Môi trường kinh doanh vĩ mô là gì

Môi trường kinh doanh là gì? Đặc trưng và vai trò của môi trường kinh doanh? Đặc trưng của môi trường kinh doanh. Vai trò của môi trường kinh doanh. Phân loại môi trường kinh doanh.

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay môi trường kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với các công ty, các doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động luôn trong môi trường kinh doanh. Vậy môi trường kinh doanh là gì?

Môi trường kinh doanh là tập hợp tất cả những yếu tố có liên quan chặt chẽ đối với các hoạt động của doanh nghiệp, những yếu tố này có ảnh hưởng bên trong hoặc ảnh hưởng bên ngoài đến kết quả, hiệu suất công việc và sự phát triển của công ty.

Có rất nhiều cách để phân loại môi trường kinh doanh hiện nay, tuy nhiên theo giới hạn hàng rào ngăn cách, chúng ta có thể phân biệt môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 loại như:

  • Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân [những điều kiện kinh tế, xã hội…]
  • Môi trường bên trong doanh nghiệp: đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng,…

Một môi trường kinh doanh có thể được phân chia trong cả môi trường vĩ mô và vi mô dựa trên quan điểm. Một môi trường vĩ mô thường được liên kết với các yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp bất kể ngành nghề hoặc quy mô của họ, như trường hợp ảnh hưởng chính trị hoặc kinh tế vĩ mô. Mặt khác, môi trường vi mô được gọi là không khí cạnh tranh kinh doanh, bao gồm các đối thủ, khách hàng và nhà cung cấp.

Từ góc độ chiến lược, phân tích môi trường kinh doanh là rất quan trọng để phát triển các chiến lược hiệu quả để đạt được mục tiêu của công ty. Các doanh nghiệp thường thuê các công ty tư vấn chuyên về phân tích chiến lược để nghiên cứu tình hình hiện tại của môi trường này để tìm hiểu động lực của môi trường. Những nghiên cứu này thường xác định các mối đe dọa và cơ hội tiềm năng mà công ty nên kết hợp với hoạch định chiến lược để đạt được các mục tiêu của mình. Cuối cùng, các công ty nên linh hoạt đủ để thích ứng với những thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh. Khả năng thích ứng này sẽ đảm bảo sự tồn tại của công ty ngay cả trong những tình huống kinh doanh tồi tệ nhất.

Môi trường kinh doanh – danh từ, trong tiếng Anh gọi là Business Environment.

Tham khảo thêm: Môi trường là gì?

Sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào dù qui mô như thế nào hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong một môi trường kinh doanh đầy biến động.

Với sự tác động của môi trường kinh doanh sẽ hoặc là tích cực theo nghĩa tạo cơ hội hoặc tiêu cực với nghĩa ngược lại là tiêu cực cho kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi nhà quản trị phải luôn luôn theo dõi, nghiên cứu môi trường kinh doanh ở mọi cấp độ. [Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân].

2. Đặc trưng của môi trường kinh doanh:

Yếu tố bên ngoài:

Yếu tố chính trị là các hoạt động của chính phủ và điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chẳng hạn như luật pháp, qui định, thuế quan và các rào cản thương mại khác, đôi khi là chiến tranh và bất ổn xã hội.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô là các yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, không chỉ riêng doanh nghiệp. Bao gồm lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ giá hối đoái, niềm tin của người tiêu dùng, thu nhập khả dụng thực tế của người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng, thời kì suy thoái và khủng hoảng.

Các yếu tố kinh tế vi mô là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bao gồm qui mô thị trường, nhu cầu, nguồn cung, mối quan hệ với nhà cung cấp và chuỗi phân phối chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ bán sản phẩm của doanh nghiệp, số lượng và sức mạnh cạnh tranh.

Các yếu tố xã hội về cơ bản là các yếu tố liên quan đến xã hội nói chung và các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các yếu tố xã hội bao gồm các phong trào xã hội, chẳng hạn như các phong trào về môi trường, cũng như những thay đổi trong thời gian và sở thích của người tiêu dùng.

Yếu tố công nghệ là sự đổi mới công nghệ có thể mang lại lợi ích hoặc tổn hại đến doanh nghiệp. Một số cải tiến công nghệ có thể làm tăng tỉ suất lợi nhuận và lợi nhuận của doanh nghiệp như phần mềm máy tính và dây chuyền sản xuất tự động. Mặt khác, một số sáng kiến công nghệ là mối đe dọa hiện hữu đối với một doanh nghiệp, chẳng hạn như việc phát nội dung trực tuyến trên Internet sẽ là bất lợi đối với những doanh nghiệp cho thuê DVD.

Yếu tố bên trong:

Văn hóa tổ chức là khuôn khổ của các giá trị, tầm nhìn, chuẩn mực và thói quen được chia sẻ bởi các thành viên của một tổ chức. Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến cách các nhân viên trong doanh nghiệp tương tác với nhau, khách hàng của họ và các bên liên quan khác.

Cơ cấu tổ chức là cách thức mà doanh nghiệp được tổ chức để tiến hành các hoạt động của mình. Các tổ chức có thể được thiết lập theo mặt phẳng, với rất ít cấp bậc hoặc được thiết lập theo chiều thẳng đứng với nhiều cấp độ phân cấp. Cách thức tổ chức của một tổ chức sẽ ảnh hưởng đến cách quản lí doanh nghiệp và mức độ kiểm soát của từng nhân viên đối với công việc của họ.

Cấu trúc quản lí là cách thức quản lí doanh nghiệp. Quản lí có thể được tập trung, trong đó tất cả các quyết định từ cấp trên được đưa xuống toàn doanh nghiệp hoặc có thể được phân cấp, trong đó việc ra quyết định được phân phối trong toàn tổ chức và các quyết định được đưa ra gần hơn với các hoạt động hoặc vấn đề liên quan. [Theo Shawn Grimsley, What Is Business Environment?, Study.com]

3. Vai trò của môi trường kinh doanh:

Một môi trường kinh doanh có thể được phân chia trong cả môi trường vĩ mô và vi mô dựa trên quan điểm. Một môi trường vĩ mô thường được liên kết với các yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp bất kể ngành nghề hoặc quy mô của họ, như trường hợp ảnh hưởng chính trị hoặc kinh tế vĩ mô. Mặt khác, môi trường vi mô được gọi là không khí cạnh tranh kinh doanh, bao gồm các đối thủ, khách hàng và nhà cung cấp.

Từ góc độ chiến lược, phân tích môi trường kinh doanh là rất quan trọng để phát triển các chiến lược hiệu quả để đạt được mục tiêu của công ty. Các doanh nghiệp thường thuê các công ty tư vấn chuyên về phân tích chiến lược để nghiên cứu tình hình hiện tại của môi trường này để tìm hiểu động lực của môi trường. Những nghiên cứu này thường xác định các mối đe dọa và cơ hội tiềm năng mà công ty nên kết hợp với hoạch định chiến lược để đạt được các mục tiêu của mình. Cuối cùng, các công ty nên linh hoạt đủ để thích ứng với những thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh. Khả năng thích ứng này sẽ đảm bảo sự tồn tại của công ty ngay cả trong những tình huống kinh doanh tồi tệ nhất.

Dù là những doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thì hoạt động trong môi trường kinh doanh cũng đều vô cùng quan trọng, nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích như:

Cần thiết cho việc lập kế hoạch

Sự hiểu biết về môi trường kinh doanh sẽ là điều cần thiết để bạn thiết lập các kế hoạch cho cho tương lai. Khi nhận thức đầy đủ về các vấn đề hiện tại, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về môi trường kinh doanh của mình để từ đó đưa ra những phương án, cách giải quyết phù hợp.

Thấu hiểu khách hàng

Khi am hiểu tường tận về môi trường kinh doanh của mình sẽ giúp bạn thấu hiểu và biết được khách hàng thực sự muốn gì. Thông qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn hành vi của người tiêu dùng và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp đáp ứng nhu cầu của họ.

Các mối đe dọa và cơ hội

Kiến thức vững chắc về môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp an toàn trước các mối đe dọa trong tương lai và khai thác các cơ hội trong tương lai.

Hiểu các đối thủ cạnh tranh

Hiểu rõ về môi trường kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp biết được những ưu và nhược điểm của mình cũng như đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược cụ thể để phát triển.

Mối liên hệ giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.

Đây được coi là mối quan hệ hai chiều. Nếu biết tận dụng các cơ hội, môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đồng thời nó cũng có những ràng buộc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không có sự thích ứng với môi trường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có những tác động lên môi trường kinh doanh trong việc đóng góp ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Nhưng nó cũng có thể huỷ hoại môi trường kinh doanh bằng sự ô nhiễm, gây ra nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, tham ô tiêu cực…

4. Phân loại môi trường kinh doanh:

Dựa vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể phân loại môi trường kinh doanh thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.

– Môi trường bên trong của doanh nghiệp là toàn bộ những quan hệ kinh tế, tổ chức kỹ thuật nhằm đảm bảo chô doanh nghiệp kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đạt kết quả cao.

– Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là tổng thể tất cả các quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên trong bao gồm văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức.

Văn hóa tổ chức là các giá trị, chuẩn mực, thói quen được chia sẻ bởi các thành viên của một tổ chức. Văn hóa kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên trong doanh nghiệp trong việc tương tác với nhau, gặp gỡ khách hàng và các mỗi quan hệ liên quan.

Cơ cấu tổ chức là những cách thức mà doanh nghiệp tổ chức để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.

Kết luận: Môi trường kinh doanh là tập hợp tất cả những yếu tố có liên quan chặt chẽ đối với các hoạt động của doanh nghiệp, những yếu tố này có ảnh hưởng bên trong hoặc ảnh hưởng bên ngoài đến kết quả, hiệu suất công việc và sự phát triển của công ty. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, môi trường kinh doanh có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng bên ngoài đến kết quả, hiệu suất công việc và sự phát triển của doanh nghiệp.

Chủ Đề