Nguyễn kháng chiến là ai

Theo ghi nhận, cả 2 sân golf này đều thuộc về “ông trùm” sân golf Nguyễn Kháng Chiến - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam [PPCAT].

Vĩnh Phúc “bội thực” sân golf?

Nói bội thực có lẽ không sai, vì theo Tờ trình số 1306/TTr-SXD ngày 13/5/2015 của Sở Xây dựng Vĩnh Phúc, dự kiến trên địa bàn tỉnh có 9 sân golf. Trong khi tỉnh Vĩnh Phúc có 2 thành phố trực thuộc và 7 huyện. Có nghĩa là, mỗi đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến sẽ có một sân golf. 

Đó là còn chưa kể tới những sân golf mà Vĩnh Phúc đang “muốn” trình bổ sung để được thực hiện.

Theo đó, Tờ trình số 1306/TTr-SXD, ngày 13/5/2015 của sở Xây dựng Vĩnh Phúc về việc dự kiến quy hoạch các sân golf tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2050, bổ sung vào quy hoạch sân golf Việt Nam, thì số sân golf dự kiến theo từng huyện, thị được quy hoạch cụ thể như sau:

Tại khu vực Thị xã Phúc Yên [nay là TP Phúc Yên] có 3 sân golf, bao gồm: Sân golf Lập Đinh quy mô 18 lỗ nằm trong phạm vi dự án Khu sinh thái Âu Cơ, quy mô 464,7ha, do Công ty TNHH Minh Giang làm chủ đầu tư.

Sân golf Bắc Đại Lải quy mô 18 lỗ, nằm trong phạm vi đề xuất mở rộng dựa án Du lịch sinh thái Đại Lải quy mô nghiên cứu khoảng 3.600ha.

Sân golf Đồng Trầm [Bắc Đại Lải], có quy mô 54 lỗ, diện tích đất khoảng 299ha.

Tại khu vực Bình Xuyên có 2 sân, gồm Sân golf Gia Khau và sân golf Tân Sơn. Trong đó, Sân golf Tân Sơn quy mô 18 lỗ, diện tích khoảng 92ha, trong đó có đến 70ha là đất rừng.

Sân golf Gia Khau có quy mô 36 lỗ, tổng diện tích khoảng 165ha, chủ đầu tư là Công ty CP Khai thác VLXD An Thịnh. Ngày 4/9/2019, Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc có văn bản số 2288 gửi các Bộ lấy ý kiến thẩm định về sân golf này trước khi trình Thủ tướng Chính Phủ.

Khu vực huyện Tam Đảo có 4 sân golf. Gồm sân golf Bàn Long, quy mô 36 lỗ, diện tích khoảng 158ha. Ngày 5/9/2019, Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc có văn bản số 2308 gửi các bộ lấy ý kiến thẩm định trước khi trình Thủ tướng bổ sung vào quy hoạch sân golf Việt Nam.

3 sân khác là sân golf Đồng Nhập quy mô 36 lỗ, diện tích khoảng 191,4ha, sân golf Đồng Mỏ quy mô 18 lỗ, diện tích khoảng 108,5ha, sân golf Bến Thắm quy mô 18 lỗ, tổng diện tích khoảng 70,3ha.

Khu vực huyện Lập Thạch có sân golf Vân Trục, quy mô 54 lỗ, tổng diện tích khoảng 243ha.

Khu vực huyện Sông Lô có sân golf Bò Lạc có quy mô 36 lỗ, tổng diện tích khoảng137,9ha.

Trước đó, ngày 11/7/2011, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc có văn bản số 1179 gửi Bộ KH&ĐT đề nghị bổ sung 2 sân golf Bắc Đại Lải và sân Golf Hồ Vân Trục vào quy hoạch Phát triển sân golf Việt Nam đến năm 2020, nhưng không được chấp thuận.

“Cú ăn đôi” của Đại gia sân golf Nguyễn Kháng Chiến 

Theo ghi nhận, ngày 25/5/2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Tờ trình số 25/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&ĐT. Với nội dung về bổ sung quy hoạch 2 sân golf Gia Khau tại huyện Bình Xuyên và Bàn Long, huyện Tam Đảo vào quy hoạch sân golf Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020.

Trong đó, Sân golf Gia Khau do Công ty CP Khai thác vật liệu xây dựng An Thịnh đề xuất đầu tư. Sân golf Ban Long do Công ty CP Công nghiệp Môi trường Việt Nam đề xuất đầu tư.

Ngày 11/8/2015, tỉnh Vĩnh Phúc có buổi làm việc với đoàn công tác liên đoàn ngành về việc bổ sung 2 dự án sân golf này. Theo đó, đoàn công tác yêu cầu làm rõ nhiều nội dung thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh trong bộ hồ sơ “kép” 2 sân golf này. Hồ sơ không được Thủ tướng bổ sung vào quy hoạch.

3 năm sau, tháng 6/2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục có Tờ trình số 42/TTr-UBND gửi Bộ KH&ĐT, đề nghị bổ sung quy hoạch 2 sân golf Gia Khau, huyện Bình Xuyên và Bàn Long, huyện Tam Đảo và quy hoạch sân golf Việt Nam giai đoạn 2015-2020. [Lý do vì theo văn bản ủy quyền số 207/TTg-NN của Thủ tướng, từ ngày 7/2/2018, việc phê duyệt bổ sung sân golf do Bộ KH&ĐT xem xét quyết định].

Đến tháng 12/2018, Bộ KH&ĐT có 2 Văn bản số 9263/BKHĐT-KTDV, 9264/BKHĐT-KTDV, phúc đáp tờ trình số 42/TTr-UBND của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, Bộ KH&ĐT đồng ý bổ sung 2 sân golf Gia khau và sân golf Bàn Long vào Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.

Có thể nhận thấy, trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư, Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam nhận được khá nhiều “ưu ái” từ phía UBND tỉnh đối với 2 dự án này.

Cụ thể, cả 2 dự án này đều không nằm trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh 2011 - 2020, cũng như không có trong kế hoạch sử dụng đất 2015. Nhưng sau đó cả 2 dự án này đã được tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020.

Hay ngày 11/8/2015, tại biên bản làm việc của đoàn công tác liên ngành với tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Quang Đạo - đại diện Viện Chiến lược phát triển - đã đề nghị: “Đây là hai dự án sân golf khác nhau, vì vậy nên tách hồ sơ thành 2 dự án riêng đề nghị bổ sung”. Tuy nhiên sau đó, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn trình “đúp” 2 dự án trong cùng một tờ trình khi gửi Bộ KH&ĐT…

Ấn tượng hơn cả là về hồ sơ tài chính của 2 doanh nghiệp này trình các Bộ thẩm định dự án. Sân golf Gia Khau do Công ty CP Khai thác vật liệu xây dựng An Thịnh đề xuất thực hiện có tổng mức đầu tư khoảng 828,82 tỷ đồng. Nhưng vốn điều lệ của Công ty CP Khai thác vật liệu xây dựng An Thịnh chỉ là 120 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này năm 2017 là hơn 542,2 triệu đồng, năm 2018 là hơn 915,5 triệu đồng.

Và sân golf Ban Long do Công ty CP Công Nghiệp Môi Trường Việt Nam đề xuất đầu tư khoảng 665 tỷ đồng. Hồ sơ năng lực tài chính lại là Báo cáo tài chính 02 năm 2017 và 2018 của Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam.

Lý do được giải thích, đây là Công ty có vốn chi phối của Công ty CP Môi trường Công Nghiệp Việt Nam.

Vậy ý kiến của các Bộ về việc cấp chủ trương đầu tư cho 2 dự án sân golf này là gì? Tiềm lực thực của 2 doanh nghiệp đề xuất đầu tư ra sao? PV sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, vừa ký báo cáo Số 77/BC-UBND, trả lời kiến nghị của cử tri huyện Thăng Bình về việc triển khai dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế An Thịnh – PPC, do Công ty Cổ phần Quốc tế Nam Hội An làm chủ đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, khu nghỉ dưỡng quốc tế An Thịnh - PPC được tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 3/2017, địa điểm thực hiện tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình. Dự án có diện tích khoảng 199ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 4.300 tỷ đồng.

Dự án được chia làm 3 giai đoạn đầu tư. Cụ thể, giai đoạn 1 từ quý IV/2017 đến quý I/2019, hoàn thành và đưa vào sử dụng các hạng mục khu dịch vụ vui chơi giải trí, khu phức hợp khách sạn văn phòng cao tầng và khớp nối hạ tầng kỹ thuật - giao thông, cây xanh công viên.

Giai đoạn 2 từ quý II/2020 hoàn thiện khớp nối hạ tầng với giai đoạn 1 và hoàn thành các hạng mục khu biệt thự nghỉ dưỡng, công viên cây xanh khu dịch vụ vui chơi giải trí và khớp nối hạ tầng kỹ thuật-giao thông, cây xanh công viên.

Giai đoạn 3 từ quý IV/2021 hoàn thiện khớp nối hạ tầng với giai đoạn 1,2 và hoàn thành các hạng mục còn lại.

Sau khi được cấp chủ trương đầu tư, Công ty Cổ phần Quốc tế Nam Hội An đã phối hợp với Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai và UBND huyện Thăng Bình công bố 12 quy hoạch chi tiết, tiến hành bàn giao mốc ranh giới vùng quy hoạch, lắp đặt biển báo quy hoạch chi tiết dự án trên địa bàn xã Bình Minh.

Đồng thời, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017, diện tích 75ha tại Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 18/8/2017. Toàn bộ diện tích dự án đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2018 và đã phê duyệt.

Để tăng cường công tác quản lý hiện trạng, đất đai, đồng thời tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng tiến độ, tỉnh bàn giao 22,76ha cho Công ty Cổ phần Quốc tế Nam Hội An để thực hiện quản lý hiện trạng trong khi chờ thực hiện các thủ tục đất đai.

Chủ đầu tư đã làm việc với UBND huyện Thăng Bình và Trung tâm phát triển quỹ đất Thăng Bình về phương án thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, hợp đồng với Binh đoàn Lũng Lô rà phá bom mìn, tiếp tục đàm phán với nhà tư vấn để thiết kế và đầu tư dự án.

Tuy nhiên, đến nay Công ty Cổ phần Quốc tế Nam Hội An không tiếp tục thực hiện các thủ tục triển khai thực hiện dự án theo quyết định chủ trương đầu tư đã cấp.

Lãnh đạo tỉnh cũng cho biết trong quá trình triển khai, dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, trong phạm vi của dự án có khoảng 21,7ha được quy hoạch rừng phòng hộ, trong đó có 13,98ha hiện trạng rừng trồng và 7,72ha đất trống cần phải điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thực hiện việc trồng rừng thay thế.

Bên cạnh đó, dự án gặp vướng mắc khi triển khai thu hồi đất theo quy định tại Điều 62, Luật Đất đai năm 2013 [khu vực nằm ngoài ranh giới khu kinh tế mở Chu Lai]. Trường hợp của dự án thuộc thỏa thuận với người dân theo quy định tại Điều 73, Luật Đất đai năm 2013.

Thế nhưng, hiện doanh nghiệp vẫn chưa thỏa thuận được với người dân để giải phóng mặt bằng.

Từ những lý do trên, Chủ tịch tỉnh thông tin hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện các trình tự và hồ sơ để chấm dứt hoạt động dự án theo quy định của Điều 48 Luật Đầu tư và đề xuất UBND tỉnh thu hồi các hồ sơ có liên quan theo đúng quy định.

“Ông trùm” sân golf Nguyễn Kháng Chiến là ai?

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Quốc tế Nam Hội An được thành lập tháng 4/2016, do ông Nguyễn Kháng Chiến [sinh năm 1964, quê Vĩnh Phúc] làm đại diện pháp luật.

Vị doanh nhân này còn đứng tên hàng loạt công ty đang hoạt động trong lĩnh vực sân golf và khu công nghiệp.

Cụ thể, về khu công nghiệp, có: KCN Đông Quế Sơn quy mô trên 211ha tại Quảng Nam, hiện đang do Công ty TNHH An Thịnh Quảng Nam có vốn điều lệ 100 tỷ đồng quản lý; KCN Bình Xuyên 287ha và khu công nghiệp Yên Quang trên 200ha cũng tại Vĩnh Phúc do Công ty Cổ phần An Việt Hòa Bình quản lý; KCN Nhân Hòa 78ha ở Bắc Ninh, KCN Lương Sơn ở Hòa Bình…

Về sân golf có: sân golf Phúc Tiến Hòa Bình [196ha, tổng vốn 1.100 tỷ đồng; sân golf Gia Khau 275ha [huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc]; sân golf Bảo Ninh, Hải Ninh 200ha [TP. Đồng Hới, Quảng Bình]; sân golf Bàn Long 100ha [huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc]…

Tổ hợp căn hộ, khách sạn Ánh Dương - Soleil của PPC An Thịnh

Ngoài ra, ông Nguyễn Kháng Chiến cũng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam [PPCAT] và Công ty Cổ phần bất động sản Điện lực miền Trung [HoSE: LEC].

Vào năm 2016, PPCAT gây xôn xao thị trường bất động sản khi thâu tóm xong dự án bất động sản lớn nhất nhì Đà Nẵng, đồng thời tuyên bố kế hoạch rót 10.000 tỷ đồng để xây dựng tổ hợp căn hộ, khách sạn Ánh Dương - Soleil.

Để thực hiện dự án này, PPCAT đã lập ra Công ty Cổ phần PPC An Thịnh Đà Nẵng với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, cũng do ông Nguyễn Kháng Chiến làm chủ tịch HĐQT.

Sự xuất hiện đình đám của dự án Ánh Dương - Soleil Đà Nẵng vào thời điểm đó khiến giới kinh doanh bất động sản bất ngờ, thậm chí còn săn tìm cái tên Nguyễn Kháng Chiến là ai.

Tuy nhiên, hơn 20 năm trước, doanh nhân Nguyễn Kháng Chiến được biết đến là một trong những người “tiên phong” trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị... với những bước đi đầu tiên tại tỉnh Vĩnh Phúc, dưới cái tên Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh [tiền thân của PPCAT].

Khởi đầu là khu công nghiệp, rồi các dự án sân golf, dự án căn hộ khách sạn Ánh Dương - Soleil, đến năm 2017, ông Chiến chuyển sang Quảng Nam làm khu nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế An Thịnh - PPC như trên. Thế nhưng, kế hoạch tham vọng làm dự án nghỉ dưỡng của ông không thành khi Quảng Nam chấm dứt hoạt động dự án.

>>> Xem thêm: Liên danh Taseco ‘ăn chắc’ dự án khu đô thị nghìn tỷ tại TP. Thanh Hóa

Video liên quan

Chủ Đề