Mẹo chữa nóng cổ họng

Ợ chua, cảm giác nóng rát khó chịu tỏa ra giữa ngực, là chứng bệnh tiêu hóa thường gặp nhất. Các triệu chứng bao gồm cảm giác nóng bỏng ở giữa ngực, có vị đắng hoặc chua trong miệng. Cơn đau thường nặng hơn sau khi ăn, vào buổi tối hoặc khi nằm hay cúi xuống.

Đó là hậu quả của một tình trạng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD], thường được gọi là trào ngược axit, trong đó axit dạ dày rò rỉ từ dạ dày lên thực quản.

Ợ nóng xảy ra khá phổ biến và không gây nguy hiểm. Hầu hết mọi người có thể tự kiểm soát sự khó chịu của chứng ợ nóng bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc trị trào ngược.

May mắn thay, một số mẹo dưới đây có thể giúp làm dịu các triệu chứng của bạn và ngăn ngừa các vấn đề lớn hơn sau này.

Chia nhỏ bữa ăn của bạn

Nên ăn thành các bữa nhỏ hơn, nhưng thường xuyên hơn. Khi dạ dày no căng sẽ tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới [LES], một cơ giống như van giữ cho axit trong dạ dày không trào ngược lên thực quản.

Hãy thử ăn 4-5 bữa ăn nhỏ thay vì 2 hoặc 3 bữa lớn.

Ăn một cách chậm rãi, thoải mái

Nhanh chóng tiêu thụ hết thức ăn sẽ làm đầy dạ dày của bạn nhanh hơn, gây áp lực nhiều hơn lên cơ thắt thực quản. Vì vậy, hãy ăn chậm, nhai kỹ và thoải mái trong bữa ăn.

Chứng ợ nóng tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh.

Giữ tư thế thẳng lưng sau bữa ăn

Sau khi ăn không nên đi nằm ngay. Nằm xuống làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản, khiến axit dễ trào ngược hơn.

Tránh bữa tối quá khuya

Không nên ăn tối ít hơn 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Một bữa ăn trong vòng 3 giờ trước khi ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược và ợ chua. Hãy dành đủ thời gian cho dạ dày tiêu hóa hết thức ăn.

Không tập thể dục ngay sau bữa ăn

Thường mất 2-4 giờ để thức ăn di chuyển hoàn toàn từ dạ dày đến ruột non của bạn.

Mặc dù thường không cần thiết phải đợi đến khi thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn trước khi tập thể dục, nhưng tốt nhất bạn nên tập sau ăn 1-2 giờ.

Nâng cao phần trên cơ thể

Nâng thân của bạn lên một chút với đệm giúp làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới và có thể làm dịu chứng ợ nóng vào ban đêm. Nên sử dụng nệm y tế. Đừng chỉ kê đầu và vai bằng gối, điều này thực sự có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược.

Loại bỏ đồ uống có ga

Đồ uống có ga gây ra chứng ợ hơi, thúc đẩy quá trình trào ngược axit trong dạ dày.

Tránh các thực phẩm gây ợ nóng

Một số loại thực phẩm và đồ uống làm tăng tiết axit, làm chậm quá trình rỗng của dạ dày hoặc nới lỏng cơ thắt thực quản dưới - điều kiện tạo tiền đề cho chứng ợ nóng. Những thực phẩm phổ biến bao gồm thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn cay, cà chua, tỏi, sữa, cà phê, trà, cola, bạc hà và socola.

Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn

Nhai kẹo cao su giúp thúc đẩy quá trình tiết nước bọt, giúp trung hòa axit, làm dịu thực quản và rửa axit trở lại dạ dày. Tránh hương vị bạc hà, có thể gây ra chứng ợ nóng.

Kiểm tra thuốc của bạn

Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit hoặc viêm thực quản. Ví dụ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline làm lỏng cơ thắt thực quản dưới và các tetracycline như doxycycline có thể gây viêm thực quản.

Giảm cân nếu bạn thừa cân

Thừa cân gây áp lực nhiều hơn cho dạ dày và cơ thắt thực quản.

Nếu tình trạng ợ chua xảy ra thường xuyên hơn hoặc cản trở sinh hoạt hàng ngày của bạn có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế.

Khi đã thay đổi thói quen ăn uống và các bước phòng ngừa khác mà không kiểm soát được chứng ợ nóng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về loại thuốc nào nên thử và khuyên bạn nên theo dõi thêm nếu cần.

Tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức nếu bạn bị đau hoặc tức ngực dữ dội, đặc biệt khi kết hợp với các dấu hiệu và triệu chứng khác như đau ở cánh tay hoặc hàm hoặc khó thở. Đau ngực có thể là triệu chứng của cơn đau tim.

Xem thêm video đang được quan tâm

Chế độ kiêng giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19.


Thiên Châu [Theo Health]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh - Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa – Nội soi, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ là một trong những chuyên gia đầu ngành về nội soi tiêu hóa, nguyên là Chủ Tịch Hội Nội Soi Tiêu Hóa Miền Nam, Phó Chủ Tịch Liên Chi Hội Nội Soi Tiêu Hóa Việt Nam, Trưởng khoa Nội Soi bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Ợ nóng là một triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý trên hệ tiêu hóa. Tình trạng này làm bệnh nhân có cảm giác nóng rát ở họng, ngực và dạ dày, gây khó chịu, mất tập trung, mất tự tin trong sinh hoạt và lao động.

Ợ nóng là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng xương ức, ngực.

Triệu chứng này thường xuất phát từ cơ trơn thực quản, sau đó lan dần lên vùng cổ họng và sau mang tai. Ợ nóng có thể gây đau khi bệnh nhân nằm, uốn cong cơ thể. Sau khi ợ nóng, người bệnh có thể thấy đắng miệng hoặc chua miệng.

Về bản chất, ợ nóng không phải là một bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng thể hiện sự bất thường của cơ quan tiêu hóa. Triệu chứng ợ nóng xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng.

2.1 Nguyên nhân từ thói quen ăn uống và sinh hoạt

  • Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm béo: Khiến quá trình tiêu hóa của dạ dày bị chậm lại, thức ăn bị ứ đọng lâu trong dạ dày, sinh ra khí và tăng áp suất. Điều này đã tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khí và axit dạ dày bị đẩy lên thực quản - họng gây ợ nóng;
  • Ăn các thức ăn gây ợ nóng: Các món ăn cay, nóng, đồ uống có cồn hoặc đồ uống có ga, trà bạc hà, trà đặc,... kích thích dạ dày tăng tiết axit, làm nhu động dạ dày bị rối loạn, đẩy ngược axit dư thừa lên thực quản, gây chứng ợ nóng và khó tiêu;
  • Thói quen luyện tập: Các bài tập như đẩy tạ, gập bụng, trồng cây chuối hoặc chạy quá sức,... tạo nhiều áp lực cho vùng bụng hoặc vùng ngực, có thể làm tăng lực ép lên dạ dày, làm axit bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây ợ nóng;
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống viêm thuộc nhóm NSAID, các Glucocorticoid có thể làm mỏng lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tạo điều kiện cho axit tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, gây kích thích hệ thần kinh chi phối nhu động co bóp của dạ dày. Điều này khiến dạ dày bị rối loạn co bóp, đẩy ngược thức ăn và axit lên thực quản, dẫn tới tổn thương niêm mạc thực quản, gây triệu chứng ho, ợ nóng.

Người bệnh sử dụng thuốc nhóm NSAID có thể gây ra triệu chứng ợ nóng

Thông thường, tình trạng ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn gây ra bởi nguyên nhân thói quen ăn uống, sinh hoạt chỉ kéo dài trong khoảng 1 - 3 ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài, đi kèm các dấu hiệu bất thường khác thì có thể nguyên nhân gây ợ nóng đến từ các bệnh lý nguy hiểm.

2.2 Nguyên nhân từ các bệnh lý

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 90% các trường hợp bị ợ nóng, khó tiêu thường xuyên ở nước ta là do mắc các bệnh lý trên dạ dày. Bên cạnh đó, còn có một số bệnh lý khác cũng gây ợ nóng. Cụ thể là:

  • Viêm loét dạ dày: Tình trạng này khiến khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị giảm và làm tăng tiết axit dạ dày bất thường. Bên cạnh đó, các đầu mút dây thần kinh bị axit trong dịch vị dạ dày kích thích làm rối loạn nhu động co bóp của dạ dày. Điều này khiến dịch dạ dày bị trào ngược, gây triệu chứng ợ nóng, trào ngược, buồn nôn, khó tiêu,...;
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Gây ra bởi sự kết hợp của 3 nguyên nhân là axit dịch vị tăng tiết bất thường, suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới và rối loạn co bóp của nhu động dạ dày. Khi axit và enzyme tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên sẽ bào mòn, làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây cảm giác nóng rát. Một số triệu chứng đi kèm gồm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn, tức ngực, đau lan ra sau lưng;

  • Ung thư dạ dày: Khiến người bệnh đau đớn, suy giảm chức năng tiêu hóa, thường xuyên bị buồn nôn và nôn, ợ nóng, ợ chua, đắng miệng,...;
  • Sỏi mật: Mật là cơ quan tiết ra dịch mật có chứa enzyme tiêu hóa dầu mỡ. Khi bị sỏi mật, dịch mật tiết ra không đủ nhu cầu cơ thể, khiến lượng dầu mỡ ăn vào không được tiêu hóa hết, làm kích thích niêm mạc đường ruột, khiến bệnh nhân bị buồn nôn, nôn ói, ợ nóng và trào ngược;
  • Đau tim: Khi bị đau tim, các xung động thần kinh trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày gây rối loạn co bóp, đẩy ngược axit dịch vị lên thực quản, gây ợ nóng.

2.3 Nguyên nhân khi mang thai

Có khoảng 80% thai phụ xuất hiện triệu chứng ợ nóng. Tuy nhiên, nếu trước đó tình trạng này chưa từng xuất hiện thì đây chỉ là chứng ợ nóng sinh lý, không gây nguy hiểm cho bà mẹ mang thai. Nguyên nhân gây chứng ợ nóng ở bà bầu là do những thay đổi về nội tiết khi mang thai, kết hợp với sự chèn ép của em bé trong những tháng cuối thai kỳ. Cụ thể:

  • Thay đổi nội tiết: Hàm lượng hormone progesterone tăng cao làm giảm trương lực cơ của cơ thắt thực quản dưới [van ngăn cách giữa dạ dày với thực quản] và làm chậm lại nhu động co bóp tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Điều này khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày, lên men, sinh khí và thoát ra đường miệng, gây hiện tượng ợ hơi. Nếu cơn ợ hơi kéo theo axit dịch vị thì bà bầu sẽ có cảm giác ợ nóng, nóng rát tại thực quản và họng;

  • Sự phát triển của thai nhi: Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã phát triển lớn, gây chèn ép các cơ quan nội tạng, trong đó có dạ dày. Sự chèn ép này khiến dạ dày bị nâng lên cao, tạo áp lực đẩy axit dịch vị trào ngược lên thực quản, khiến thai phụ bị ợ nóng.

Để kiểm soát và điều trị ợ nóng hiệu quả, cần thực hiện đồng thời các biện pháp như:

3.1 Ăn uống khoa học

Người bệnh không nên ăn quá no mà chỉ nên ăn khoảng 60% lượng thức ăn, kết hợp ăn thêm các bữa phụ. Việc ăn với lượng nhỏ giúp dạ dày giảm áp lực trong quá trình tiêu hóa, hạn chế trào ngược dịch dạ dày, giảm số lần xuất hiện các cơn ợ nóng.

Đồng thời, bệnh nhân cần chú ý ăn uống đúng giờ [nhằm tạo cho dạ dày một nhịp sinh học ổn định, tránh bị kích thích làm tăng tiết axit dư thừa] và không nên ăn tối quá muộn [vì khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ sinh ra khí, tăng tiết axit, dẫn tới đầy bụng, ợ nóng];

Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần cải thiện tình trạng ợ nóng

3.2 Tránh căng thẳng tâm lý

Tình trạng áp lực, căng thẳng thần kinh cũng tác động xấu tới hệ tiêu hóa, gián tiếp gây ợ nóng, ợ chua. Vì vậy, người bệnh ợ nóng cần cân bằng cuộc sống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ;

3.3 Khám sức khỏe định kỳ

Giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ợ nóng và có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ, dùng thuốc theo đơn và không tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều lượng, thời gian dùng thuốc nếu không được chỉ định bởi bác sĩ.

  • Nên ăn chuối vì trong quả chuối chín có chứa ít axit, không ảnh hưởng tới nồng độ axit sinh lý trong dạ dày. Đồng thời, chuối còn có khả năng tạo một lớp nhầy mỏng trên niêm mạc thực quản, làm dịu niêm mạc, hạn chế ảnh hưởng của axit dạ dày khi trào ngược;
  • Nên nhai kẹo cao su để kích thích tăng tiết nước bọt. Nước bọt có tính kiềm, có khả năng trung hòa bớt lượng axit dạ dày dư thừa, giảm triệu chứng khó chịu, nóng rát do trào ngược gây ra;
  • Tăng cường ăn các loại rau có tính kiềm như súp lơ xanh, cần tây, măng tây,... vì chúng có tác dụng điều hòa lượng axit trong dạ dày. Đồng thời, chất xơ có trong các loại rau này cũng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày;
  • Nên nấu chè nha đam hoặc xay nha đam với mật ong để uống trực tiếp, giúp giảm nóng rát dạ dày, thực quản, kiểm soát chứng ợ nóng do trào ngược gây ra;
  • Tránh các thực phẩm làm tăng nguy cơ gây ợ nóng như cà phê, rượu, bạc hà, đồ chiên rán,...;
  • Giảm lượng đường vì chế độ ăn giàu carbohydrate quá mức làm tăng khí trong dạ dày, gia tăng áp lực gây trào ngược dạ dày - thực quản;

Người bệnh nên hạn chế lượng đường hấp thụ vào cơ thể

  • Kê cao gối đầu hoặc ngủ nghiêng sang bên trái để giảm trào ngược, ợ nóng;
  • Để làm dịu cảm giác khó chịu khi bị ợ nóng, nên hít thở sâu và từ từ. Tập thở sâu trong vòng 30 phút mỗi ngày cũng làm giảm lượng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Ợ nóng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng ợ nóng kéo dài, bệnh nhân nên đi kiểm tra sức khỏe sớm để có giải pháp điều trị phù hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Video đề xuất: Sự hình thành của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề