Ngân sách chính phủ thặng dư (bội thu) khi:

Ngân sách cân bằng là khái niệm còn xa lạ đối với những người không làm trong cơ quan nhà nước hoặc làm bên mảng kinh doanh. Ngân sách là gì? Ngân sách cân bằng là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu nhé!

Ngân sách (budget) là kế hoạch thu và chi được xác định từ trước của các tác nhân kinh tế như hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ.

Ngân sách cân bằng (balanced budget) là tình hình trong đó chi tiêu của chính phủ bằng nguồn thu từ thuế và các nguồn thu khác. Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn mức thuế thu được, ngân sách bị thâm hụt, còn ngược lại ngân sách thặng dư.

Cân đối ngân sách Nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế  xã hội mà nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.

Nỗ lực cân đối ngân sách thể hiện ở việc Nhà nước cố gắng duy trì một ngân sách trong đó các khoản thu ngân sách bằng với các khoản chi ngân sách. Do đó, không có thâm hụt ngân sách hay thặng dư ngân sách tồn tại.

Ngân sách chính phủ thặng dư (bội thu) khi:

Thuật ngữ “thặng dư ngân sách” thường được sử dụng kết hợp với ngân sách cân bằng. Thặng dư ngân sách xảy ra khi doanh thu vượt quá chi phí và số tiền thặng dư thể hiện sự khác biệt giữa hai khoản. Trong bối cảnh kinh doanh, một công ty có thể tái đầu tư thặng dư trở lại vào chính nó, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu và phát triển, trả cho nhân viên dưới hình thức tiền thưởng hoặc phân phối cho cổ đông như cổ tức.

Trong bối cảnh của chính phủ, thặng dư ngân sách xảy ra khi doanh thu thuế trong một năm tài chính vượt quá chi tiêu của chính phủ. Chính phủ Hoa Kỳ chỉ đạt được thặng dư ngân sách – hoặc một ngân sách cân bằng – 4 lần kể từ năm 1970. Nó xảy ra trong những năm liên tiếp từ năm 1998 đến năm 2001.

Ngược lại, thâm hụt ngân sách là kết quả của chi vượt quá thu. Thâm hụt ngân sách gần như không thay đổi dẫn đến nợ gia tăng. Ví dụ, nợ quốc gia của Mỹ, vượt quá 21 nghìn tỷ USD tính đến tháng 5 năm 2018, là kết quả của thâm hụt ngân sách tích lũy trong nhiều thập kỷ.

ngân sách cân bằng phản ánh mối quan hệ giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tài khoá.

– Nó vừa là công cụ thực hiện chính sách phát triển kinh tế  xã hội của nhà nước vừa bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu kinh tế  xã hội.

– Cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tính tiên liệu. Trong đó:

+ Ngân sách nhà nước cân bằng: nhà nước huy động nguồn thu vừa đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu.

+ Ngân sách nhà nước bội thu (thặng dư): thu ngân sách nhà nước lớn hơn chi ngân sách nhà nước.

+ Ngân sách nhà nước bội chi (thâm hụt): thu ngân sách nhà nước không đáp ứng nhu cầu chi ngân sách nhà nước.

Các học thuyết tiêu biểu là: 

  • Lí thuyết cân đối theo ngân sách chu kì
  • Lí thuyết về ngân sách cố ý thâm hụt
  • Thuyết hạn chế tiêu dùng trong thời chiến

Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn mức thuế thu được, ngân sách bị thâm hụt, còn ngược lại ngân sách thặng dư.

Trên đây, công ty Luật ACC đã cung cấp cho bạn kiến thức về ngân sách cân bằng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thêm, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé! Công ty Luật ACC đồng hành pháp lý cùng bạn!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 5 ước đạt 126,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2022 đạt 806,4 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% dự toán năm và tăng ấn tượng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

"BỘI THU" NGÂN SÁCH NHƯNG LIỆU CÓ "LẠM THU"?

Theo Tổng cục Thống kê, thu nội địa tháng 5 ước đạt 96,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 646 nghìn tỷ đồng, bằng 54,9% dự toán năm và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thuế nhìn nhận, nền kinh tế những tháng đầu năm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục giúp thu ngân sách đạt được kết quả khả quan trên.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng, kích thích các doanh nghiệp tăng tốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 98,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Bên cạnh đó, do cầu tiêu dùng trong nước trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 tăng khá tạo đà cho nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2022. 

Thu từ dầu thô tháng 5 ước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, vượt 4,4% so với dự toán năm và tăng đột biến 90,9% so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá dầu Brent đang dao động trong khoảng 107 - 110 USD/thùng có những tác động tích cực đến thu từ dầu thô trong 5 tháng đầu năm 2022.

Còn thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 5 ước đạt 25,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 130,8 nghìn tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán năm và tăng mạnh 29,7% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân sách chính phủ thặng dư (bội thu) khi:
Cán cân thu chi ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2022. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Như vậy, 5 tháng đầu năm 2022, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo, ngân sách nhà nước thặng dư 217,3 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây.

Dù ngân sách bội thu nhưng dư luận cũng bày tỏ băn khoăn về việc nền kinh tế vừa mới phục hồi, doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn nhưng năm 2021 đến những tháng đầu năm 2022, thu ngân sách đều đạt cao, liệu  có tình trạng lạm thu, ảnh hưởng đến doanh nghiệp?

Chia sẻ về thắc mắc này tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững" vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khẳng định, trước khó khăn của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Quốc hội có những điều chỉnh về chính sách thu ngân sách. 

Đáng chú ý, hàng loạt chính sách hỗ trợ miễn, giảm, giãn rất nhiều loại thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp được ban hành, tập trung vào các doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và vượt qua khó khăn trong đại dịch. 

Mặt khác, theo ông Hưng, cơ cấu thu ngân sách đang chuyển dịch theo hướng bền vững hơn. Theo đó, thu nội địa, tức là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước ngày càng chiếm vị trí chủ đạo, thu từ đất đai ngày càng giảm. Trong năm 2021, thu nội địa chiếm khoáng 84-85%, với bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ thu nội địa chỉ khoảng 60%, còn lại thu từ các yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bên ngoài như thu dầu thô, thu hoạt động xuất khẩu. 

Về phía chi ngân sách nhà nước, tổng chi ngân sách nhà nước tháng 5/2022 ước đạt 128,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 589,1 nghìn tỷ đồng, bằng 33% dự toán năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, chi thường xuyên 5 tháng đầu năm 2022 đạt 428,4 nghìn tỷ đồng, bằng 38,6% dự toán năm và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Chi đầu tư phát triển đạt 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng 22% và tăng 13,6%. Còn chi trả nợ lãi 43,6 nghìn tỷ đồng, bằng 42% và giảm 8,3%.

THU NGÂN SÁCH HAI "ĐẦU TÀU" GIỮ ĐÀ TĂNG 2 CON SỐ

Nhìn từ số liệu thu ngân sách từ hai "đầu tàu" kinh tế cả nước cũng cho thấy sự hồi phục tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trong 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 209.824 tỷ đồng, đạt 54,3% dự toán năm và tăng 19,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, các khoản thu liên quan đến bất động sản tăng gấp 2,1 lần, dầu thô tăng 82,5%.

Cụ thể, thu nội địa ước thực hiện 141.919 tỷ đồng, đạt 54,7% dự toán, chiếm 67,6% tổng thu cân đối và tăng 19,8% so với cùng kỳ.

Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 13.176 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán, chiếm 6,3% tổng thu và tăng 28,6%.

Thu từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 40.469 tỷ đồng, đạt 60,1% dự toán, chiếm 19,3% tổng thu và tăng 10%.

Còn thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 33.034 tỷ đồng, đạt 60,1% dự toán, chiếm 15,7% tổng thu và tăng 7,9%.

Đặc biệt, theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, thu ngân sách từ dầu thô đã vượt dự toán cả năm, ước thực hiện 10.695 tỷ đồng, tăng 82,5%.

Đối với thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, 5 tháng ước thực hiện 57.200 tỷ đồng, đạt 49,1% dự toán, tăng 11,7%.

Ngân sách chính phủ thặng dư (bội thu) khi:
Nguồn: Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh.

Với "đầu tàu" phía Bắc, báo cáo của Cục Thống kê TP. Hà Nội cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 162,9 nghìn tỷ đồng, đạt 52,3% dự toán và tăng ấn tượng 23% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, thu nội địa là 150,9 nghìn tỷ đồng, đạt 52,3% dự toán và tăng 22,7% so với cùng kỳ.

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu là 10,8 nghìn tỷ đồng, đạt 49,5% và tăng 23,6%. Thu từ dầu thô là 1,2 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 13,4% và tăng tới 69,3%.

Điểm danh một số lĩnh vực thu chủ yếu 5 tháng đầu năm, Cục Thống kê TP. Hà Nội cho hay, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 27,2 nghìn tỷ đồng, đạt 47% dự toán và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9,8 nghìn tỷ đồng, đạt 43% và giảm 16,9%.

Thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 37,6 nghìn tỷ đồng, đạt 68,8% và tăng 54,9%.

Bên cạnh đó, một số sắc thuế khác đạt khá như thuế thu nhập cá nhân 19,1 nghìn tỷ đồng, đạt 66,4% và tăng 24,6%. Thu lệ phí trước bạ 3,4 nghìn tỷ đồng, đạt 52% và tăng 2,7%. Thu phí và lệ phí 7,1 nghìn tỷ đồng, đạt 41,7% và tăng 7,4%.

Tuy nhiên, thu tiền sử dụng đất mới đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, đạt 31,6% và giảm 20,1%. 

Còn chi ngân sách địa phương 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 26 nghìn tỷ đồng, đạt 24,3% dự toán và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển 8,6 nghìn tỷ đồng, đạt 16,9% dự toán và tăng 21,5%. Chi thường xuyên 17 nghìn tỷ đồng, đạt 31,9% và tăng 4,2%.