Nghị quyết 15 về chính sách xã hội

Tạo sự chuyển biến rõ trong nhận thức cán bộ, đảng viên

Để triển khai Nghị quyết 15 –NQ/TU được hiệu quả, Ban Thường vụ Huyện ủy Mê Linh đã tiến hành rà soát, phân loại các vụ việc, phân công nhiệm vụ, có lộ trình giải quyết cụ thể. Qua rà soát, từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, huyện Mê Linh có 09 lượt tổ chức cơ sở đảng cần phải củng cố theo 5 nhóm nội dung được nêu trong Nghị quyết. Đến nay, còn 05 đơn vị đang thực hiện các nội dung củng cố theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTU của Ban Tổ chức Thành ủy.

Nghị quyết 15 về chính sách xã hội

Thông qua đối thoại, các ý kiến, kiến nghị chính đáng của người dân được cấp ủy, chính quyền huyện Mê Linh giải quyết kịp thời. Trong ảnh: Người dân nêu ý kiến tại cuộc đối thoại năm 2022

Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo xem xét, giải quyết các vụ việc, đơn thư tồn đọng gây bức xúc trong nhân dân, nhất là 06 vụ việc Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi và 08 vụ việc Ban Chỉ đạo của huyện theo dõi. Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; thực hiện nghị quyết của Đảng, nhất là ý thức, trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên.

Theo Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Lỗ Xuân Hòa: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU của Thành ủy nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Mê Linh đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp ủy, chính quyền xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xác định đúng đắn về quan điểm xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của cả hệ thống chính trị. Coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức gắn với việc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Hệ thống chính trị đã phát huy tốt vai trò trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phát hiện, giải quyết tháo gỡ và xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc phát sinh trên địa bàn, trong dư luận, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân.

Việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng yếu kém được quan tâm giải quyết, đặc biệt là công tác củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu cấp ủy viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị theo quy định; xây dựng kế hoạch, đề án để kịp thời củng cố tổ chức cơ sở Đảng có vấn đề quan tâm; khắc phục ngay biểu hiện hình thức trong đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, đánh giá cán bộ. Đối với địa bàn phức tạp, Ban Thường vụ Huyện ủy đã điều động, luân chuyển cán bộ từ huyện về để khắc phục những khó khăn, vướng mắc tại địa phương.

Là một trong năm tổ chức cơ sở Đảng nằm trong diện củng cố từ năm 2020, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Lâm Lê Anh Thưởng cho biết, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết điểm, chú trọng đến 06 chi bộ xếp loại hoàn thành nhiệm vụ để tập trung giải quyết; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy thường xuyên dự sinh hoạt chi bộ để kịp thời lãnh, chỉ đạo.

Sau 6 tháng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ đã cơ bản khắc phục các tồn tại, hạn chế chỉ ra sau kiểm điểm 2021 và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt, Thường trực, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã chỉ đạo kiện toàn xong chức danh Bí thư chi bộ thôn Đường 23 trong tháng 6/2022 (Bí thư kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận đảm bảo theo Đề án 21-ĐA/TU). Thanh Lâm đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành tất cả các nội dung cần củng cố, đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy sớm xem xét, đề nghị đưa ra khỏi danh sách vào cuối năm 2022, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Lâm Lê Anh Thưởng nhấn mạnh.

Tăng cường điều động, luân chuyển, phát huy năng lực cán bộ

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Huyện ủy, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 15 -NQ/TU, huyện Mê Linh đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố tổ đảng yếu kém và giải quyết các vấn đề phức tạp, nổi cộm, góp phần ổn định ANCT, trật tự ATXH trên địa bàn huyện, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của chính quyền.

Nghị quyết 15 về chính sách xã hội

Đ/c Nguyễn Thanh Liêm – Bí thư Huyện ủy phát biểu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU

Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm – Bí thư Huyện ủy cho rằng, mặc dù đạt những kết quả quan trọng, song kết quả chưa thật sự bền vững. Vẫn có những tổ chức Đảng vừa được đưa ra lại phải đưa vào diện củng cố. Để việc thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU được hiệu quả hơn, đồng chí Bí thư Huyện ủy đề nghị các cấp ủy của huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU gắn với Chỉ thị 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy. Coi "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên" là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong công tác xây dựng Đảng cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị tại địa phương, đơn vị.

Ban Chỉ đạo huyện tiếp tục chỉ đạo, nghiên cứu các giải pháp để củng cố, kiện toàn cơ sở Đảng yếu kém; giải quyết dứt điểm những điểm nóng, vụ việc phức tạp, những vấn đề dân sinh bức xúc. Các đồng chí lãnh đạo từ huyện tới cơ sở bố trí nhiều thời gian hơn cho công tác tiếp công dân theo quy định; đẩy mạnh công tác hòa giải, đối thoại, vận động, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu nại, tố cáo không đúng, giảm thiểu các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có tính chất chây ì, kéo dài.

Đồng thời nắm chắc diễn biến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; kịp thời báo cáo, đề xuất phương án xử lý, giải quyết các vụ việc bức xúc, không để phát sinh điểm "nóng" trên địa bàn, nhất là các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hay xẩy ra các vi phạm, tiêu cực như: Quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường.

Mặt khác, các ngành chức năng của huyện và các xã, thị trấn cần tăng cường kiểm tra, giám sát tại cơ sở nhất là đối với những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, phức tạp, những nơi có những vấn đề dân sinh, bức xúc chậm giải quyết, nơi có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, để xảy ra nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, tập trung khiếu kiện đông người. 

Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm lưu ý, cấp ủy cơ sở cần chú trọng phát hiện sớm, xử lý nhanh vấn đề phát sinh, không để kéo dài; chủ động rà soát những bất cập, khó khăn, vướng mắc để có giải pháp phòng ngừa; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của người dân.

Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Thanh Liêm giao Ban Tổ chức Huyện ủy tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai các giải pháp tích cực, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của Bí thư cấp ủy và tập thể Ban Thường vụ cấp ủy; đồng thời tham mưu tăng cường công tác luân chuyển cán bộ, kiên quyết giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở như mất đoàn kết, cán bộ năng lực yếu kém, trì trệ,.../.

Nguyễn Tuyền

Xuất phát điểm là tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020; đời sống vật chất vật tinh thần của người có công, người nghèo, dân tộc thiểu số và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Nghị quyết 15 về chính sách xã hội

Nghị quyết 15-NQ/TW một số vấn đề về chính sách xã hội

giai đoạn 2012 - 2020

Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức quán triệt và ban hành các văn bản lãnh đạo triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01-6-2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng một số vấn đề về chính sách xã hội, giai đoạn 2012-2020. Trong đó, lồng ghép việc thực hiện Nghị quyết với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo từng giai đoạn và hằng năm của ngành, địa phương trên các lĩnh vực như: Ưu đãi người có công với cách mạng; giải quyết việc làm; giảm nghèo; bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); trợ giúp xã hội; đảm bảo giáo dụcc, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông...

Trong những năm qua các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm như trợ cấp hàng tháng, điều dưỡng luân phiên hàng năm, BHYT, cấp dụng cụ chỉnh hình đối với thương binh nặng, thờ cúng liệt sỹ … Đến nay, có 4.437/4.455 hộ người có công có mức sống trung bình trở lên (đạt 99,6%).

Toàn tỉnh đã giải quyết chế độ trợ cấp hằng tháng cho 65.730 lượt người; trợ cấp một lần cho 6.153 người; hỗ trợ cải tạo và nâng cấp 16 công trình ghi công liệt sỹ, hỗ trợ nhà ở cho 1.382 người; tổ chức tìm kiếm, cất bốc 411 hài cốt liệt sỹ; lấy 252 mẫu sinh phẩm đề nghị giám định ADN và xác định được danh tính 10 liệt sỹ; huy động được 28.886 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã hỗ trợ tu bổ các công trình ghi công liệt sỹ, xây mới và sửa chữa nhà ở cho người có công, hỗ trợ cho người có công bị bệnh hiểm nghèo...

Nhiều chính sách về việc làm, bảo hiểm xã hội, xuất khẩu lao động cho người dân đã được triển khai, đã giải quyết việc làm cho 35.914 người; tư vấn cho 1.963 lượt người lao động có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và người lao động sau khi về nước tại địa phương; hiện đang có 234 lao động xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Số người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng, đảm bảo công bằng trong thụ hưởng chính sách giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

Cùng với đó, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách về đảm bảo nhà ở tối thiểu, đảm bảo nước sạch, bảo đảm thông tin truyền thông... hỗ trợ cho 2.037 hộ nghèo, 1.156 hộ người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở; công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn được đầu tư tu sửa, nâng cấp, đến cuối năm 2020, có 90% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 85% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Mạng lưới bưu chính, chuyển bưu chính phát triển rộng khắp, đảm ảo phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trên địa bàn tỉnh trong những năm qua còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững, vẫn còn phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo mới và hộ tái nghèo. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; việc thực hiện chính sách bố trí đất ở, đất sản xuất cho người dân, nhất đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn. Một số hủ tục, phong tục không còn phù hợp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được xóa bỏ triệt để...

Xác định công tác chính sách xã hội chăm lo cho người dân là nhiệm vụ chiến lược, là trách nhiệm thường xuyên. Do đó, tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội hiện hành. Nhất chế độ chính sách đối với người có công; chăm lo đời sống cho người có công cả về vật chất và tinh thần; chỉnh trang các công trình ghi công liệt sỹ. Đảm bảo các đối tượng yếu thế (người khuyết tật nặng, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người cao tuổi, sống cô đơn không có nguồn nuôi dưỡng...) được hưởng trợ cấp xã hội. Theo dõi sát tình hình thiếu đói giáp hạt, thiệt hại do thiên tai kịp thời các hoạt động cứu trợ và đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trợ giúp xã hội. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo; tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động khi thất nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách xã hội./.

                                                                                          Lê Hằng