Nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp ví dụ

Từ đa nghĩa (cách gọi khác từ nhiều nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Hiện tượng từ đa nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Ví dụ như từ đi trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa, nó vừa có nghĩa gốc là chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy) vừa có nghĩa chuyển là chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối). Còn trong tiếng Anh từ issue có nghĩa là vấn đề tranh cãi, nhưng đấy không phải là nghĩa duy nhất, nó còn nghĩa khác là tạp chí được xuất bản định kỳ. Từ đa nghĩa khác từ đồng âm ở chỗ các từ đa nghĩa thường có một nét nghĩa chung hay nói cách khác chúng có cùng một nguồn gốc, sau đó mới chia tách ra như hiện tại. Từ đa nghĩa là một trong các nguyên nhân gây nhập nhằng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Để xác định chính xác nghĩa của một từ đa nghĩa phải thực hiện phân tích ngữ cảnh.

Nguyên nhân tồn tại của từ đa nghĩa là do số lượng từ vựng của một ngôn ngữ có hạn, trong khi số lượng khái niệm của thế giới thực là vô số. Hơn nữa, một số khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù không trùng khít. Hiện tượng từ đa nghĩa tồn tại cả ở lớp từ định danh (thực từ) và lớp từ công cụ (hư từ), mặc dù hư từ (như các từ: do, bởi, vì, mà,…) là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa phái sinh cho nó, điều này cho thấy tính chất hết sức mềm dẻo của ngôn ngữ.

Từ đa nghĩa làm tăng thời gian cần để hiểu chính xác nội dung của văn bản hoặc lời nói, trong một số trường hợp có thể gây hiểu lầm, điều này đặc biệt hay xảy ra đối với người học ngoại ngữ. Từ sự đa nghĩa ở cấp độ từ vựng có thể gây ra hiện tượng đa nghĩa ở cấp độ cao hơn là câu hoặc thậm chí trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ trong câu sau, vẫn với từ đa nghĩa "đi":

Anh ấy đi rồi.

Nếu chỉ duy nhất câu này người đọc không rõ nghĩa chính xác của câu, nó có thể chỉ một người vừa đi đâu đó trước khi người kia đến hoặc một cách nói tránh rằng ai đó vừa chết, vậy đây là câu đa nghĩa. Trên thực tế, người bản ngữ xử lý rất tốt hiện tượng nhập nhằng do từ đa nghĩa gây ra căn cứ trên thông tin ngữ cảnh cung cấp.

Trong cách phân chia này người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Khái niệm nghĩa gốc là nghĩa có trước, còn nghĩa chuyển là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc. Từ "đi" như ở trên là một ví dụ. Nhưng nếu xét về tính ứng dụng, không phải lúc nào nghĩa gốc cũng là nghĩa phổ biến nhất,nếu có thì xem các nghĩa của tính từ "bạc" sau đây:

  1. Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn: Mệnh bạc,đời

Tiêu chí của cách phân chia này là xem nghĩa của từ đã thực sự mang tính ổn định, thống nhất chưa, hay chỉ đúng trong một số tình huống nào đó mà thôi. Nói một cách chính xác thì một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và được nhận thức một cách ổn định, như nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Nghĩa không thường trực của từ còn gọi là nghĩa ngữ cảnh, nghĩa này rất hay gặp trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp,truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ[1]. Ví dụ xét câu sau trong lời bài hát "Áo trắng em đến trường":

Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng. Từng làn gió vờn tóc em, kỷ niệm buồn vui ngập tràn.

"Áo trắng" trong câu này chỉ đến nữ sinh, và nó chỉ mang nghĩa đúng trong một số trường hợp mà thôi như vậy ta nói nghĩa của từ áo trắng là nữ sinh là nghĩa không thường trực. Một từ trước khi có thêm một nghĩa mới nào đó có tính chất ổn định thì nghĩa ấy phải trải qua một giai đoạn mang nghĩa không thường trực, theo thời gian nghĩa không thường trực có thể trở thành nghĩa thường trực, điều đó có thành sự thực hay không phụ thuộc vào quyết định của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó.

Nghĩa tự do và nghĩa hạn chế

Lớp từ vựng phổ thông là lớp từ có tần số sử dụng lớn nhất (còn gọi là nhóm từ vựng tích cực), đó là những từ thường liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày, như các từ "ngủ", "ngon", "ăn" v.v. Nhiều từ trong chúng có số lượng nghĩa lớn, cụ thể từ "ăn" có đến 12 nghĩa, từ "mũi" có 8 nghĩa[2], sở dĩ có hiện tượng này là vì khi được sử dụng nhiều lần và vào nhiều hoàn cảnh khác nhau khả năng biến đổi nghĩa của từ cũng tăng lên.

Lớp từ vựng chuyên ngành

Lớp từ vựng chuyên ngành là lớp từ vựng thuộc các lĩnh vực khoa học mà bất kỳ chuyên ngành nào cũng có. Nó ít có khả năng trở thành đa nghĩa vì sự hạn chế về tần suất sử dụng (còn gọi là nhóm từ vựng tiêu cực) nhất là các chuyên ngành hẹp và sâu, hơn nữa do yêu cầu về tính học thuật, các từ vựng chuyên ngành thường đơn nghĩa.

Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính,... giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên[3]. Ví dụ như từ "lá" được dùng theo nghĩa gốc là chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, đa phần có dáng mỏng. Từ nghĩa gốc đó lá đã mở rộng nghĩa của nó trong các từ ghép như lá gan, lá đơn, lá cờ. Sự chuyển nghĩa ở trên có lý do tương đồng, như lá cờ là vật làm bằng vải, có bề mặt mỏng như lá cây.

Phương pháp hoán dụ

Hoán dụ là phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy[4]. Ví dụ như từ "Nhà Trắng" thường được dùng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm bởi vì đó là nơi làm việc chính của tổng thống Hoa Kỳ và ngôi nhà được sơn màu trắng, như vậy là đã có hiện tượng chuyển tên gọi màu sơn của ngôi nhà sang một khái niệm khác nó, đây là phương thức hoán dụ giữa bộ phận và toàn thể.

Cách thức phân biệt

Ẩn dụ và hoán dụ hay bị lầm lẫn, nhưng thực tế hai khái niệm cách nhau khá xa. Ẩn dụ dựa trên đặc điểm chung giữa hai khái niệm nghĩa là nội hàm hai khái niệm đó tương đối gần nhau, trong khi hoán dụ lại là phương thức đánh tráo khái niệm do vậy thường có nội hàm cách nhau xa như Nhà Trắng và Chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ về nghĩa đen là khác xa nhau.

  1. ^ Phân tích nghĩa của từ
  2. ^ Từ vựng và ngữ nghĩa[liên kết hỏng], So sánh ẩn dụ trong thông điệp quảng cáo Lưu trữ 2009-12-29 tại Wayback Machine
  3. ^ Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê)
  4. ^ Cơ cấu nghĩa của từ
  • Từ đồng nghĩa
  • Kết hợp các nguồn tri thức khác nhau để xử lý nhập nhằng ngữ nghĩa Lưu trữ 2009-02-05 tại Wayback Machine
  • Ngụ ngôn
  • Nhập nhằng
  • Hoán dụ
  • Từ đồng nghĩa
  • Từ đồng âm

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Từ_đa_nghĩa&oldid=68603554”

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Các từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp ví dụ

Từ nhiều nghĩa là gì?

Hiểu một cách đơn giản, từ nhiều nghĩa (hay từ đa nghĩa) là những từ có một nghĩa đen và một hoặc một số nghĩa bóng.

+ Nghĩa đen: Là nghĩa gốc của từ. Đây là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc và dễ hiểu. nghĩa đen hiếm khi phụ thuộc vào ngữ cảnh.

+ Nghĩa bóng: Là nghĩa được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu chính xác nghĩa bóng của từ cần chú ý vào ngữ cảnh.

Ví dụ:

+ “Đi”: Ngoài chỉ sự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng bước chân, từ “đi” cũng có nghĩa là chết.

+ “Nhạt”: Chỉ độ mặn thấp hơn so với khẩu vị bình thường của đồ ăn hoặc thức uống, hoặc chỉ độ đậm của màu sắc, hoặc chỉ sự ít gây hứng thú, hấp dẫn của một trò chơi hay câu chuyện nào đó.

+ “Bạc”: Từ “bạc” mang nghĩa mỏng manh, ít ỏi, ngoài ra còn chỉ sự sơ sài hoặc không giữ được tình nghĩa trọn vẹn.

+ “Nhà”: Ngoài chỉ chỗ ở cùng với gia đình, “nhà” còn dùng để chỉ vợ hoặc chồng của mình khi nói chuyện với người khác.

Một số cách phân loại từ nhiều nghĩa

Có nhiều cách để phân loại từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt, dưới đây là 2 cách phổ biến nhất:

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển (Nghĩa đen và nghĩa bóng)

– Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên, nghĩa có trước của từ, còn nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên nghĩa gốc.

Ví dụ:

+ “Ngọt”: Nghĩa gốc chỉ đồ ăn hoặc thức uống có vị như đường, mật. Nghĩa chuyển chỉ lời nói, âm thanh êm tai, dễ nghe.

+ “Miệng”: Nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể dùng để ăn và nói. Nghĩa chuyển chỉ phần trên cùng, ngoài cùng, thông với bên ngoài của vật có chiều sâu (miệng hang, miệng bát,…).

+ “Vàng”: Nghĩa gốc chỉ một kim loại quý. Nghĩa chuyển chỉ cái vô cùng đáng quý và được ví như vàng (tấm lòng vàng).

+ “Xuân”: Nghĩa gốc chỉ mùa xuân – một mùa trong năm. Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ, tràn đầy sức sống (tuổi xuân).

Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực

– Hiểu một cách đơn giản, nghĩa thường trực là nghĩa vốn có của từ, còn nghĩa không thường trực là nghĩa chỉ xuất hiện trong những trong những trường hợp nhất định. Nghĩa không thường trực thường gặp trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ.

Ví dụ:

+ Khi nói đến “áo trắng”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một cái áo trắng sạch, thơm tho. Tuy nhiên, khi được sử dụng trong câu “Áo trắng em đến trường”, từ “áo trắng” lại chỉ các nữ sinh. nghĩa “nữ sinh” của từ “áo trắng” là nghĩa không thường trực.

+ Như chúng ta biết, khi nhắc đến “miệng” là nhắc đến một bộ phận trên cơ thể dùng để ăn và nói. Thế nhưng, trong câu nói “Nhà em có 4 miệng ăn” thì từ “miệng” lại chỉ người, ý cả câu là “Nhà em có 4 người”, nghĩa này chính là nghĩa không thường trực của từ “miệng”.

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt

Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa
+ Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hoàn toàn về nghĩa. Các nghĩa của chúng đều là nghĩa gốc.

Ví dụ: “Hòn đá” và “đá bóng”. “Đá” trong “hòn đá” chỉ chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, còn “đá” trong “đá bóng” chỉ hành động đưa chân hất mạnh vào một đối tượng nào đó nhằm làm cho đối tượng đó bị tổn thương hoặc văng ra xa.

+ Là những từ có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển, giữa chúng có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: Nghĩa của từ “đá” trong “đá bóng” đã giải thích ở bên là nghĩa gốc. Còn nghĩa của từ “đá” trong câu “Mình bị người yêu đá rồi” thì là nghĩa chuyển, chỉ việc cắt đứt quan hệ yêu đương.

+ Từ đồng âm không thể được thay thế bằng một từ khác.

Ví dụ, xét 2 trường hợp sau:

Cô ấy được chín (1) điểm.

Cơm chín (2) rồi.

–> Ta không thể thay thế “chín” (1) cho “chín” (2) vì nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. “Chín” (1) chỉ một con số trong dãy số tự nhiên, còn “chín” (2) chỉ việc được nấu nướng kỹ đến mức ăn được.

+ Trong nghĩa chuyển, từ nhiều nghĩa có thể được thay thế bằng một từ khác.

Ví dụ, xét trường hợp sau: Suy nghĩ chín chắn.

–> Từ “chín” trên có nghĩa kỹ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh, thế nên từ “chín chắn” trong câu có thể thay bằng “kỹ càng” thành “suy nghĩ kỹ càng”.

Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Ngữ pháp tiếng Việt

We on social : Facebook