Một con sâu làm rầu nồi canh là gì

Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ: “Một con sâu làm rầu nồi canh”

Trong tất cả các mỗi quan hệ như gia đình, bạn bè, người thân, cộng đồng, xã hội chúng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vậy chúng ta cần phải biết hòa nhập cố gắng vì lợi ích chung của tập thể không nên tách rời. chính vì vậy mà có câu tục ngữ “ Một con sâu làm giàu nồi canh”.

Như chúng ta đã biết khi nồi canh chúng ta nấu mà có một con sâu chết trong đó thì chẳng ai dám ăn mà đổ nó đi. Trong tất cả các mối quan hệ cũng vậy con người mượn hình ảnh “ con sâu” và “ nồi canh” để diễn tả mối quan hệ. Nên biết cách phấn đấu sống hòa nhập với mọi người đường để vì một mình, mình mà ảnh hưởng đến cả một tập thể lớn. Đây là lời nhắc nhở đến tất cả mọi người về trách nhiệm của bản thân trong môi trường tập thể.

Một cá nhân tuy nhỏ nhưng sức ảnh hưởng của nó đến tập thể cực kì lớn bởi mỗi một cá nhân là thành phần quan trọng để tạo nên một tập thể lớn. Vì thế khi chúng ta làm gì chúng ta cũng phải suy nghĩ đến hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tập thể. Như trong một gia đình người con làm gì đó có lỗi, tùy vào lỗi nhỏ hay lỗi lớn nhưng nó cũng làm ảnh hưởng đến cả gia đình thập chí là ảnh hưởng đến dòng họ. Trong một câu lạc bộ nào đó nếu có một người phạm lỗi hay làm gì vụ lợi riêng cho bản thân mà bị xã hội biết thì cũng ảnh hưởng lớn đến tiếng tăm của cả một tổ chức.

Vì thế từ đây câu nói hướng giáo dục con người về trách nhiệm của bản thân trong cộng đồng. Khi chúng ta đã không làm được điều gì tốt đẹp có ích cho tập thể thì cũng không nên vì bản thân mà làm ảnh hưởng đến cả một tập thể lớn.

Mỗi chúng ta là những con người có cội, có nguồn, cũng như có cha, có mẹ chúng ta phải biết trách nhiệm và biết ơn. Để từ đó có cách ứng xử cho phù hợp với hoàn cảnh. Không nên vì sự lỗ mãn của bản thân mà làm ảnh hưởng đến cả một tập thể lớn.

Đặc biệt đối với các em học sinh ngay khi con ngồi trên ghế nhà trường hãy ra sức học tập và rèn luyện đạo đức cho bản thân. Để từ đó hiểu về cuộc sống hơn và có cách cư xử chuẩn mực đạo đước. Không những biết nghĩ cho lợi ích của bản thân mà biết nghĩ cho cả lợi ích của người khác để cùng nhau phát triển. Từ đó làm cho các em có thói quen tốt hình thành nên phẩm chất biết cách sống chung trong cộng đồng và phát triển tốt trong cộng đồng.

Không chỉ các em học sinh cần học cách sống trong tập thể mà mỗi con người trong chúng ta cũng nên ý thức được trách nhiệm của bản thân khi sống trong môi trường cộng đồng. Bởi chỉ có sống trong môi trường cộng đồng, tập thể thì con người mới có thể phát triển tốt các mối quan hệ. Như trong một công ti thì mối quan hệ giữa nhân viên với sếp, nhân viên với nhân vân, nhân viên với khách hàng lại càng quan trọng. Bởi chỉ một người làm việc gì xấu gây ra tiếng xấu cũng làm ảnh hưởng đến cả một thương hiệu công ti. Nên chúng ta hãy xem xét kĩ các mối quan hệ và ý thức trách nhiệm bản thân trong tập thể để có cách cư xử đúng mực. Đừng để chuyện sảy ra rồi mới nhận thức được đến lúc đó sửa sai cũng khó.

Câu tục ngữ “ Một con sâu làm rầu nồi canh” nói rất đúng và có ý nghĩa giáo dục lớn đối với mỗi con người về trách nhiệm của bản thân trong môi trường tập thể. Dù làm gì cũng cần phải biết nghĩ cho lợi ích chung của tập thể không nên chỉ biết mình. Từ đó tạo nên nét đẹp trong cách sống tập thể để tập thể cùng phát triển.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Một con sâu làm rầu nồi canh”

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Một con sâu làm rầu nồi canh”

Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ: “Một con sâu làm rầu nồi canh”

Suy nghi ve cau tuc ngu: “Mot con sau lam rau noi canh”

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa câu con sâu làm rầu nồi canh là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Giải thích con sâu làm rầu nồi canh:

  • Con sâu có nghĩa là con côn trùng sống – và ăn lá cây gây hại mùa màng cho người nông dân.
  • Làm rầu nồi canh có nghĩa là làm hỏng – hư và phải đổ cả nồi canh.

Câu con sâu làm rầu nồi canh có nghĩa là ám chỉ đến việc chỉ vì 1 con sâu mà phải đổ cả nồi canh thông qua đó ta có hiểu được rằng vì 1 cá nhân nào đó mà đôi khi ảnh hưởng cả 1 tập thể xung quanh.

Ví dụ như: Bạn đang làm công nhân xa ở khu vực TPHCM đang trong thời gian dịch bệnh giãn cách nhưng vẫn có cá nhân trốn ra khỏi khu tập thể đi chơi với người yêu – bạn bè để rồi về lây lan dịch bệnh cho khu trọ nơi mà bạn sinh sống, từ đó bạn phải ở nhà cách ly mất công việc làm – ăn uống thì phải nương tựa nhà nước chưa kể phải tự lấy tiền túi ra để chi trả các khoản chi khác. Đây chính là 1 hình tượng đáng lên án cho việc cá nhân kia đi chơi sướng cho bản thân nhưng lại mang họa cho cả 1 tập thể xung quanh.

Con sâu làm rầu nồi canh tiếng Anh:

=> One scabby sheep is enough to spoil the whole flock

Đồng – Trái nghĩa con sâu làm rầu nồi canh:

  • Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa con sâu làm rầu nồi canh là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

BÀI LÀM

Trong mối quan hệ giữa người với người ở phạm vi gia đình, hay xã hội đều có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Một cá nhân là thành viên của gia đình, mỗi gia đình là thành viên của xã hội cho nên mỗi cá nhân phải có ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tập thể gia đình, xã hội mà mình đang sống, không làm điều xấu ảnh hưởng đến danh dự của tập thể. Để nhắc nhở chúng ta bài học ấy, tục ngữ có câu “Một con sâu làm rầu nồi canh”. Đây là điều mà chúng ta cần tìm hiểu.

Câu tục ngữ sử dụng cách nói ví von, người xưa mượn “nồi canh” và “con sâu” để diễn đạt ý mình. Một con sâu nếu vô tình rớt vào nồi canh thì nồi canh đó coi như bỏ đi, không ai dùng đến. Từ đó suy rộng ra về con người: Nếu cá nhân nào làm điều gì xấu ắt sẽ gây ảnh hưởng đến tập thể, đến gia đình. Đây là lời nhắc nhở tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tập thể.

Tại sao một cá nhân lại có ảnh hưởng đến tập thể như vậy? Bởi lẽ cá nhân là thành viên của tập thể, góp phần tạo nên tập thể. Ngược lại, tập thể là tổ ấm, là môi trường sinh sống của cá nhân, cá nhân được trưởng thành cũng là do tập thể nuôi dưỡng. Do vậy, là một thành viên trong tập thể thì ta phải góp phần xây dựng tập thể tốt hơn. Không cống hiến được nhiều thì ít chứ ta đừng sống một cách vô trách nhiệm, không giúp ích gì được cho ai mà còn làm hại đến tập thể. Thói thường khi có một người nào trong gia đình hay trong nhà trường làm điều xấu thì cả nhà, có khi cả dòng họ, cả trường học phải chịu tiếng xấu chung. Bởi người ta thường nói “cái nhà đó, dòng họ đó” hoặc “học sinh trường đó” làm điều xấu, ít khi người ta nêu tên cá nhân người làm xấu mà không gắn liền với tập thể. Như vậy dù muốn hay không bản thân ta cũng không thể tách rời tập thể mà ta đang sống. Cho nên điều hay hơn hết là ta phải cố gắng sống tốt, sống đẹp để tập thể được tiếng thơm lây. Ta đừng sống vị kỉ thấp hèn làm điều xấu để hại đến thanh danh của tập thể. Nếu những tên tuổi của các vị tướng Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng, Nguyễn Trãi... đến những vị vua Lê Lợi, Quang Trung... làm cho ta tự hào về dân tộc mình bao nhiêu thì những cái tên Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh... Nguyễn Bá Nghi... lại làm ta xấu hổ về dân tộc mình bấy nhiêu. Điều đó khiến ta thấm thía hơn câu nói “Một con sâu làm rầu nồi canh”.

Tìm hiểu ý nghĩa tác dụng của câu tục ngữ ta càng thấy rõ giá trị giáo dục của nó. Mỗi chúng ta phải luôn nhớ rằng mình là người có nguồn, có cội, có tổ tiên, ông bà, có gia đình, cha mẹ, anh em. Mình là thành viên của tập thể, của đất nước, nên phải có bổn phận giữ gìn và phát huy mặt tốt của gia đình, của tập thể, của đất nước, phải ý thức giữ gìn danh dự, tiếng tăm, phẩm giá, đừng làm điều xấu mà hại đến gia đình, đến đất nước. Muốn được như vậy, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện nhân cách, giữ gìn đạo đức và bồi dưỡng tài năng để sau này tạo được sự nghiệp góp phần xây dựng gia đình, đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

Tóm lại, câu tục ngữ là bài học quý cho mỗi chúng ta. Nó thể hiện được ý thức đạo đức của mỗi con người. Ta nên lấy câu tục ngữ làm phương châm sống cho mình, phải tự nghiêm khắc với chính mình để tránh làm những điều sai lầm đáng tiếc phải ân hận về sau. Ta sẽ phấn đấu đến cùng để không bao giờ trở thành “con sâu” trong “nồi canh” mà sẽ là “hoa sen thơm ngát giữa đầm”.

Con sâu làm rầu nồi canh là câu tục ngữ chỉ việc một cá nhân có những hành vi xấu, không tốt đã làm ảnh hưởng đến cả tập thể xung quanh. Cũng giống như việc một nồi canh đáng lẽ là nồi canh ngon, nhưng chỉ vì trong đó có một con sâu mà đã làm nồi canh trở nên không còn giá trị và có thể bị bỏ đi. Vậy nên đừng để những mục đích cá nhân nhỏ nhặt mà làm ảnh hưởng đến tập thể, đó là hành động ích kỷ, xấu xa, không biết vì mọi người xung quanh.

Cố chấp là gì?

Trước Sau

Câu hỏi chưa có trả lời Gửi câu hỏi của bạn

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Tags: con sâu làm rầu nồi canh nghĩa là gì,con sâu làm rầu nồi canh

Câu hỏi mới nhất:

Câu hỏi khác:

Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Video liên quan

Chủ Đề