Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

  • Trang chủ
  • Chi tiết tin tức

Thương mại - dịch vụ là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. 28 năm kể từ khi tỉnh ta được thành lập lại (13/8/1991), lĩnh vực thương mại – dịch vụ đã có những bước đột phá với mức tăng trưởng hàng năm cao, cùng với hạ tầng cơ sở ngày càng được đầu tư, mở rộng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.

rộng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.

Theo đánh giá của Sở Công thương, sau khi tỉnh ta được chia tách, hệ thống hạ tầng thương mại lúc đó rất nghèo nàn, yếu kém, nhất là ở vùng nông thôn hầu như chưa có gì. Rào cản về cơ sở hạ tầng đã kìm hãm sự phát triển của thương mại. Song với những nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người cùng với những chủ trương đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm;  thương mại – dịch vụ của tỉnh tã đã từng bước vượt quan khó khăn, và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong những năm qua, mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh, đa dạng về ngành nghề bao gồm cả thương nghiệp, nhà hàng ăn uống, dịch vụ. Mạng lưới kinh doanh mở rộng xuống tận cơ sở, địa bàn khu dân cư, tạo thành mạng trung gian kinh tế, làm chức năng giao lưu, trao đổi hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Đặc biệt, những năm gần đây, kết cấu hạ tầng thương mại được tỉnh chú trọng đầu tư và có bước phát triển rõ nét, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, góp phần kích cầu sản xuất và tiêu dùng.

Trước hết, hệ thống chợ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động ổn định với 27 chợ dân sinh hiện có, trong đó có 4 chợ hạng II, 23 chợ hạng III, chợ tạm. Đa số các chợ trên địa bàn tỉnh đều phù hợp với quy hoạch, được đầu tư xây dựng tại các vị trí thuận lợi để phát triển và phục vụ tốt nhất nhu cầu mua bán của nhân dân. Kênh mua bán truyền thống này đã đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của người dân ngày càng tốt hơn, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của mỗi địa phương trong tỉnh.

Hệ thống kênh mua bán hiện đại cũng dần được hình thành và ngày càng phát triển. Hiện toàn tỉnh có 1 Trung tâm thương mại, 2 Siêu thị tổng hợp và nhiều siêu thị chuyên ngành.

Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ cũng phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa thực sự là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa trên toàn tỉnh.

Trong tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư khai thác thế mạnh của tỉnh. Nhất là, trong những năm gần đây, các ngành, các địa phương chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức tham gia đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

Tiêu biểu như các chương trình xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử; ổn định và củng cố vững chắc thị trường tại địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, bảo hộ thương hiệu. Tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ đối với các ngành hàng chủ lực để đưa các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh vào các thị trường trọng điểm, thị trường mới có nhiều tiềm năng; đồng thời tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Với việc tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, hoạt động thương mại – dịch vụ không ngừng phát triển với tốc độ cao, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 1991-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của lĩnh vực này đạt từ 16- 18%; giai đoạn 2008- 2010 là khoảng thời gian thương mại – dịch vụ có tốc độc tăng trưởng cao nhất, đạt từ 31 - 34%/năm. Từ năm 2011, tốc độ tăng trưởng tuy có chậm lại, nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao với mức khoảng 22%/năm trong giai đoạn 2011-2015 mà mức gần 14%/năm trong giai đoạn 2016-2018. Nửa đầu năm 2019, bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực này của tỉnh vẫn đạt 8,48%.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh cũng tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1991 mới đạt 39,835 tỷđồng thì đến năm 2000 tăng lên 425,57 tỷ đồng, năm 2010 đạt 3.680,53 tỷ đồng; năm 2018 đạt trên 17.000 tỷ đồng. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 8.936 tỷ đồng. 

 Xuất khẩu hàng hóa cũng có những bước tiến đáng kể.  Năm 1992 kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh mới chỉ đạt 1,1 triệu USD đến năm 2011 đã đạt 85 triệu USD và ấn tượng nhất là năm 2018 đạt mức 208 triệu USD. 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 57,59 triệu USD.

Thương mại  - dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành sản xuất; đồng thời tạo ra thị trường hàng hóa sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông liên tục tăng đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của người dân. Thương mại -dịch vụ đang từng bước giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh

Có thể khẳng định rằng sự phát triển mạnh mẽ về thương mại đã thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo đúng hướng tăng dần về tỷ trọng công nghiệp – thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển. Xét về mặt xã hội, sự phát triển của hệ thống hạ tầng thương mại cũng đã tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống dân cư trong khu vực, tạo diện mạo mới cho vùng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng phát triển hơn.

Thiên Hương

Box: Ngành Công Thương phấn đấu năm 2020,giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt khoảng 6.500 tỷ đồng, chỉ số tăng trưởng công nghiệp bình quân tăng trên 12%/năm; tổng mức b án lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 25.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD. (TH)

Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng

ThS. Nguyễn Thị Xuân, ThS. Phạm Thuỳ Dương

02:00 01/05/2017

Trong nhiều năm qua, sự phát triển của ngành Dịch vụ đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song vẫn chưa xứng với tiềm năng và yêu cầu của phát triển kinh tế đất nước. Trước bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, yêu cầu phát triển dịch vụ có ý nghĩa to lớn, không chỉ trực tiếp tạo động lực phát triển mà còn tạo lập và củng cố sự liên kết, bảo đảm đầu ra cho các ngành công - nông nghiệp và tác động lan tỏa tới mọi lĩnh vực trong nền kinh tế.

Tự do hóa dịch vụ tài chính trong ASEAN

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Logistics: Doanh nghiệp ‘dày’, liên kết ‘mỏng’

Ngân hàng Thế giới: Lạc quan về phát triển kinh tế Việt Nam

GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng cao dần

Vai trò của ngành Dịch vụ trong nền kinh tế

Thống kê cho thấy, đóng góp của ngành Dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng. Cụ thể: Giai đoạn 1991-1995, ngành Dịch vụ có mức tăng trưởng khá nhanh, đạt 8,6%; Giai đoạn 1996-2000 tốc độ tuy đã chậm lại song cũng đạt 5,7%; Giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,31%/năm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng từ 79,42% năm 2010 lên 82,5% năm 2015; Năm 2016, GDP ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó, khu vực dịch vụ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng với 6,98% với sự đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn như: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28% so với năm 2015; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%; Hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%, cao hơn mức tăng 2,96% của năm trước; Dịch vụ lưu trú và ăn uống có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29% của năm 2015...

Trong 2 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 640 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,6% (thấp hơn mức tăng 7,6% của cùng kỳ năm 2016); Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính đạt 75,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm ước tính đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng mức và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu dịch vụ khác 2 tháng ước tính đạt 71,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng mức và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2016…

Thời gian qua, nước ta đã định hướng tập trung phát triển các ngành Dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao như công nghệ thông tin, truyền thông, logistics, hàng không, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử... Mạng lưới thương mại và dịch vụ nhờ đó đã phát triển mạnh trên phạm vi cả nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thị trường khoa học công nghệ có bước phát triển, giá trị giao dịch tăng 13,5%/năm. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu về giao thông, năng lượng, thủy lợi, đô thị, thông tin truyền thông, y tế, giáo dục... được đưa vào sử dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, tạo diện mạo mới cho đất nước.

Tuy nhiên, sự phát triển dịch vụ còn nhiều hạn chế, tốc độ tăng chưa bền vững. Ngành Dịch vụ vẫn chưa thể hiện được vai trò chủ đạo dẫn dắt tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, quy mô và chất lượng dịch vụ của Việt Nam quá thấp; Tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế theo hướng dịch vụ hóa còn rất chậm, so với 5 năm trước, tỷ trọng của các ngành Dịch vụ trong GDP hầu như không thay đổi và mức độ tác động lan tỏa thấp. Hiện ngành Dịch vụ chỉ đóng góp khoảng 40% GDP, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở nhóm nước phát triển, dịch vụ được đánh giá là khu vực trọng điểm cho sự phát triển kinh tế, thông thường dịch vụ đóng góp từ 70-80% GDP. Trường hợp của Trung Quốc cho thấy là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, đến nay nền kinh tế nước này không đơn thuần chỉ dựa vào sản xuất mà còn hướng đến dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, các dịch vụ tài chính nói chung, đặc biệt là thị trường chứng khoán, chăm sóc y tế, kinh doanh nhỏ, giáo dục, vui chơi giải trí, văn hoá, khoa học và nghiên cứu đóng góp trên 50% GDP Trung Quốc trong năm 2015.

Tại Việt Nam, các ngành dịch vụ thậm dụng tri thức, khoa học và công nghệ phát triển còn chậm. Các ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết mạch”, có hàm lượng tri thức cao như: Tài chính - tín dụng, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế… còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP của toàn nền kinh tế và cũng thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực, phản ánh chất lượng tăng trưởng không cao.

Bên cạnh đó, hệ thống phân phối còn nhiều bất cập, chi phí trung gian lớn, chưa kết nối thông suốt, hiệu quả và chưa bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ; Chất lượng dịch vụ còn thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao; Các dịch vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội, chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được.

Thực tế cho thấy, thị trường khoa học công nghệ của Việt Nam còn sơ khai; Cơ sở vật chất và đầu tư cho khoa học công nghệ còn chưa tương xứng; Đóng góp của khoa học công nghệ vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa cao; Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử còn chậm; Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng còn nhiều bất cập; Sự gắn kết giữa công nghiệp - nông nghiệp với dịch vụ còn nhiều bất cập; Các dịch vụ đối ngoại phát triển vừa thiếu quy hoạch vừa dưới tiền năng và chưa hiệu quả, chưa phát huy hết các lợi thế và chuẩn bị tốt các điều kiện cho chủ động hội nhập…

Ngoài ra, tuy số lượng doanh nghiệp trong ngành Dịch vụ tăng nhanh nhưng quy mô còn rất nhỏ và giá trị gia tăng bình quân của một doanh nghiệp dịch vụ đang có xu hướng giảm. Có thể nói, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hiện nay đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Định hướng và giải pháp phát triển ngành Dịch vụ

Kinh nghiệm thực tế từ Trung Quốc cho thấy, kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 (tháng 11/2012), quốc gia này đã đẩy mạnh điều chỉnh chính sách, tập trung vào cải cách cơ cấu kinh tế, chuyển đổi phương thức, mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, trong đó chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang mô hình tăng trưởng cân bằng hơn, chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội địa và ngành Dịch vụ, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, ngành Dịch vụ và ưu tiên phát triển công nghệ cao...

Việt Nam có thể nghiên cứu và tận dụng được những kinh nghiệm của Trung Quốc trong bối cảnh đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo đó, cần đẩy mạnh phát triển ngành Dịch vụ vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, theo hướng hiện đại, với tốc độ bình quân 7-7,5%/năm, cao hơn tốc độ tăng các khu vực sản xuất và GDP như mục tiêu đề ra.

Cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ gắn với việc phát triển của khoa học công nghệ và vai trò của kinh tế tri thức, phát triển dịch vụ trung gian nhằm tăng cường sự kết nối bổ trợ giữa các ngành kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nhằm đưa tỷ trọng dịch vụ đạt 45% GDP vào năm 2020.

Để thực hiện mục tiêu này, ngày 21/02/2017, Chương trình hành động do Chính phủ ban hành (kèm theo Nghị quyết 27/NQ-CP của Chính phủ) thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã tiếp tục khẳng định cơ cấu lại và phát triển nhanh các ngành Dịch vụ.

Theo đó, Chính phủ chủ trương duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành Dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; Tập trung phát triển một số ngành Dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như: tài chính, ngân hàng; hàng hải, logistics; dịch vụ kỹ thuật dầu khí; hàng không; dịch vụ thương mại; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ; các loại dịch vụ kiểm toán, tư vấn, pháp lý… Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch quốc gia, tạo chuyển biến mạnh để đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Về tổng thể, để phát huy tiềm năng và đẩy mạnh phát triển dịch vụ trong bối cảnh tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, trong thời gian tới, chúng ta cần chú ý thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:

Một là, cần hiểu rõ vai trò, vị trí của ngành Dịch vụ trong thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra giá trị gia tăng để có những định hướng phát triển bền vững cho khu vực này trong thời gian tới. Theo đó, cần xác định phát triển dịch vụ có vai trò quan trọng, không chỉ trực tiếp tạo động lực phát triển, mà còn tạo lập và củng cố sự liên kết, bảo đảm đầu ra cho các ngành công - nông nghiệp và tác động lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế.

Sự phát triển của dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ - thương mại trong cơ cấu ngành kinh tế càng lớn. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục có thêm nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển để khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế…

Hai là, xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và thể chế phù hợp và tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành Dịch vụ.

Trong đó, các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách phát triển một số ngành Dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, hàng hải, logistics, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, dịch vụ thương mại; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ logistics, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; các loại dịch vụ kiểm toán, tư vấn, pháp lý...

Ba là, thúc đẩy cạnh tranh trong ngành Dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ; Chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; Giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, xác định đúng và khai thác tốt các lợi thế và định huớng chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, sản phẩm, cải thiện năng lực đổi mới và công nghệ, nâng cao liên kết và sức cạnh tranh kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ; Đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.

Bốn là, thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích các phát minh, sáng tạo trong ngành dịch vụ.

Đặc biệt, cần nâng cao năng suất lao động, tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ, coi đây là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu; Xây dựng các “vùng liên kết dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” mở rộng để tăng cường tác động lan tỏa của ngành Dịch vụ đối với toàn bộ nền kinh tế; Xây dựng và thực thi hiệu quả các hệ thống chuẩn quốc gia về chất lượng hàng hóa và dịch vụ; Nâng cao chất lượng các dự báo thị trường, trong đó dự báo cần bám sát, cập nhật và đưa ra các cảnh báo cần thiết về các biến động thị trường khách quan trong nước và quốc tế, coi trọng dự báo tác động hai mặt của chính sách theo yêu cầu quản lý kinh tế thị trường…

In bài viết

ngân hàng xuất khẩu thị trường kinh doanh tăng giá thị trường chứng khoán lao động tài chính

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

    Tăng tốc với EVFTA: Ngành dệt may sẵn sàng cho cột mốc 1/8

  • Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

    Gia tăng đầu tư để đưa thêm hàng Việt Nam vào EU

  • Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

    DATC xử lý tốt nợ xấu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp

Tin nổi bật

Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

Bộ Tài chính chủ động triển khai các giải pháp tài khóa cho phục hồi và phát triển kinh tế

Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

Khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII

Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp

Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

Lời chia buồn!

Ngành dịch vụ nào có vai trò giúp các vùng khó khăn phát triển

Thành lập 6 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công