Ngân hàng Nhà nước có được kinh doanh tiền không

Ngân hàng nhà nước là cơ quan ngang bộ của Chính Phủ, là ngân hàng trung ương của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

– Nghị định 16/2017/NĐ-CP

1.Vị trí và chức năng của Ngân hàng nhà nước

– Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

-Điểm khác biệt với các Bộ khác:

+ Quản lý nhà nước không chỉ bằng các biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế thông qua hoạt động của mình

+ Ngân hàng nhà nước đem về cho ngân sách nhà nước nguồn thu.

– Với tư cách là ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương còn có các chức năng sau:

+ Là ngân hàng duy nhất phát hành tiền của Việt Nam

+ Là ngân hàng của tổ chức tín dụng thể hiện mở tài khoản nhận tiền gửi cho vay, thực hiện các giao dịch thanh toán cho các tổ chức tín dụng hoặc cho hệ thống kho bạc.

+ Làm đại lý cho kho bạc trong việc bán, trả gốc và lãi cho trái phiếu Chính Phủ.

2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước

– Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

– Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

– Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

– Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.

– Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.

– Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.

– Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

– Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

– Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.

– Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

– Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.

– Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.

– Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

– Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.

– Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

– Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.

– Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.

-. Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.

– Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.

– Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

– Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.

– Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm Tổng cục hải quan là cơ quan nào? Chức năng, nhiệm vụ

Như chúng tôi đã đề cập, gần đây Ngân hàng Nhà nước [NHNN] đã ngừng công bố tỷ giá mua USD giao ngay, chỉ tiếp tục công bố tỷ giá bán USD giao ngay, hiện ở mức 23.775 VND/USD. Trước đó, tỷ giá mua USD giao ngay hồi tháng 11/2020 là 23.125 VND/USD.

Với tỷ giá giao ngay 2 chiều mua bán nói trên, có lẽ chỉ đến thời gian gần đây chúng mới được NHNN áp dụng, chủ yếu là chiều mua vào [tức ngân hàng thương mại bán USD cho NHNN] khi mà nguồn cung USD trên thị trường dồi dào làm cho tỷ giá liên/trong ngân hàng và thị trường tự do sụt giảm [VND mạnh lên]. Còn với tỷ giá bán ra đến 23.775 VND/USD, xem ra nó tiếp tục sẽ không có cơ hội được sử dụng trong giai đoạn tới, đơn giản bởi nó sẽ là quá cao so với mức mà ngân hàng thương mại và thị trường có thể chấp nhận để mua vào, đặc biệt trong xu hướng tiếp tục suy yếu của USD trên thị trường thế giới như hiện nay.

Và cũng như đã đề cập, đằng sau động thái ngừng công bố tỷ giá mua USD giao ngay, theo tác giả, có hàm ý có thể rút ra là, NHNN vẫn có thể tiếp tục mua USD giao ngay với tỷ giá thỏa thuận không công bố. Điều đáng nói ở đây là tỷ giá mua giao ngay thỏa thuận này, cũng như tỷ giá bán giao ngay, cần phải/sẽ được xác định trên cơ sở nào.

Nếu như trước đây thì tỷ giá mua hay bán của NHNN phần lớn là nhằm đến mục tiêu can thiệp, ổn định thị trường ngoại tệ – một trong những chức năng chính của ngân hàng trung ương. Do đã từng trải qua một quá khứ dài với tình trạng khan hiếm cung USD trong nước cộng với dự trữ ngoại hối mỏng, buộc NHNN phải ưu tiên bảo vệ, tăng cường dự trữ ngoại hối, nên có thể nói không quá rằng tỷ giá bán USD giao ngay của NHNN công bố đa phần chỉ để cho có, bởi nó quá đắt để ngân hàng thương mại có thể mua vào thay vì mua trên thị trường.

Về tỷ giá mua giao ngay của NHNN, nó có phần "dễ thở" hơn đối với ngân hàng thương mại ở cái nghĩa là nó sát với tỷ giá trên thị trường hơn, nhất là khi nguồn cung USD dồi dào, NHNN "tranh thủ" mua vào bổ sung dự trữ ngoại hối. Dẫu vậy, do đầu ra gần như bị bịt bởi tỷ giá bán giao ngay quá cao so với thị trường nên tỷ giá mua giao ngay của NHNN đến một lúc nào đó sẽ phải trở nên phi thị trường như với tỷ giá bán giao ngay [tức sẽ thấp hơn tỷ giá mua trên thị trường], để hạn chế việc mua vào của NHNN bởi những lý do như bị cáo buộc thao túng tiền tệ [gồm chỉ mua mà không bán USD] bởi các đối tác thương mại của Việt Nam như đang chứng kiến hiện nay.

Nói cách khác, cơ sở xác định tỷ giá mua, bán USD giao ngay của NHNN cho đến gần đây chủ yếu là những cân nhắc vĩ mô, về chính sách, chứ không có tính thương mại, không vì mục đích kinh doanh [kinh doanh ngoại tệ].

Chắc chắn sẽ có người lập luận rằng chức năng của NHNN – một ngân hàng trung ương đương nhiên không phải là kinh doanh, dù là kinh doanh ngoại tệ. Điều này có thể đúng... một phần! Cần nhớ rằng NHNN, cũng như các ngân hàng trung ương khác, đã, đang và sẽ tiếp tục "quản lý" quỹ dự trữ ngoại hối của mình để tối ưu/tối đa hóa tính thanh khoản cũng như giá trị của nó. Việc này cần thiết phải thiết lập và cho hoạt động bộ phận kinh doanh ngoại hối cũng như quản lý tài sản với các đối tác nước ngoài, là cái cũng đang tồn tại ở NHNN. Đã có bộ phận chức năng như vậy kinh doanh với đối tác nước ngoài thì cũng chẳng có gì ngăn cản việc mở rộng kinh doanh này ra với các đối tác trong nước, tức các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước.

Cũng có thể còn ai đó vẫn "lăn tăn" đôi chút với chuyện lồng ghép chức năng quản lý vĩ mô và chức năng kinh doanh của NHNN trong chuyện này. Thực ra, nếu đã kinh doanh với các đối tác nước ngoài dựa trên các nội quy và nguyên tắc đặt ra để đáp ứng được các yêu cầu an toàn và bảo tồn, phát triển quỹ dự trữ ngoại hối thì cũng hoàn toàn có thể áp dụng các nội quy và nguyên tắc này cho các giao dịch với các đối tác trong nước mà không phải e ngại ảnh hưởng đến chức năng quản lý vĩ mô của NHNN.

Nếu đã đồng ý về chuyện NHNN kinh doanh ngoại tệ với các đối tác trong nước rồi thì việc cần làm tiếp theo là NHNN cần ngừng công bố cả tỷ giá bán USD giao ngay. Tỷ giá mua, bán giao ngay của NHNN lúc này sẽ linh hoạt, trên cơ sở thỏa thuận song phương với từng ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, nhưng phải khai thác được lợi thế [và cũng là trách nhiệm] của NHNN là người mua, bán cuối cùng trên thị trường mà theo đó thì chiều mua có thể rẻ hơn và chiều bán thì có thể đắt hơn thị trường ở một biên độ nào đó có thể chấp nhận được. Một khi đã đạt đến các ngưỡng an toàn và các cân nhắc vĩ mô tổng thể thì việc mua hay bán cần thiết phải dừng lại hoặc đảo chiều một cách cũng linh hoạt, thông qua điều chỉnh tỷ giá mua, bán tương ứng.

Với cung cách "kinh doanh" như vậy, rõ ràng NHNN vừa đảm bảo được chức năng quản lý vĩ mô thị trường ngoại tệ trong nước của mình, đồng thời vẫn đảm bảo xây dựng và củng cố dự trữ ngoại hối quốc gia một cách hiệu quả và an toàn.

Hàm ý gì đằng sau việc điều chỉnh phương án mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước?

Video liên quan

Chủ Đề