Nghị định 43 2023 về nhãn hàng hóa năm 2024

Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.

2. Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa

Theo quy định tại Nghị định số 43/CP, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thời gian trước sử dụng.

Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43 năm 2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất.

3. Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản

Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định số 43/NĐ-CP năm 2017 phải được công khai những thông tin sau:

- Tên hàng hóa;

- Hạn sử dụng;

- Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;

- Hướng dẫn sử dụng;

Cảnh báo an toàn (nếu có).

4. Xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa

Nghị định 43 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 43/2017, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có).

Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói,...

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa và các thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và bãi bỏ Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa.

  • CSDL quốc gia về VBPL »
  • CSDL Trung ương »
  • Văn bản pháp luật »
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP
  • Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/2017

Kính gửi: Bộ Khoa học và công nghệ Tôi có một số câu hỏi liên quan đến Nhãn hàng hóa và Bao bì thương phẩm như sau: Theo điều 4, Thông tư 05/2019/TT-BKHCN: Điều 4. Vị trí nhãn hàng hóa (Điều 4 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) 1. Nhưng nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa. ... 2. Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài a) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài. b) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp. Ví dụ: Hộp cà phê gồm nhiều gói cà phê nhỏ bên trong: - Trường hợp bán cả hộp cà phê không bán lẻ các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp; - Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong; - Trường hợp thùng carton đựng các hộp cà phê đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp cà phê trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó. 3. Trường hợp bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong thì không bắt buộc ghi nhãn cho bao bì ngoài. Xin hỏi Bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được (quy định tại khoản 3, Điều 4, Thông tư 05/2019/TT-BKHCN) có phải là bao bì Thương phẩm hay không? và nếu là Bao bì nêu trên là Bao bì Thương phẩm thì có mâu thuẫn với quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 43/2017/NĐ-CP hay không? Xin trân trọng cảm ơn.

Kính gửi anh Pham Văn Cần, Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có ý kiến như sau: Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 (Nghị định số 43) của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: “Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.” Như vậy, nếu bao bì trong suốt là bao bì chứa đựng và lưu thông cùng hàng hóa thì được coi là bao bì thương phẩm. Quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN không mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 43. Lý do: Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 43 quy định vị trí ghi nhãn trực tiếp trên hàng hóa, trên bao bì thương phẩm của hàng hóa với những hàng hóa có bao bì thương phẩm. Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết trường hợp ghi nhãn cho hàng hóa có bao bì trong đó bao gồm trường hợp bao bì trong suốt. Thông tư cũng quy định rõ bao bì trong suốt nhưng phải đọc được các nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 43 đó là: Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trân trọng.

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng