Mục tiêu phát triển cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ có mấy lĩnh vực

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển đạt chuẩn theo lứa tuổi.

Trẻ thực hiện tốt các kỹ năng vận động cơ bản của độ tuổi theo chương trình Giáo dục Mầm non và các tố chất trong vận động:

+ Trẻ kiểm soát được và phối hợp tốt việc vận động các nhóm cơ lớn, cơ nhỏ.

+ Trẻ phối hợp tốt các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động.

+ Trẻ định hướng tốt trong không gian và kiểm soát được vận động khi thay đổi hướng.

+ Trẻ thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai của cơ thể và vận động nhanh nhẹn khéo léo trong các bài tập tổng hợp và các vận động chạy.

+ Trẻ biết xem trọng sự tham gia và hợp tác với nhóm bạn trong hoạt động. Biết tuân thủ luật chơi.

Trẻ thể hiện sự tự tin khi tham gia vào các hoạt động thể chất.

Trẻ có tâm lý mạnh dạn khi chơi các trò chơi dưới nước.

Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.

Trẻ có hiểu biết về thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng.

Trẻ có kỹ năng tự phục vụ một số việc.

Trẻ nhận thức được các thói quen có lợi cho sức khoẻ và thực hiện các thói quen này trong sinh hoạt.

Trẻ nhận biết được một số nguy cơ không an toàn và thực hành an toàn cá nhân.

Biết phòng tránh để đảm bảo an toàn của bản thân.

Trẻ biết thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Trẻ tò mò, thích tìm hiểu, khám phá và trao đổi với người lớn, với bạn về các sự vật hiện tượng xung quanh.

Trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng như quan sát, so sánh, phán đoán trong hoạt động nhận thức về môi trường.

Trẻ có khả năng phát hiện mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và biết cách giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.

Trẻ có khả năng thể hiện sự hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau.

Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Trẻ thể hiện khả năng suy luận và sáng tạo.

Trẻ có hiểu biết một số khái niệm sơ đẳng về toán học:

+ Trẻ nhận biết được số đếm, số lượng, hình dạng [hình hình học, hình khối] và đo lường.

+ Trẻ có biểu tượng về số, thực hiện cộng trừ trong phạm vi 10...

+ Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và biết thực hiện theo quy tắc.

+ Trẻ xác định được các vị trí trong không gian.

+ Trẻ cảm nhận tốt về thời gian.

3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Trẻ có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói của người khác:

+ Biết lắng nghe chăm chú, tập trung và đáp lại các yêu cầu một cách phù hợp.

+ Nhận ra sắc thái biểu cảm của lời nói.

+ Hiểu nghĩa một số từ khái quát.

+ Hiểu và thích những cuốn sách, câu chuyện, bài thơ phù hợp theo độ tuổi.

Trẻ có khả năng sử dụng tốt lời nói để biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ và giao tiếp hiệu quả, có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ tự tin khi nói, kể lại một sự kiện, câu chuyện trước đám đông.

Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc.

+ Trẻ thể hiện sự hứng thú đối với việc đọc.

+ Trẻ thể hiện những hành vi đọc phù hợp với độ tuổi.

Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết.

Trẻ có khả năng nhận diện âm, phát đúng âm, ghép vần chữ cái và biết cách đọc sách.

Trẻ biết tập đồ chữ, số, sao chép.

Trẻ viết được chữ cái, từ đã học.

Trẻ học cách cầm bút và rèn tư thế đúng khi ngồi viết.

4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

Trẻ có thể nhận thức được về:

+ Bản thân.

+ Sự khác biệt giữa trẻ và các bạn khác.

Cảm xúc riêng của bản thân.

Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân .

Trẻ chủ động và độc lập thể hiện sự vui thích khi thực hiện các hoạt động.

Trẻ có khả năng nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực và có khả năng điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh.

Trẻ biết cách thiết lập tình bạn với những người khác và có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn.

Trẻ hiểu được tầm quan trọng của sự hợp tác và chia sẻ và thể hiện được sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.

Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội, các qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình,trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

Trẻ biết thể hiện sự tôn trọng với người khác.

Trẻ biết quan tâm bảo vệ môi trường.

5. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Trẻ có khả năng cảm nhận ,thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.

Trẻ thể hiện sự yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.

Trẻ có một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc [nghe, hát, vận động theo nhạc] và hoạt động tạo hình [vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình].

Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình;

Trẻ biểu lộ được cảm xúc và khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc và tạo hình.

Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.

Trẻ được mở rộng cách nhìn nhận thế giới thông qua việc thưởng thức các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi itếng.

Trẻ được tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật của các nền văn hoá khác nhau.

Trường thường xuyên tổ chức các chương trình âm nhạc bằng tiếng Anh và vận động dành cho tất cả các khối lớp từ 18 tháng đến 5 tuổi.

Hệ thống trường mầm non song ngữ Bầu Trời Xanh - Blue Sky Kindergarten

Văn Phòng : Lô 02, Tầng 7, Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM

Điện thoại : [028] 628 711 76

Với trẻ em từ 24-36 tháng tuổi, trẻ em bắt đầu thể hiện ý thức nhiều hơn về thế giới xung quanh. Chương trình học mẫu giáo cho trẻ em từ 24-36 tháng tuổi sẽ chú trọng phát triển, nâng cao cho các bé về mọi mặt từ thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm đến kỹ năng xã hội, thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi.

1 /Mục tiêu chương trình giáo dục trẻ Nhóm 1: có 4 lĩnh vực 

- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

-Thích nghi với chế độ sinh hoạt nhà trẻ

- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi

- Có một số tố chất vận động ban đầu[ nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể]

- Có khả năng khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.

- Có khả năng làm một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

1. 2 Phát triển nhận thức:

- Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.

- Có sự nhạy cảm của các giác quan.

- Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn dạt hiểu biết.

- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc và một số khái niệm cơ bản về hình dạng, màu sắc, kích thước.

1.3 Phát triển ngôn ngữ:

- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.

-  Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản.

- Biết biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau [lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…].

- Sử dụng lời nói giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.

- Có khả năng nghe và kể lại những mẫu chuyện, bài thơ có nội dung ngắn.

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

- Có một số kỹ năng ban đầu về việc làm quen với hoạt động tạo hình.

1.4  Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ:

- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.

- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.

- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.

- Có một số kỹ năng sống: thân thiện, quan tâm, chia sẻ.

- Thực hiện một số qui định đơn giản trong sinh hoạt.

- Thích nghe, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé, dán, xếp hình...

II. Mc tiêu cụ thể:

          1 Nhóm trẻ 1:

LĨNH VỰC

SỐ

THỨ TỰ MỤC TIÊU

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

NĂM HỌC

NỘI DUNG GIÁO DỤC

NĂM HỌC

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1

- Trẻ biết tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo nhịp.

* Thực hiện các động tác thể dục sáng:

- Hô hấp: Tập hít vào, thở ra.

- Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay.

- Lưng, bụng, lườn: Cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên.

- Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.

2

- Trẻ biết các vận động cơ bản: bò trong đường hẹp, bò theo đường ngoằn ngoèo, bò thẳng hướng có mang vật trên lưngdài khoảng 2,5m đến 4m, rộng từ 25cm đến 30cm. Kết hợp tay chân, mắt nhịp nhàng.

- Tập bò, trườn:

- Bò thẳng hướng và có vật trên lưng.

- Bò, trườn chui qua cổng.

- Bò trong đường hẹp.

- Bò theo đường ngoằn ngoèo.

- Bò bằng hai bàn tay và 2 bàn chân

3

- Trẻ biết đi theo hiệu lệnh vật chuẩn, đi trong đường hẹp có 2 đường thẳng song song, đi theo đường ngoằn ngoèo dài 3m -4m, rộng 25 – 30cm đi đều bước, đi đều bước có cầm vật.

- Đi theo hiệu lệnh.

- Đi trong đường hẹp.

- Đi có mang vật trên tay.

- Đi theo đường ngoằn ngoèo.

- Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay.

- Đi bước qua gậy kê cao 5cm.

4

- Trẻ biết đứng co 1 chân và giữ thăng bằng cơ thể trong khoảng 2 – 3 giây, cách mặt đất 10 đến 12cm.

- Trẻ đứng co 1 chân

- Đứng co chân trái hoặc chân phải [mỗi bên 2 – 3 giây].

5

- Trẻ biết chạy theo hướng thẳng và đổi hướng

- Chạy theo tốc độ chậm, nhanh, chậm dần theo hiệu lệnh.

- Chạy đổi hướng theo cô[ 2 – 3 hướng].

6

- Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng, tư thế tự nhiên để nhún bật tại chỗ, nhảy xa bằng hai chân về phía trước.

- Nhảy xa bằng hai chân về phía trước [khoảng 15cm].

- Nhảy bật tại chỗ bằng hai chân.

7

- Biết tung, ném, bắt cùng cô. Phát triển sự phối hợp của mắt và tay

- Tung – bắt bóng cùng cô.

- Tung bóng bằng hai tay qua dây[ cao 80 – 100cm]

- Ném bóng về phía trước [ ném xa bằng 1 tay].

- Ném bóng vào đích[ đích xa 70 -100cm]

8

- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động làm quen với đất nặn, xếp hình, tô màu, xâu hạt

- Xâu được các đồ vật, đồ chơi, con vật, các loại hoa, quả, rau và phương tiện giao thông vào dây thành vòng.

- Dùng bàn tay và các ngón tay để làm quen với đất, nhào, ngắt, gộp, lăn dài, vo tròn, ấn dẹp.

- Xếp được các hình cơ bản: xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách hàng rào, cái nhà, cái cổng, đường đi, bộ bàn ghế, cái giường.

- Cách cầm viết vẽ lên giấy, trên sàn, ngoài sân, sử dụng các ngón tay để in màu, di màu, vẽ.

9

- Nhanh nhẹn, khéo léo, biết chơi các trò chơi vận động, vận động theo nhạc, trò chơi dân gian.

- Luyện tập cho trẻ tính nhanh nhẹn, khéo léo, biết chơi các trò chơi vận động, vận động theo nhạc, trò chơi dân gian theo chủ đề.

10

- Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, có một số thói quen tốt giữ cơ thể sạch sẽ.

- Có nề nếp khi lau mặt, rửa tay

- Đi vệ sinh đúng nơi qui định

- Thói quen lau mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi bị bẩn

- Biết gọi cô khi có mũi, khi bị ướt, bẩn

- Không ngậm tay vào miệng.

- Thói quen tắm rửa hàng ngày.

- Khi ho, ngáp biết lấy tay che miệng.

11

- Biết sử dụng đồ dùng cá nhân của mình.

- Lấy và sử dụng đúng đồ dùng cá nhân theo ký hiệu: ca uống nước, khăn lau mặt.

12

- Thực hiện được một số việc tự phục vụ đơn giản.

- Dọn chén, muỗng, ly sau khi ăn, uống

- Lấy cất đồ chơi , đồ dùng đúng qui định trước và sau khi chơi.

- Bỏ rác đúng nơi qui định

13

- Trẻ ăn hết suất và biết cách ăn một số thức ăn mới.

- Nhận biết được các món ăn hàng ngày, biết cách ăn bánh mì, các loại rau, thịt, các thực phẩm được chế biến từ các nguồn thực phẩm gần gũi.

14

- Biết giữ gìn sức khỏe, không nghịch phá và không chơi những nơi nguy hiểm.

  - Nhận biết được những nơi nguy hiểm.

- Không chơi ở những nơi nguy hiểm: bếp, lan can, cầu thang.

- Không nghịch phá các con vật và không lại gần các con thú dữ, không chọc phá chúng.

- Không trèo cây, leo trèo chạy nhanh.

- Không chơi ở lòng đường xe chạy

- Không chơi ở gần sông, ao hồ, khi đi thuyền, tàu phải ngồi ngay ngắn.

- Không chơi ở gần đường sắt,khi tham gia trên các phương tiện giao thông phải ngồi ngay ngắn.

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

15

- Trẻ biết về bản thân.

- Tên gọi của mình, biết các giác quan trên cơ thể, những sở thích gì? Giới tính của trẻ.

16

- Trẻ biết về những người thân yêu trong gia đình

- Tên gọi, nghề nghiệp của ba mẹ và những người thân trong gia đình bé.

17

- Biết về cô, các bạn trong lớp, các cô các bác trong trường

- Tên cô, tên bạn và một số công việc của cô

18

-Trẻ biết về tên trường, tên lớp. Các hoạt trong ngày ở lớp.

- Tên trường, tên lớp, một số hoạt động trong trường mầm non.

19

- Trẻ biết tên gọi, cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi

- Tên gọi, cách sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi của bé, đồ dùng trong gia đình

20

- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên, màu sắc xanh , đỏ,vàng, kích thước to nhỏ của đồ dùng, đồ chơi.

- Tên gọi, đặc điểm, màu sắc, kích thước của đồ dùng của trẻ, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi của trẻ.

21

- Diễn đạt được hiểu biết bằng những câu nói đơn giản

- Biết diễn đạt sự hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng xung quanh.

22

- Trẻ nhận biết, chỉ và nói đúng tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, môi trường sống của các con vật nuôi trong gia đình, các con thú sống  trong rừng,   các con vật sống dưới nước và các con vật có cánh biết bay.

- Tên gọi , đặc điểm, hình dạng, kích thước, các bộ phận, lợi ích, công dụng và môi trường sống của các con vật nuôi trong gia đình: gà, vịt, chó, mèo, bò, thỏ, lợn

- Tên gọi, đặc điểm, hình dạng, kích thước, các bộ phận, lợi ích, công dụng và môi trường sống của các con vật sống trong rừng : gấu, voi, khỉ, hổ

- Tên gọi , đặc điểm, hình dạng, kích thước, các bộ phận, lợi ích, công dụng và môi trường sống của các con vật sống dưới nước: cá, tôm, cua, ốc

- Tên gọi, đặc điểm, hình dạng, kích thước, các bộ phận, lợi ích, công dụng và môi trường sống của các con vật có cánh biết bay : chim, ong, bướm …

23

- Trẻ nhận biết và phân biệt được kích thước và màu sắc của các con vật

- Chọn đúng kích thước to – nhỏ, màu sắc xanh, đỏ, vàng của các con vật

24

- Trẻ nhận biết được các con thú dữ, không lại gần và không chọc phá chúng

- Nhận biết các con vật nguy hiểm để tránh xa, những con vật có ích, con vật có hại.

25

  - Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, các bộ phận của một số loại hoa, quả, rau củ gần gũi với trẻ

- Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, màu sắc, mùi hương, môi trường sống của các loại hoa, hoa ngày tết: hoa hồng, hoa mai, hoa đào, hoa đào, hoa sen, lay ơn, đồng tiền…

- Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, màu sắc, mùi vị, môi trường sống của các loại quả:bưởi, hồng, nho . cam, dưa hấu, mận, đu đủ…

- Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, màu sắc, hình dạng, kích thước, dinh dưỡng của một số loại rau, củ: rau cải, rau muống, cà chua, cà rốt, củ cải, quả đậu, rau dền, rau ngót…

26

- Trẻ nhận biết và phân biệt đúng một số loại hoa, quả, rau củ: đặc điểm, môi trường sống, lợi ích…

- Nhận biết , chỉ và gọi đúng tên, đặc điểm các bộ phận , màu sắc, mùi hương, môi trường sống của các loại hoa, hoa đặc trưng ngày tết, các loại quả, rau củ quen thuộc.

- Nhận biết được các loại hoa có gai, có mũ độc

- Nhận biết được các loại quả không ăn được

- Nhận biết được các loại rau không ăn được

27

- Trẻ nhận biết và phân biệt đúng, gọi đúng tên màu sắc , kích thước của các loại hoa , quả , rau

  sắc của các loại hoa, quả và các loại rau củ

28

- Trẻ biết tên gọi của một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường không và một số luật lệ giao thông đơn giản.

- Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo , kích thước, màu sắc của các loại xe : xe đạp, xe máy, xích lô, xe buýt, xe tải, xe con…

- Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo , kích thước, màu sắc của các loại phương tiện : thuyền, tàu thuỷ, ghe…

- Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo , kích thước, màu sắc của các loại phương tiện : máy bay, tàu hoả…

29

- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên, màu sắc xanh, đỏ, vàng; kích thước của một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường không.

- Nhận biết và phân biệt được kích thước , hình dạng, cấu tạo và màu sắc của 1 số loại xe

- Nhận biết và phân biệt được kích thước , hình dạng, cấu tạo và màu sắc của 1 số phương tiện giao thông chạy ở dưới nước

- Trẻ  biết thực hiện 1 số luật giao thông đơn giản

- Trẻ nhận biết và phân biệt được kích thước , hình dạng, cấu tạo và màu sắc của 1 số phương tiện giao thông đường không, đường sắt

30

- Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của mùa hè và một số hoạt động của lớp mẫu giáo

-Nhận biết và phân biệt  tên gọi, đặc điểm đặc trưng của mùa hè và biết một số hoạt động ở lớp mẫu giáo

- Đặc điểm đặc trưng của mùa hè và một số hoạt động của lớp mẫu giáo

- Biết mùa hè nóng nực ra đường bé biết đội nón, khi mưa biết mặc áo mưa. Biết thực hiện một số luật giao thông đơn giản

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

31

- Trẻ nói đúng tên mình, tên cô, tên các bạn trong lớp, nói đúng tên những người thân trong gia đình, tên các cô , các bác trong trường. Tên trường, lớp, đặc điểm công dụng của đồ dùng, đồ chơi.

- Tên mình, tên cô, tên các bạn trong lớp, tên các cô, các bác trong trường.

- Tên trường, lớp, đặc điểm công dụng của đồ dùng, đồ chơi.

-Tên những người thân trong gia đình, nghề nghiệp của ba mẹ.

32

- Biết diễn đạt câu đơn 3 -4 từ.

- Nói trọn câu 3 -4 từ.

- Phát âm rõ lời.

- Diễn đạt được bằng lời nói các yêu cầu đơn giản.

33

- Trẻ biết đọc thơ, ca dao, hát các bài về chủ đề biết kể chuyện cùng cô.

- Các bài thơ, bài đồng dao, kể chuyện, hát các bài về gia đình, đồ dùng, đồ chơi và trường lớp mầm non

34

- Trẻ  nói đúng tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, môi trường sống của các con vật.

- Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, lợi ích của các con vậtnuôi trong gia đình, các con thú sống  trong rừng, các con vật sống dưới nước và các con vật có cánh biết bay

35

- Trẻ  biết diễn đạt câu ngắn 4 -5 từ

- Trả lời các câu hỏi của cô, nói trọn câu .

- Phát âm đúng, rõ lời

- Diễn đạt được bằng lời nói các yêu cầu đơn giản, kết hợp với cử chỉ.

36

- Trẻ đọc thuộc cả bài thơ, hát thuộc bài hát, biết kể chuyện theo cô, biết trả lời các câu hỏi của cô.

- Biết trả lời các câu hỏi của cô, trọn câu

- Đọc các bài thơ, hát được bài hát và kể được chuyện theo tranh, biết minh hoạ động tác theo nội dung chuyện

37

- Trẻ nói đúng tên gọi, đặc điểm, lợi ích của một số hoa , quả, rau mà trẻ biết

-Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, màu sắc, mùi hương, môi trường sống của các loại hoa, hoa đặc trưng ngày tết.

- Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, màu sắc, mùi vị, môi trường sống của các loại quả : bưởi, hồng, nho . cam, dưa hấu, mận, đu đủ…

- Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, màu sắc, hình dạng, kích thước, dinh dưỡng của một số loại rau, củ. : rau cải, rau muống, cà chua, cà rốt, củ cải, quả đậu, rau dền, rau ngót…

38

- Biết diên đạt câu ngắn 5 - 6 từ , trả lời trọn câu , trả lời được các câu hỏi của cô, phát âm rõ.

- Trả lời các câu hỏi của cô, trọn câu về tên gọi, đặc điểm của các loại hoa, quả, rau củ.

39

- Trẻ đọc thuộc cả bài thơ, kể chuyện, hát các bài hát theo chủ đề cùng cô

- Đọc các bài thơ, hát được bài hát và kể được chuyện

40

- Trẻ nói đúng tên gọi, đặc điểm, cấu tạo của các phương tiện giao thông.

- Trẻ  nói đúng tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, kích thước, màu sắc của các loại phương tiện tàu hoả, máy bay…

- Trẻ nói đúng tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, kích thước, màu sắc của các loại phương tiện thuyền, tàu thuỷ, ghe…

- Trẻ nói đúng tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, kích thước, màu sắc của các loại xe: xe đạp, xe máy, xích lô, xe buýt, xe tải, xe con…

41

- Biết diễn đạt trọn câu đơn 5 -6 từ, trả lời trọn câu, đủ nghĩa các câu hỏi của cô.

- Trẻ  nói đúng tên gọi, đặc điểm của mùa hè, lớp mẫu giáo …

42

- Trẻ đọc thuộc thơ, bài ca dao, thuộc các bài hát ngắn, nắm được nội dung chuyện và biết kể lại.

- Đọc được các bài thơ, hát được bài hát và kể được chuyện theo tranh, biết minh hoạ động tác theo nội dung chuyện

- Trẻ đọc thuộc cả bài thơ , hát thuộc bài hát , biết kể chuyện theo cô, biết trả lời các câu hỏi của cô. Nói trọn câu 5 - 6 từ, đủ nghĩa.

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ

43

- Cháu biết yêu thương kính trọng, vâng lời ba mẹ, người thân, các cô ,các bác trong trường

- Cháu thể hiện lễ giáo qua các hoạt động hàng ngày.

- Yêu thương, kính trọng, lễ phép với mọi người.

44

- Thích đi học, thích chơi với bạn, chơi biết nhường nhịn bạn

- Không nghịch của bạn, đi học không khóc nhè, không đánh cắn bạn.

45

- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong

- Chơi xong cất đúng nơi qui định. Không đập phá đồ dùng đồ chơi.

46

- Biết chào hỏi người lớn khi đến lớp, ra về, biết thực hiện một số yêu cầu đơn giản của người lớn.

- Thực hiện tốt các mặt lễ giáo: chào hỏi khi đến lớp và ra về.

47

- Biết tự tin trong giao tiếp.

- Chủ động chào khách khi có khách đến lớp, mạnh dạn trả lời các câu hỏi

48

- Làm quen với bài hát và các động tác vận động theo nhạc, làm quen với đất nặn, cách cầm bút phấn

- Thực hiện được các yêu cầu của cô khéo léo: xâu hoa, xếp hình, nặn, tô màu, xé dán…

- Cháu tô màu và xé dán các loại xe khéo léo, biết tạo ra các sản phẩm từ đất nặn

49

- Cháu  không chọc phá vật nuôi, nhắc ba mẹ chăm sóc chúng, không lại gần và chọc phá thú dữ và chó mèo lạ

- Biết yêu quí vật nuôi, không chọc phá chúng

50

- Cháu vận động nhịp nhàng theo nhạc, biết vỗ tay và làm đúng các động tác minh họa cho bài thơ và hát

- Hát và múa, làm động tác minh họa nhịp nhàng

- Cháu vận động nhịp nhàng theo nhạc, biết vỗ tay và làm đúng các động tác minh họa cho bài thơ và hát

51

- Cháu tô màu và xé dán khéo léo, biết tạo ra các sản phẩm từ đất nặn. Không nghịch của bạn, chơi xong cất đúng qui định.

- Thực hiện được các yêu cầu của cô khéo léo : xâu vòng, xếp hình, nặn, tô màu, xé dán …

- Giữ gìn sản phẩm, không tranh giành đồ chơi với bạn

52

- Cháu biết bảo vệ, chăm sóc hoa và cây, con vật, không ngắt hái hoa bẻ cành, không hái quả non, không chọc phá con vật.

- Biết thể hiện tình cảm của mình với môi trường xung quanh: không ngắt hái hoa bẻ cành, không hái quả non, không chọc phá con vật.

53

- Không xả rác, biết bỏ rác đúng nơi qui định

- Rèn luyện thói quen, hành vi không xã rác, bỏ rác đúng nơi quy định.

54

- Biết tạo ra sản phẩm từ hoa và cây

- Thực hiện được các yêu cầu của cô khéo léo: xâu quả , xếp hình, nặn , tô màu, xé dán…

55

- Cháu biết thực hiện một số luật lệ giao thông đơn giản, không chơi ở lòng đường, khi được ngồi trên các phương tiện giao thông, không đùa nghịch.

- Không chơi ở lòng đường xe chạy, không đùa nghịch trên xe. Khi đi xe máy phải đội nón bảo hiểm. Trẻ  biết thực hiện 1 số luật giao thông đơn giản

Video liên quan

Chủ Đề