công tắc của máy, nếu không có chổi lông bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để làm việc đó. Sau khi vệ sinh xong cần để máy khô trước khi lắp pin hay cắm điện sử dụng lại.

Cách vệ sinh tông đơ phần lưỡi thép

Các sản phẩm hiện đại ngày nay như các dòng sản phẩm của thương hiệu tông đơ Codos, Wahl, Andis, v.v... thường sử dụng lưỡi cắt từ sứ trắng, titanium, thép hợp kim với khả năng chống mòn rất hiệu quả, thậm chí một số sản phẩm hiện đại của các thương hiệu lớn như tông đơ cắt tóc Andis, Wahl… có thể được thiết kế với khả năng tự động mài và làm sắc. Tuy nhiên các sản phẩm cũ, các sản phẩm sử dụng lưỡi thép đặc biệt là các dòng sản phẩm cũ nếu không được bảo dưỡng tốt vẫn có thể bị mòn, gỉ cần được vệ sinh. Cách vệ sinh tông đơ phần lưỡi bạn có thể tiến hành theo 4 bước sau.

Bước 2: Tháo lưỡi

Tháo lưỡi cắt thép

Tuy nhiên với các dòng tông cử lưỡi thép thì lưỡi thường được cố định với 2 – 3 ốc vít. Hãy dùng tuốc nơ vít để tháo những con ốc này ra và nhẹ nhàng gỡ lưỡi khỏi đầu máy. Nếu lưỡi bị kẹt do gỉ xét cỏ thể dùng kìm để tháo chúng ra. Khi tháo cần chú ý cách các chi tiết ở phần đầu liên kết với nhau để sau khi mài Lưỡi Tông Đơ xong chúng ta có thể lắp lại một cách dễ dàng hơn.

Bước 3: Vệ sinh tóc và gỉ sét

Để tiến hành công việc này bạn cần chuẩn bị bàn chải đánh răng, bàn chải sắt và bùi nhùi thép [có thể dùng loại bùi nhùi cọ nồi]. Việc vệ sinh này sẽ giúp cho việc mài lưỡi tông đơ trở nên dễ dàng hơn, lưỡi sẽ được mài sắc đồng đều hơn. Trước tiên bạn dùng bàn chải đánh răng để quét sạch bụi bẩn và tóc bị kẹt trong các kẽ răng và các chi tiết nhỏ. Dùng bàn chải sắt hoặc bùi nhùi để đánh bay rỉ sét bám trên lưỡi.

Dung dịch tẩy rỉ sét

Trong trường hợp việc đánh và chải bằng bàn chải không tẩy sạch hết rỉ sét trên lưỡi hãy sử dụng các loại dung dịch chuyên tẩy rỉ sắt.

Bước 4: làm khô lưỡi

Dùng khăn cotton lau khô lưỡi

Việc làm cần thiết tiếp theo là làm khô các chi tiết và lưỡi, bạn có thể sử dụng các loại khăn thấm hút tốt như khăn cotton để làm sạch nước và dung dịch còn dính trên mặt lưỡi, lau khô cả những đường rãnh nhỏ, nếu thấy lưỡi vẫn còn những đốm rỉ làm lại bước 1 và 2 một lần nữa.

Bước 5: Kiếm tra lưỡi

Cách vệ sinh tông đơ bước 4 – kiểm tra

Đôi khi sau khi vệ sinh xong là lưỡi đã có thể hoạt động bình thường, đặc biệt là với một số sản phẩm tông đời mới với lưỡi tự mài chống mòn. Bạn có thể thử kiểm tra xem lưỡi đã ổn chưa sau khi vệ sinh bằng cách lắp lưỡi trở lại máy. Tra một chút dầu máy, dầu bảo dưỡng đi kèm vào lưỡi, nếu đã sử dụng hết dầu đi kèm bạn có thể sử dụng dầu máy khâu để thay thế. Bật máy trong khoảng 1 đến 5 phút để lưỡi tông đơ khớp nhau, sau đó dùng tông đơ thử cắt tóc trên đầu, nếu khi cắt đường cắt không ngọt mà tóc vẫn bị giựt, nhay thì chúng ta vẫn cần mài lưỡi tông đơ. Bạn có thể tham khảo bài viết

Một vài lưu ý nhỏ về việc vệ sinh tông đơ

Cách vệ sinh tông đơ thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là vệ sinh lưỡi tông đơ khá tốn thời gian công sức, do đó tốt nhất chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm có lưỡi với thiết kế ergonomic, chống mài mòn [lưỡi sứ, lưỡi titanium, lưỡi hợp kim thép], những chiếc lưỡi cắt từ sứ sẽ không bị rỉ sét và có thể sử dụng trung bình khoảng 3 năm trước khi cần thay thế. 

Thường xuyên bảo dưỡng với các loại lưỡi cắt từ thép đặc biệt là với các loại tông có dây. Như chúng ta đã biết thì cách bảo dưỡng đối với tông có dây thường đòi hỏi tính tỉ mẩn cao hơn là sản phẩm không dây. 

Tại Dealsaigon.com chúng tôi cung cấp tất cả đồ nghề ngành tóc: Tông Đơ Cắt Tóc, Kéo Cắt Tóc, Lược Cắt Tóc, Áo Choàng Cắt Tóc, Ghế Cắt Tóc, v.v.... Với mức giá từ trung bình đến cao cấp.

Và chúng tôi tự tin khẳng định mỗi sản phẩm của chúng tôi khi đến tay người dùng đều đã qua kiểm tra chất lượng chặt chẽ, hơn hết chúng tôi cung cấp cho mọi người sự yên tâm về mỗi sản phẩm chúng tôi bán ra với chính sách hậu mãi & bảo hành tại trung tâm bảo hành lớn Hicenter ở Hồ Chí Minh

Nhiều khách hàng chia sẻ với chúng tôi và phàn nàn việc tăng đơ cắt tóc mới sử dụng được vài tháng đã gặp trục trặc, han gỉ.  Theo thống kê về các sự cố hư hỏng của tông đơ thì đến 40%  là liên quan đến đến việc vệ sinh tăng đơ sai cách. Chính vì thế, việc vệ sinh tăng đơ đúng cách là rất quan trọng để hạn chế các hư hỏng liên quan đến vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn!

Tách phần thân và lưỡi tăng đơ để vệ sinh chúng riêng biệt, chú ý đến các chi tiết phần đầu liên kết với lưỡi để đảm bảo việc lắp lại dễ dàng sau khi vệ sinh xong.

>>> 1001 mẫu tông đơ cắt tóc mới nhất xu hướng năm 2020

Trước khi vệ sinh máy, hãy rút bỏ nguồn điện hoặc tháo pin khỏi máy. Sau khi đã tháo phần lưỡi rời phần thân của máy. Bạn dùng chổi vệ sinh để loại bỏ phần tóc bám ở đầu vị trí tiếp tục với phần lưỡi. Dùng khăn mềm ẩm hoặc khô để lau, chú ý đến các vị trí ngóc ngách như công tắc máy để lau sạch.

Bước tiếp theo bạn cần vệ sinh tóc và gỉ sét ở phần lưỡi tăng đơ cắt tóc của mình. Trước tiên, dùng chổi quét sạch tóc ở phần lưỡi. Dùng bàn chải đáng răng, miếng cọ nồi để vệ sinh lưỡi cạo. Việc này giúp cho lưỡi cạo trở nên sắc hơn và sạch gỉ sét trên lưỡi.

Nếu gỉ sét không đi, bạn có thể sử dụng thêm dung dịch tẩy gỉ sét, đảm bảo vết gỉ sẽ bị đánh bay trông thấy.

Làm khô lưỡi cạo: Sử dụng khăn khô để lau lưỡi, tránh việc đọng nước, gây lại trình trạng han gỉ. Chú ý lau mọi góc cạnh, đặc biệt là ở những khe rãnh nhỏ. Nếu bạn vẫn thấy gỉ sét, hãy tẩy lại như các bước trên.

Kiểm tra lần cuối toàn bộ thân máy và lưỡi

Hãy lắp lưỡi trở lại vào thân máy để kiểm tra sự hoạt động của máy. Nên tra dầu bảo dưỡng đi kèm theo máy để đảm bảo độ trơ và chống oxi hóa, han gỉ. Sau khi vệ sinh xong, hãy bật máy trong khoảng 1-5 phút để lưỡi tăng đơ được khớp.

Hiện tại trên thị trường có nhiều loại lưỡi chống ăn mòn, lưỡi tự mài [lưỡi sứ, titanium, hợp kim chống gỉ] khá thích hợp đối với những bạn không có thời gian vệ sinh chiếc tăng đơ cắt tóc của mình. Việc vệ sinh tăng đơ có dây thường phức tạp hơn loại không dây, nên bạn cần phải chú ý hơn khi vệ sinh loại này. Chúc các bạn luôn duy trì được “sức khỏe” cho chiếc tăng đơ cắt tóc của mình.

>>> Cách lựa chọn máy cắt tóc cầm tay như thế nào cho phù hợp, bền bỉ?

Video liên quan

Chủ Đề