Năng lực pháp luật dân sự khi bao nhiêu tuổi

Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi".

Do muốn mời các bạn trong lớp đi vui chơi và xem phim nên cháu P (14 tuổi) đã tự ý bán chiếc xe đạp của mình cho ông M - chủ hiệu sửa xe gần trường học với giá 1,5 triệu đồng. Biết chuyện, bố mẹ P đã tìm gặp ông M đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 1,5 triệu đồng, nhưng ông M không đồng ý vì cho rằng, việc mua bán giữa ông và cháu P là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại chiếc xe.

Đề nghị Tòa soạn cho biết, việc không cho chuộc lại xe của ông M có phù hợp với quy định của pháp luật không? - Lê Nguyên Long (Cao Bằng).

Câu hỏi của bạn, Tòa soạn xin trả lời như sau:

Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi".

- Điểm a, Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: "Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập".

- Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: "Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu".

- Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này ".

- Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: "Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá bằng tiền để hoàn trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định".

Theo quy định pháp luật, trường hợp cháu P mới 14 tuổi nên chỉ xác lập được các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Việc mua bán xe giữa ông M và cháu P là giao dịch dân sự vô hiệu vì cháu P mới 14 tuổi và giao dịch chưa được sự đồng ý của cha mẹ P. Do đó, ông M cần phải trả lại xe đạp cho cháu P và bố mẹ P phải hoàn lại số tiền mà cháu P đã nhận từ ông M.

Theo Bienphong.com.vn

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.

Năng lực pháp luật dân sự khi bao nhiêu tuổi

Hỏi - đáp pháp luật: Điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực?

* Bạn đọc Võ Duy Quang ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực?

Năng lực pháp luật dân sự khi bao nhiêu tuổi

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị xử phạt như thế nào?

QĐND - Bạn đọc Nguyễn Quang Minh ở phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị xử phạt như thế nào?

Năng lực pháp luật dân sự khi bao nhiêu tuổi

Xử lý “tín dụng đen” trong giao dịch dân sự: Còn vướng mắc trong áp dụng pháp luật

QĐND - Hoạt động cho vay nặng lãi bất hợp pháp (tín dụng đen) đã và đang gây nhiều hệ lụy, làm phát sinh các loại tội phạm nghiêm trọng trong đời sống xã hội. Các cơ sở kinh doanh tài chính cho vay nặng lãi thường hoạt động dưới hình thức cầm đồ, hỗ trợ tài chính với chiêu thức tinh vi, tạo vỏ bọc bằng hình thức kinh doanh hợp pháp để phạm tội. Việc xử lý các hành vi cho vay nặng lãi cấu thành tội phạm là cần thiết, nhưng quá trình áp dụng luật còn một số vướng mắc.

(LSVN) - Theo quy định hiện hành, pháp nhân có quyền về pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự khi bao nhiêu tuổi

Ảnh minh họa.

Trả lời về vấn đề này, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, căn cứ Bộ luật Dân sự, cụ thể là Điều 19, Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về năng lực hành vi dân sự chỉ áp dụng với cá nhân. Theo đó, đây là khả năng của cá nhân thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự bằng hành vi của chính mình.

Có thể lấy ví dụ như sau: Anh Nguyễn Văn A., đủ 18 tuổi, nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình thực hiện, giao kết hợp đồng mua bán tài sản với người khác.

Tại Bộ luật Dân sự không đặt ra quy định về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân nên có thể hiểu pháp nhân không có năng lực hành vi dân sự. Thay vào đó, Điều 86, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân.

Tương tự như năng lực hành vi dân sự của cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng để pháp nhân đó có các quyền, nghĩa vụ dân sự và không bị hạn chế trừ trường hợp luật có quy định khác.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được phát sinh từ thời điểm pháp nhân này được thành lập hoặc được cho phép thành lập. Với trường hợp pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Đồng thời, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Trong đó:

- Pháp nhân được thành lập theo nhu cầu của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đăng ký pháp nhân thì bao gồm các hoạt động: Đăng ký thành lập, thay đổi và đăng ký khác. Việc đăng ký này phải được công bố công khai;

- Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong các trường hợp: Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể, bị tuyên bố phá sản hoặc bị xoá tên trong sổ đăng ký hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, nói tóm lại, pháp nhân không có năng lực hành vi dân sự mà chỉ có năng lực pháp luật dân sự.

Pháp nhân có trách nhiệm dân sự như thế nào?

Theo Luật sư, tại Điều 87, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về những vấn đề sau:

- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của pháp nhân đó xác lập, thực hiện mà nhân danh pháp nhân đó;

- Về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc người đại diện của sáng lập viên của pháp nhân đó xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc quy định khác của luật.

Trong đó, trách nhiệm dân sự của pháp nhân được thực hiện bằng tài sản của pháp nhân đó và đặc biệt, pháp nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân đó thực hiện, xác lập mà không nhằm mục đích nhân danh pháp nhân trừ trường hợp có quy định khác.

Song song với đó, khoản 3, Điều 87, Bộ luật Dân sự cũng khẳng định, nếu do pháp nhân xác lập, thực hiện thì người của pháp nhân cũng không phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự thay cho pháp nhân đó.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt khi nào?

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Độ tuổi thấp nhất tham gia hợp đồng dân sự là bao nhiêu tuổi?

Như vậy, độ tuổi thấp nhất tham gia hợp đồng lao động là 15 tuổi. Tuy nhiên đối với một số công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì người lao động có thể từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

Năng lực pháp luật của tổ chức chấm dứt khi nào?

Đối với tổ chức, năng lực pháp luật xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định hoặc được Nhà nước thừa nhận. Năng lực pháp luật của tổ chức chấm dứt khi tổ chức đó giải thể, phá sản hoặc sáp nhập vào một tổ chức khác.

Bao nhiêu tuổi là có quyền tự do dân chủ?

Người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.