Mô hình kinh tế lượng trong quản trị là gì năm 2024

Nghiên cứu việc ứng dụng lập mô hình kinh tế lượng về quyết định chi tiêu của khách du lịch nội địa đến tỉnh Bình Dương. Kết quả kiểm định mô hình cho thấy, quyết định chi tiêu của du khách chịu tác động bởi mức thu nhập bình quân, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thời gian lưu trú, người đi cùng chuyến đi và tổ chức tour kết hợp nhiều điểm đến. Nghiên cứu cũng tạo cơ sở để đưa ra những hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành và cấp quản lí chức năng trong định hướng quảng bá và nâng cao mức chi tiêu của du khách.

Từ khóa: Du khách nội địa, mô hình kinh tế lượng, quyết định chi tiêu, tỉnh Bình Dương.

1. Giới thiệu

Cung cầu du lịch là hai hướng tương tác chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch. Việc nghiên cứu về mức chi tiêu của du khách và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của họ có ý nghĩa quan trọng cả về mặt định hướng xúc tiến quảng bá, quản lí nguồn lực và dự báo của doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng như các cấp quản lý về du lịch ở địa phương. Nội dung nghiên cứu đi sâu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của từng du khách trong chuyến đi (thuộc đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm chuyến đi, cảm nhận của du khách về sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch cung ứng tại tỉnh Bình Dương).

Tỉnh Bình Dương nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Bộ, cửa ngõ phía Bắc của TP. Hồ Chí Minh, với 3 con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé với nhiều cảnh quan sông nước hữu tình cùng khí hậu ôn hòa. Những di tích lịch sử - văn hóa, các sinh hoạt làng nghề truyền thống nổi tiếng đi liền với lịch sử gần 300 năm hình thành và phát triển của tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương còn là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên - văn hóa, tỉnh Bình Dương đang tập trung khai thác nhiều loại hình du lịch lợi thế như: du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái, thăm quan làng nghề, vui chơi giải trí cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp, di tích lịch sử - văn hóa... Điều này đã tác động đưa tỉnh Bình Dương dần trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

2. Cơ sở lý thuyết

Hành vi chi tiêu của khách du lịch:

Theo nghiên cứu thực tế hành vi về chi tiêu của du khách nội địa tại tỉnh Khánh Hòa - Nha Trang, Việt Nam (Nguyễn Thị Hồng Đào, 2013), cho thấy, các du khách đã kết hôn có mức chi tiêu bình quân thấp hơn với khách độc thân (thấp hơn 15,7%) và du khách đi một mình chi tiêu ít hơn khách đi với cùng nhiều người. Trong khi đó, thời gian lưu trú tại điểm đến cũng ảnh hưởng lớn đến mức chi tiêu, số ngày lưu trú có quan hệ cùng chiều với tổng chi tiêu (Agarwal & Yochum, 1999) và quan hệ ngược chiều với chi tiêu bình quân ngày (Taylor & cộng sự, 1993). Mặt khác, sự cảm nhận hay mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch và đặc điểm các sản phẩm du lịch tại điểm đến có thể đóng vai trò quan trọng trong hành vi chi tiêu của họ.

Mô hình kinh tế lượng trong quản trị là gì năm 2024

Mô hình được biếu diễn dưới dạng hàm hồi quy như sau:

Ln(Chitieui) = β0 + β1Ln(Thunhapi)+ β2Tuoi1i + β3Tuoi2i + β4Gioii + β5Honnhani + β6Hocvan1i + β7Hocvan2i + β8Congviec1i + β9Congviec2i + β10Luutru1i + β11Luutru2i + β12Landeni + β13Dicungi + β14Kethopi + β15Touri + β16Sanpham1i + β17Sanpham2i + β18Dichvu1i+ β19Dichvu2i + β20Xuatxui + εi (1)

Trong đó, biến mục tiêu Ln(Chitieui) là logarit tự nhiên của mức chi tiêu bình quân ngày của du khách tại Bình Dương, εi là sai số ngẫu nhiên εi ~ N(0,«2).

- Biến nhân khẩu học: Ln(Chitieui) là logarit tự nhiên của thu nhập bình quân/tháng của du khách; Tuoi1i là độ tuổi (=1 nếu < 35 tuổi, 0 nếu khác); Tuoi2i (=1 nếu từ 36 - 55 tuổi, 0 nếu khác); Gioii là giới tính (=1 nếu là nam, 0 nếu là nữ); Honnhani là tình trạng hôn nhân (=1 nếu kết hôn, 0 nếu khác), Hocvan1i là trình độ học vấn (=1 nếu tốt nghiệp đại học, 0 nếu khác); Hocvan2i (=1 nếu tốt nghiệp sau đại học, 0 nếu khác); Congviec1i là nghề nghiệp (=1 nếu là công viên chức nhà nước, 0 nếu khác); Congviec2i (=1 nếu là kinh doanh, 0 nếu khác).

- Biến đặc điểm chuyến đi: Luutru1i là thời gian lưu trú (=1 nếu chỉ 1 - 2 ngày, 0 nếu khác); Luutru2i, (=1 nếu từ 3 - 5 ngày, 0 nếu khác); Landeni là số lần đến du lịch Bình Dương (=1 nếu là lần đầu, 0 nếu từ 2 lần trở lên); Dicungi là người đi cùng du khách (=1 nếu đi một mình, 0 nếu đi cùng người thân/bạn bè/đồng nghiệp); Kethopi là việc kết hợp du lịch các điểm khác ngoài Bình Dương (=1 nếu có, 0 nếu không); Touri là hình thức tổ chức chuyến đi (=1 nếu tổ chức theo tour, 0 nếu khác).

- Biến cảm nhận của du khách: Sanpham1i là cảm nhận của du khách về mức độ phong phú đa dạng của các sản phẩm du lịch (=1 nếu bình thường, 0 nếu khác); Sanpham2i, (=1 nếu hài lòng, 0 nếu khác); Dichvu1i là cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch (=1 nếu bình thường, 0 nếu khác); Dichvu2i (=1 nếu hài lòng, 0 nếu khác); Xuatxui là xuất xứ của du khách =1 nếu từ TP. Hồ Chí Minh đến, 0 nếu từ các tỉnh khác phía Nam).

3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo hai giai đoạn, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nhóm tác giả lập bảng câu hỏi chính thức bao gồm các thông tin về về ba nhóm biến như sơ đồ nêu trên. Tổng hợp thông tin từ các bảng hỏi, các câu trả lời được giới hạn và phân nhóm mã hóa để tạo biến giả, biến về về mức chi tiêu và thu nhập bình quân của du khách là biến định lượng được log hóa.

Nghiên cứu này sử dụng mô hình tuyến tính log. Nghiên cứu sử dụng phân mềm Eview 9.0 cho phân tích định lượng.

3.2. Mẫu, kích thước và đặc điểm mẫu

Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đối tượng là khách du lịch nội địa đã đến du lịch tỉnh Bình Dương (chủ yếu từ các tỉnh thành khác phía Nam). Địa bàn khảo sát được chọn các điểm có lượng khách tập trung lớn (khu Lái Thiêu, Chợ và Thành phố Thủ Dầu Một, Khu DL Đại Nam, Khu DL Hồ Dầu Tiếng,…). Sau khi xem xét quy định của mẫu đối với mô hình hồi quy bội: Kích thước mẫu tối thiểu n = 8p + 50, trong đó p là số biến độc lập tham gia mô hình, (Fidell & Tabachnick,2003). Vậy, số lượng mẫu phù hợp yêu cầu đưa vào nghiên cứu là 210 (với p = 20). Để nâng cao độ tin cậy của mô hình kích thước mẫu được chọn là 293 mẫu. Mô tả mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1 dưới đây:

Mô hình kinh tế lượng trong quản trị là gì năm 2024

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kiểm định mô hình

Tiến hành kiểm định tổng quát mô hình hồi quy về sự phù hợp của mô hình (kiểm định ANOVA) cho thấy hệ số R2 có giá trị khá cao, khi đưa thêm biến xuất xứ nguồn khách HCMCi đạt 70,66%. Hệ số R2 điều chỉnh cho thấy các biến độc lập tham gia có khả năng giải thích được 68,49% sự biến thiên về mức chi tiêu của du khách. Giá trị P-value tương ứng với F rất nhỏ (P =0.000<0.05) nên mô hình hồi quy xác lập là phù hợp.

Mô hình kinh tế lượng trong quản trị là gì năm 2024

Với giá trị P-value (Jarque-Bera) = 0.0146 > 0.01, cho thấy, ở mức ý nghĩa 1% sai số thỏa mãn điền kiện tuân theo phân phối chuẩn.

Mô hình kinh tế lượng trong quản trị là gì năm 2024

P-value của đại lương kiểm định = 0.0296 cho thấy ở mức ý nghĩa 1% mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Mô hình kinh tế lượng trong quản trị là gì năm 2024

Ở mức ý nghĩa 1% mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan của sai số trong mô hình. Kết quả Bảng 2 (Trang sau) cho thấy, các hệ số Phương sai phóng đại VIF đều nhỏ hơn 10 nên có thể kết luận hiện tượng đa cộng tuyến không có ảnh hưởng đáng kể đến mô hình.

Mô hình kinh tế lượng trong quản trị là gì năm 2024

4.2. Phân tích kết quả và kiểm định mô hình nghiên cứu

4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học và quyết định chi tiêu của du khách

Đối với thu nhập bình quân của du khách (Ln(Thunhapi)): Có ảnh hưởng cùng chiều và có ý nghĩa thống kê cao đến mức chi tiêu (P value = 0,000). Trong mô hình tuyến tính log, hệ số hồi quy đồng thời là hệ số co giãn nên nếu thu nhập tăng 1% thì mức chi tiêu của khách du lịch sẽ tăng tương ứng 0,265% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Đối với mức chi tiêu của du khách nội địa: Hệ số ước lượng của biến Tuoi1i , và Tuoi2i đều mang dấu âm và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy du khách lớn tuổi có chi tiêu bình quân cao hơn du khách trẻ. Với nhóm du khách có độ tuổi từ 35 trở xuống (Tuoi1i) có mức chi tiêu bình quân thấp hơn 18,66 % so với nhóm du khách trên 55 tuổi. Nhóm du khách từ 36 - 55 tuổi có mức chi tiêu bình quân thấp hơn 12,78% so với nhóm du khách trên 55 tuổi.

Đối với tình trạng hôn nhân của du khách: Cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định chi tiêu trong chuyến đi. Hệ số ước của biến Honnhani cho thấy các khách du lịch đã kết hôn có mức chi tiêu bình quân thấp hơn 21,07% so với những khách du lịch còn độc thân.

Đối với mức chi tiêu của du khách: cũng có sự khác biệt tùy vào nghề nghiệp của họ. Nhóm du khách là cán bộ công chức, viên chức nhà nước (Congviec1i) và du khách làm nghề kinh doanh (Congviec2i) có mức chi tiêu bình quân cao hơn các nhóm du khách khác (gồm học sinh sinh viên và hưu trí) lần lượt là 39,31% và 40,86%.

4.2.2. Đặc điểm chuyến đi và quyết định chi tiêu của du khách

Đối với thời gian lưu trú: Với du khách nội địa lưu trú từ 1 - 2 ngày (Luutru1i) có chi tiêu bình quân cao hơn 24,15% so với những du khách lưu trú dài ngày (trên 5 ngày). Du khách có thời gian lưu lại từ 3-5 ngày (Days2i) có mức chi tiêu bình quân cao hơn du khách lưu lại trên 5 ngày là 25,53%.

Hệ số ước lượng của biến Dicungi âm và có ý nghĩa thống kê có nghĩa là những du khách nội địa đi du lịch một mình thì có mức chi tiêu bình quân thấp hơn 16,67% so với những du khách đi cùng người thân hay bạn bè.

Đối với việc du khách kết hợp du lịch nhiều điểm đến: Trong nghiên cứu này, biến Kethopi không có ý nghĩa thống kê cho thấy du khách đến du lịch Bình Dương ít kết hợp với các điểm đến khác.

Đối với về số lần đến: Du khách đến tỉnh Bình Dương lần đầu có mức chi tiêu bình quân cao hơn các khách đã đến nhiều lần trước đó. Về ý nghĩa thực tế cho thấy, nhóm du khách đến lần đầu có mức chi tiêu bình quân cao hơn các nhóm du khách đến nhiều lần tại tỉnh Bình Dương là 7,59%.

4.2.3. Cảm nhận về sản phẩm dịch vụ du lịch và quyết định chi tiêu của du khách

Đối với hệ số ước lượng của 2 biến Sanpham1i và Sanpham2i: Hai nhóm du khách đánh giá tốt hài lòng và chấp nhận tương đối về sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm du lịch có thể làm gia tăng mức chi tiêu của họ tại điểm đến. Hai nhóm có mức chi tiêu cao hơn so với những du khách không hài lòng về tính đa dạng của sản phẩm du lịch lần lượt là 17,12% và 17,34%.

Đối với chất lượng dịch vụ du lịch: Nhóm du khách đánh giá cao - hài lòng và nhóm tạm chấp nhận về chất lượng dịch vụ du lịch có mức chi tiêu bình quân cao hơn lần lượt là 31,26% và 20,05% so với nhóm du khách không hài lòng.

5. Một số hàm ý quản trị

5.1. Đầu tư và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch

Qua kết quả nghiên cứu từ mô hình cho thấy những du khách hài lòng về tính đa dạng của sản phẩm du lịch có mức chi tiêu bình quân cao hơn 17% so với các du khách khác. Do đó, các doanh nghiệp và cấp quản lý du lịch cần quan tâm đến chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm kích thích tiêu dùng và gia tăng nguồn thu từ phân khúc thị trường khách du lịch nội địa. Bình Dương cần phát triển các sản phẩm bổ sung như hàng lưu niệm gốm sứ, sơn mài, sự kiện lễ hội, du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội văn hóa ẩm thực địa phương, dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí… Đặc biệt cần nghiên cứu các loại hình thể thao khám phá, cắm trại, chèo thuyền ở vùng đồi núi, du lịch thưởng ngoạn trên sông hồ để thu hút đối tượng là học sinh sinh viên. Ngoài ra, một số sản phẩm du lịch tiềm năng mà địa phương có thể phát triển để tăng tính đa dạng và sự lựa chọn cho du khách như sau:

Chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch: Bình Dương cần có chính sách khuyến khích tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các làng nghề, cơ sở sản xuất với doanh nghiệp và khách du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm và thu hút chi tiêu của du khách.

Đầu tư, phát triến loại hình du lịch MICE: Bình Dương có thể tận dụng những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, đẹp mắt, sông nước cảnh trí hữu tình, môi trường thiên nhiên trong lành, để trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách MICE và phát triển hiệu quả sản phấm du lịch.

Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn: Để phát huy hiệu quả các lợi thế du lịch nhân văn đòi hỏi chính sách hỗ trợ và tham gia tích cực của chính quyền địa phương, các nhà nghiên cứu văn hóa, các doanh nghiệp du lịch cũng như cộng đồng địa phương trong việc phục dựng lễ hội truyền thống lâu đời, gắn với các di tích văn hóa phi vật thể như đờn ca tài tử Bình Dương với các lễ hội tâm linh khác

5.2. Đầu tư thu hút phân khúc du khách có mức chi tiêu cao

Đối với du khách có thu nhập cao và du khách doanh nhân, một mặt phát triển các sản phẩm chất lượng, mặt khác cần khai thác các kênh phân phối và phương thức quảng bá phù hợp với đẳng cấp của đối tượng khách hạng sang như giới thiệu sản phẩm du lịch thông qua các sự kiện thể thao, xã hội, sự kiện về du lịch lễ hội đặc biệt. Đối với đối tượng du khách lớn tuổi và du khách đi du lịch cùng bạn bè, người thân thì cần đẩy mạnh kênh kết nối với các công ty lữ hành trong nước và thiết kế các chương trình, sản phẩm du lịch có nhiều không gian cho các hoạt động tập thể, khai thác các lợi thế sẵn có của địa phương .

5.3. Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Các doanh nghiệp du lịch và các cấp quản lý cần chú trọng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này không chỉ giúp gia tăng mức chi tiêu hiện tại của du khách mà quan trọng hơn là thu hút họ quay lại lần sau và chi tiêu nhiều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đinh Kiệm (2009), “Bài giảng Kinh tế lượng ứng dụng”, Trường Đại học Tài chính Marketing.

2. Đinh Kiệm (2013), “Bài giảng Ứng dụng thực hành kinh tế lượng với phần mềm Eviews 9.0”, Trường Đại học Tài chính Marketing.

3. Damodar N. Gujarati (2004), “Basis Econometrics” Third Edition, The McGraw Hill Company.

4. Agarwal, V. B., and Yochum, G. R. (2000), “Determinants of Tourist Spending”, In A. G. Woodside & cộng sự (Eds.), Consumer Psychology of Tourism, Hospitality and Leisure, Vol. 1, pp. 311- 330, Wallingford, UK: CABI Publishing.

5. Alegre, J., & Pou, L. (2004), “Micro-Economic Determinants of the Probability of Tourism Consumption”, Tourism Economics, 10(2), 125-144.

6. Downward, p., & Lumsdon, L. (2003), “Beyond the Demand for Day-Visits: An Analysis of Visitor Spending”, Tourism Economics, 9(1), 67-76.

7. Frechtling, D. c. (2006), “An Assessment of Visitor Expenditure Methods and Models”, Journal of Travel Research, 45(1), 26-35.

IMPLEMENTING OF ECONOMETRIC MODELS IN THE STUDY

ON EXPENDITURE DECISIONS OF DOMESTIC TOURISTS

TO BINH DUONG PROVINCE

● DO NGOC HAN

Faculty of Business Administration - Industrial University of Ho Chi Minh City

ABSTRACT:

This paper is to research the implementation of econometric modeling of expenditure decisions of domestic tourists to Binh Duong Province. The model test results show that visitor spending decisions are affected by average income, age, marital status, occupation, length of stay, travel and tour organization integrating many destinations. The study also provides the implications for the management travel and functional management businesses in the orientation of promoting and increasing visitor spending.

Mô hình kinh tế lượng là gì?

Một mô hình kinh tế lượng là một tập hợp các phân bố xác suất hợp bao gồm sự phân bố xác suất hợp của các biến được nghiên cứu. Phần lớn các mô hình kinh tế lượng sử dụng để nghiên cứu các phương pháp lựa chọn mô hình, ước tính và thực hiện suy luận.

Khái niệm kinh tế lượng là gì?

Kinh tế lượng (econometrics) là một bộ phận của Kinh tế học, được hiểu theo nghĩa rộng là môn khoa học kinh tế giao thoa với thống kê học và toán kinh tế. Hiểu theo nghĩa hẹp, là ứng dụng toán, đặc biệt là các phương pháp thống kê vào kinh tế.

Mô hình nền kinh tế là gì?

Mô hình kinh tế là một khung đơn giản, thường là toán học, được thiết kế để minh họa các quy trình phức tạp. Thường xuyên, các mô hình kinh tế đặt ra các tham số cấu trúc. Một mô hình có thể có các biến ngoại sinh khác nhau và các biến đó có thể thay đổi để tạo ra các phản ứng khác nhau theo các biến kinh tế.

Mục tiêu của kinh tế lượng là gì?

Mục đích. Hai mục đích chính của kinh tế lượng là (1) kiểm nghiệm lý thuyết kinh tế bằng cách xây dựng các mô hình kinh tế (mà có khả năng kiểm định được) và (2) chạy (estimate) và kiểm tra các mô hình đó xem chúng đưa ra kết quả chấp nhận hay phủ quyết lý thuyết kinh tế.