Mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

Quảng cáo

Bằng phương pháp lịch sử cụ thể, bám sát thực tiễn xã hội thuộc địa, Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung một số phận mất nước, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn : dù là địa chủ hay nông dân, họ đều chịu chung số phận là người nô lệ mất nước.

Nếu như mâu thuẫn chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Nó quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở các nước thuộc địa.

Dưới tác động của các chính sách khai thác kinh tế, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất, cùng với những chính sách cai trị của chủ nghĩa đế quốc, mỗi giai cấp ở thuộc địa có địa vị kinh tế, thái độ chính trị khác nhau, thậm chí có lợi ích phát triển ngược chiều nhau, hình thành nhiều mâu thuẫn đan xen nhau, nhưng nổi lên mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng. Do vậy, "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây"1.

Hồ Chí Minh phân tích xã hội Đông Dương: Ấn Độ hay Trung Quốc, xét "về mặt cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây". Do mâu thuẫn chủ yếu khác nhau, tính chất cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa cũng khác nhau. Nếu như ở các nước tư bản chủ yếu phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Cách mạng xã hội là lật đổ nền thống trị hiện có và thiết lập một chế độ xã hội mới. Cách mạng ở thuộc địa trước hết phải "lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc", chứ chưa phải là cuộc cách mạng xóa bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung.

Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ bọn thực dân xâm lược với nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa. Người kêu gọi nhân dân các nước phản đối chiến tranh xâm lược thuộc địa, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa làộc lập dân tộc. Trong phong trào cộng sản quốc tế, có quan điểm cho rằng "vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là vấn đề nông dân" và chủ trương nhấn mạnh vấn đề ruộng đất, nhấn mạnh đấu tranh giai cấp.

Ở các nước thuộc địa, nông dân là lực lượng đông đảo nhất. Thực dân Pháp thống trị và bóc lột nhân dân Việt Nam thì chủ yếu là thống trị và bóc lột nông dân. Nông dân là nạn

nhân chính của các chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất. Vì thế, kẻ thù số một của nông dân là bọn đế quốc thực dân. Nông dân có hai yêu cầu : độc lập dân tộc và ruộng đất nhưng họ luôn đặt yêu cầu độc lập dân tộc cao hơn so với yêu cầu ruộng đất.


Cùng với nông dân, tất cả các giai cấp và tầng lớp khác nhau đều có nguyện vọng chung là "cứu giống nòi" ra khỏi cảnh "nước sôi lửa bỏng". Việc cứu nước là việc chung của cả dân tộc bị áp bức.

Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.

Trong tác phẩm Đảng cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc phân biệt ba loại cách mạng : cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ; đồng thời, Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc. Người giải thích :

Giai cấp nông dân là bộ phận có số lượng lớn nhất trong dân tộc nên giải phóng dân tộc chủ yếu là giải phóng nông dân. Nông dân có yêu cầu về ruộng đất nhưng nhiệm vụ ruộng đất cần tiến hành từng bước thích hợp. Khi đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, yêu cầu đó đã được đáp ứng một phần vì ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai sẽ thuộc về nông dân. Đế quốc và tay sai là kẻ thù số một của nông dân, lật đổ chế độ thuộc địa là nguyện vọng hàng đầu của nông dân.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, xác định những nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, nhưng nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Trong tư duy của Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng [tháng 5-1941] do Hồ Chí Minh chủ trì đã kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là "nhiệm vụ bức thiết nhất'', chủ trương tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" và chỉ tiến hành nhiệm vụ đó ở một mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Trong nhiều bài nói, bài việt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người khẳng định : "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, thống nhất, độc lập nhất định thành công"! Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Người nêu rõ : "Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".

Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước với ý chí quyết giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào. Người tin theo Y.I.Lênin và Quốc tế thứ ba, vì Quốc tế thứ ba có chủ trương giải phóng dân tộc bị áp bức.

Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. Đó là những mục tiêu của chiến lược đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, do những hạn chế trong nhận thức về thực tiễn của cách mạng thuộc địa, lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng giáo điều, "tà khuynh”, nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng [tháng 10-1930] đã phê phán những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc Nhưng với bản lĩnh cách mạng kiên cường, bám sát thực tiễn Việt Nam, kiên quyết chống giáo điều, tháng 5-1941. Nguyễn Ái Quốc chu trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chủ trương "thay đổi chiến lược", từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sang nhấn mạnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị khẳng định dứt khoát: "cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng”. Vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng"[1]. Hội nghị chủ trương tiếp tục tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất", chi chia lại còng điền và ruộng đất "tịch thu của Việt Nam phản quốc" cho dân cày nghèo, tức là ruộng đất đang nằm trong tay kẻ thù của dân tộc, chứ không phải là của giai cấp địa chủ nói chung, nhằm đánh lại kẻ thù của dân tộc cả về chính trị và kinh tế.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợi trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam [1945-1975] trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh.

Bài tiếp theo

  • Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
  • Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
  • Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
  • Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
  • Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
  • Ý nghĩa của việc học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên
  • Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
  • Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [2.6 MB, 18 trang ]

Hãy theo dõi những hình ảnh sau
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc
Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân
tộc
Nội dung chính:
1.Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở
thuộc địa
1.1. Tính chất
1.2. Nhiệm vụ
2.Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
3.Liên hệ cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam
1.1. Tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa
* Quan điểm của Hồ Chí Minh: Bằng phương pháp lịch sử cụ thể, bám
sát thực tiễn xã hội thuộc địa Hồ Chí Minh cho rằng:
- Sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống
như ở các nước tư bản phương Tây.



-Mâu thuẫn chủ yếu
Các nước tư bản phương
Tây
Các nước thuộc địa phương
Đông
_Cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước thuộc địa diễn ra không giống như
ở các nước phương tây.
+ Do chủ nghĩa đế quốc áp dụng những chính sách khai thác kinh tế, bóc
lột , sự cai trị ở các nước thuộc địa cùng những thủ đoạn tinh vi


làm cho xã hội ở thuộc địa bị phân hóa làm các giai cấp khác
nhau , với địa vị kinh tế, thái độ chính trị khác nhau .
từ đó có nhiều mâu thuẫn đan xen nhau trong xã hội.
tuy nhiên mâu thuẫn cơ bản nổi là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp
bức với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng.
+ Tại Việt Nam: Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, chúng đã thi hành những biện pháp kinh tế và
chính trị hà khắc khiến xã hội nước ta bị phân hóa thành nhiều giai cấp khác nhau:
TD
Cai
Việt
Cai
+
Cai

Cai
+
Cai
Trong xã hội Việt Nam tồn tại nhiều giai cấp và mâu thuẫn
với nhau: các giai cấp: địa chủ>< nông dân, công nhân…,
mâu thuẫn trong giai cấp: giữa đại với tiểu và trung địa chủ,
giữa TS mại bản với TS dân tộc…
Tuy nhiên nổi lên mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là: Giữa
dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai của chúng.
_ Tính chất cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản
chủ nghĩa và các nước thuộc địa cũng khác nhau:
Tư bản chủ nghĩa Các nước thuộc địa
Đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giải phóng dân
tộc.
_ Cách mạng ở các nước thuộc địa trước hết phải “ lật đổ ách
thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chứ chưa phải là cuộc cách mạng

xóa bỏ tư hữu, sự bóc lột nói chung.
+ Phương Tây: giai cấp Vô Sản phải tiến hành cách mang lật đổ sự
thống trị của Tư Sản, đồng thời thiết lập một chế độ xã hội mới.
+ Ở thuộc địa: nhân dân phải tiến hành đánh đuổi đế quốc xâm
lược và giải phóng dân tộc mình được đặt lên hàng đầu.


Đối Ở Ở
1.2. Nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân
tộc ở thuộc địa
_ Yêu cầu bức thiết của nhân dân các
nước thuộc địa là độc lập dân tộc.
+ Trong phong trào cộng sản quốc tế có
quan điểm: “ vấn đề cơ bản của cách
mạng thuộc địa là vấn đề nông dân”,
nhấn mạnh vấn đề ruộng đất, đấu tranh
giai cấp.
+ Tuy nhiên ở các nước thuộc địa: đúng
là nông dân bị thực dân thống trị và bóc
lột là chủ yếu, họ bị tước đoạt ruộng đất
và phải chịu nhiều khổ cực nhất. Nên họ
sẽ có hai yêu cầu là ruộng đất và độc lập
dân tộc, nhưng họ luôn đặt độc lập dân
tộc lên trên hết.
_ Tất cả các giai cấp và tầng
lớp khác nhau đều có
nguyện vọng, yêu cầu
chung là độc lập dân tộc.
- Cùng với nông dân các
tầng lớp khác cũng đều có

nguyện vong chung là
“cứu giống nòi” ra khỏi
cảnh “nước sôi lửa bỏng”.
Tóm lại: Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là
mâu thuẫn dân tộc, nó đã quy định tính chất và
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là
giải phóng dân tộc
2. Mục tiêu của cuộc Cách Mạng giải phóng
dân tộc:
Nếu như ở các nước TBCN phải tiến hành các cuộc
đấu tranh giai cấp thì ở các nước thuộc địa phải
tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Mục
tiêu của cuộc Cách Mạng giải phóng dân tộc là:

Đánh đổ ách thống trị của CN thực
dân

Dành độc lập dân tộc

Thiết lập chính quyền của nhân dân

Theo quan điểm của Nguyễn Ái Quốc:”Mục tiêu cấp thiết của
cách mạng ở thuộc địa chưa là giành chính quyền lợi riêng của
mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc”.

10-1930,trong Hội nghị lần thứ 1 của Ban chấp hành trung
ương Đảng đã phê phán nhưng quan điểm của Nguyễn Ái
Quốc.

5-1941,tại Hội nghi lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng

với bản lĩnh của mình,Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định dứt
khoát:”cuộc Cách Mạng Đông Dương hiện tại không phải là 1
cuộc Cách Mạng tư sản dân quyền, cuộc Cách Mạng phải giải
quyết 2 vấn đề: phản đề và điền địa, mà cuộc Cách Mạng chỉ
giải quyết 1 vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng””.

Thắng lợi của Cách
Mạng tháng 8-1945
cũng như những thắng
lợi trong 30 năm chiến
tranh CM Việt Nam
1945-1975 trước hết là
thắng lợi của đường lối
cách mạng giải phóng
dân tộc đúng đắn và tư
tưởng độc lập,tư do
của HCM
3.Liên hệ cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam
_ Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” năm 1927 Hồ Chí
Minh nhấn mạnh tính chất và nhiêm vụ của cách mạng ở
Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Giai cấp nông dân có số lượng lớn nhất, nên giải phóng
dân tộc chủ yếu là giải phóng nông dân.
+ Khi đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc thì ruộng
đất của bọn đế quốc và tay sai sẽ thuộc về nông dân.
+ Kẻ thù số một của nông dân Việt Nam là thực dân Pháp và
tay sai của chúng, và nguyện vọng hàng đầu của họ là giành
lại độc lập dân tộc.
- Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng viết năm 1930 Hồ

Chí Minh đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của nước ta là chống
Pháp giành độc lập dân tộc.
- Trong hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng [ -tháng 5/
1941] do Hồ Chí Minh chủ trì :
+ Kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, vá đó là
nhiệm vụ bức thiết nhất.
+ Chủ trương tạm gác khẩu hiệu “ cách mạng ruộng đất”, chỉ
tiến hành nhiệm vụ đó ở mức độ thích hợp nhằm phục vụ
cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Như vậy: Đối với cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
giải phóng dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nhất.
Xin Chân Thành Cảm Ơn !
Nhóm thực hiện
Đào Văn Anh
Mạc Văn Đạt
Nguyễn Xuân Tài
Hoàng Thế Chiến
Nguyễn Kim Khánh

Video liên quan

Chủ Đề